21.
Sau khi kết thúc việc học, tôi đi du lịch vòng quanh thế giới rồi cùng Tòng Ý về nước. Công ty năm đó bị bán đi, bây giờ chúng tôi lại bắt đầu lần nữa. Mỗi ngày bận rộn nhưng phong phú.
Mãi đến một ngày, tôi xem thấy một video trên mạng, người cha tàn tật bị con trai đang học cấp 3 hành hung, đứa con trách ông ấy hủy hoại cuộc sống của mình.
Lúc đầu tôi chỉ thấy sốc, cảnh tượng Bùi Dã vung roi về phía tôi hiện lên trong đầu. Tim tôi không khỏi co thắt đau đớn.
Đến cuối video, tôi nhìn rõ mặt người đàn ông bị đánh. Đúng là châm biếm, hóa ra là quả báo.
Chính anh ta gieo mầm ác, anh ta dung túng cho con trai xem thường, chửi bới người mẹ tôi đây. Không lẽ người làm cha như anh ta có thể làm người khôn ngoan tự giữ được thân?
22.
Năm đó tôi từng về trường cũ trước khi đi du học.
Năm xưa, cô Tống dạy Văn đã cố gắng ngăn cản tôi, thậm chí còn khẳng khái hỏi tôi có phải vì vấn đề kinh tế không, cô sẽ hỗ trợ tôi hết mức có thể.
Thời đi học, điểm số tôi tương đối bình thường nhưng Văn thì rất tốt. Thật ra điểm số tôi không phải lúc nào cũng trung bình. Ban đầu tôi ở top 5 của lớp, đến khi mẹ có chuyện gì cũng tìm tôi, ngày nào cũng có việc này việc kia, thành tích tôi tuột xuống.
Mẹ nói tôi không có thiên phú học hành, đừng miễn cưỡng. Thế mà tôi dần dần tin vào điều đó. Khi thật sự bước ra bước đầu tiên đó, tôi đã thật sự buông xuống ý định học hành.
Tôi mua bó hoa về thăm cô Tống. Chúng tôi cùng ăn trưa, trò chuyện việc nhà.
Ăn xong đi tản bộ, cô bỗng nắm tay tôi, ánh mắt đầy vẻ quan tâm lo lắng: “Con bé này, mấy năm qua vất vả rồi!”
Hốc mắt đau nhức, tôi quay đi lau nước mắt.
Lúc đưa cô về trường, cô bảo tôi đứng dưới lầu chờ. Lát sau cô mang xuống tặng tôi cây bút máy. Cô nói dù đã nhiều năm trôi qua, cô vẫn nhớ những bài văn tôi viết rất có hồn.
Tôi từng được tặng một cây bút khi đoạt giải trong cuộc thi viết bài. Tôi rất thích nó, ngày nào cũng mang theo bên mình, lau chùi, giữ gìn cẩn thận. Nhưng sau này nó vẫn hỏng mất, ngay trước khi tôi bỏ học.
Lúc đó cô thấy vậy nên luôn muốn tặng tôi cây bút mới. Mãi đến hôm nay mới có thể giao đến tay tôi.
Khi quay về, tôi mở hộp bút đẹp đẽ kia ra, trong đó có một câu.
[Quá khứ không thể vãn hồi, tương lai vẫn có thể theo đuổi. Đời người không khi nào là quá muộn.]
Đúng!
Không khi nào là quá muộn.
Tôi dùng cây viết máy kia, viết lại câu chuyện đầu tiên của mình.
Tôi muốn dùng lời văn, dùng những câu chuyện để kể với những cô gái giống như tôi. Bạn phải yêu bản thân mình trước mới có thừa lực yêu người khác.
23.
Phải nhiều năm sau tôi mới nghe được tin tức của mẹ tôi.
Trần Nhụy lại chen chân vào gia đình người khác, đụng trúng người không dễ chọc nên bị đánh vỡ đầu chảy máu rồi biến mất.
Lúc cuộc sống khó khăn, có tôi gánh vác những vất vả, tất nhiên hai người họ là “mẫu từ tử hiếu”, hiện giờ bị đánh cho hiện nguyên hình, mất đi túi máu là tôi đây, hai người bắt đầu oán hận chỉ trích đối phương. Trần Nhụy không có trách nhiệm, cắt đứt liên lạc, không màng sống c.h.ế.t của bà.
Mẹ tôi già yếu bị bỏ rơi, lại lâm bệnh, lưu lạc đầu đường xó chợ, được đưa đến viện dưỡng lão.
Nhân viên không liên lạc được với Trần Nhụy nên gọi điện thoại cho tôi. Họ nói bà muốn gặp tôi, tôi từ chối. Nhưng không muốn tạo thêm gánh nặng cho xã hội nên tôi chi trả tiền viện dưỡng lão hàng tháng, nhưng tôi không muốn gặp bà.
Cứ thế kéo dài đến khi viện dưỡng lão báo cho tôi, bà bắt đầu tuyệt thực. Tôi chỉ đáp: “Tùy bà ấy, tóm lại tôi chỉ làm được đến thế. Bà ấy ở đó, tôi chi trả chi phí hàng tháng, bà ấy c.h.ế.t, tôi đưa đi hỏa táng.”
Bà gắng thêm mấy ngày, cuối cùng trút hơi thở cuối vào một đêm khuya.
Tôi nhờ người hỏa táng rồi đưa tro cốt về quê an táng. Cùng chôn ở đó còn có nửa đời trước của tôi. Tất cả những oán hận, đau khổ đều chôn vùi vào lúc này.
Tôi chỉ mong nếu có kiếp sau, chúng tôi đừng quen biết.
Trên đường về, ánh chiều ngập trời, gió nhè nhẹ lướt qua mặt tôi, giống như tôi đang đứng trước gương sờ mặt mình, kiên cường tự nhủ, không sao cả, tôi có thể trân trọng bản thân, tôi có thể yêu chính mình, cuộc đời tôi phải sống vì chính mình.
Trong cốp xe còn để quyển sách mới xuất bản của tôi chờ tôi ký.
Cuối cùng tôi đã nhặt lên những gì mà tôi 15 tuổi đã đánh mất.
—Hết—