Trùng Tang Nhà Phú Thương

Chương 25: Đón dâu



Kiệu hoa đã chuẩn bị xong, nhưng chỉ có một chiếc. Và chiếc này dùng để đón Vân Xuyên. Chiếc xe dùng đón cô dâu Miên Lam chính là chiếc xe ngựa.

Bà mai Ngọc Hoa cười hớn hở chạy ra, tay phe phẩy chiếc khăn rồi hối thúc:

– Nào..nào..tới giờ sang đón dâu rồi, chúng ta mau đi thôi kẻo trễ giờ lành.

Thế nhưng, dù chiếc kiệu hoa được bốn thanh niên trai tráng khoẻ mạnh kiêng lên nhưng lạ thay họ không tài nào nhấc kiệu lên nổi. Tựa như bên trong kiệu cả núi đá nhét chặt.

Song song phía bên kia chính là chiếc xe ngựa phủ đầy những bông hoa cúc trắng dùng để đón Miên Lam. Con ngựa cũng không chịu kéo xe đi, chỉ đứng im như tượng gỗ hai mắt mở trợn tròn.

Người phu mã vung sợi roi quất mạnh vào mông ngựa, miệng liền hồi quát;” Đi..đi..” nhưng con ngựa vẫn đứng lặng thinh một chỗ, chỉ có phần cổ hơi rướn lên, đôi mắt mở thao láo.

Người phu mã lần nữa vung roi lên, quất xuống mông” Tét..tét…” nhưng lần này con ngựa không chịu đứng yên một chỗ nữa, hai chân trước bổ lên, hí vang cả một vùng trời. Người phu mã thấy vậy, quát:

– Ơ hay! Hôm nay mày bị sao vậy Kị Mã?

Ông ấy vung cây roi lần 3 quất vào lưng ngựa, song lần này thật không may cho ông ấy, con kị mã thân thuộc được ông ấy nuôi từ nhỏ đến lớn đã nhón một chân lên, đạp mạnh về phía sau, trong lúc mất thăng bằng cơ thể người phu mã bị bật ngửa ra sau.

Ông ấy nhăn mặt.” trời ơi, hôm nay nó bị gì thế!”

Lão quản gia thấy tình hình không ổn, bèn chạy vào nhà thưa bẩm:

– Bẩm ông chủ, xe ngựa đón dâu và cả chiếc kiệu hoa đều không nhấc lên được. Tôi nghĩ hay là chúng ta đổi chiếc xe ngựa sang thêm chiếc kiệu hoa nữa. Dù sao hai cô ấy đều được gả vào nhà họ Ngô, tuy cậu cả mất rồi nhưng cậu ấy cũng là con trai của ông bà.

Bà Nhã không hài lòng với câu nói của lão quản gia, lời ông ấy vừa dứt bà đã tỏ rõ thái độ trách móc.

– À! Ý của ông quản gia muốn nói chúng tôi thiên vị với hai đứa con dâu sắp đón về có phải không?

Lão quản gia cúi đầu, đáp:

– Thưa không! Tôi không có ý đó. Chỉ là..là…

Ông nói còn chưa hết câu đã bị ông Hoành cản lời:

– Nó không đi thì đánh cho nó phải đi. Đánh mà vẫn không đi thì đem nó đi nấu cao được rồi.

Đột nhiên chân nhang trong bát hương trên bàn thờ cậu Quân Hoà bỗng dưng bùng cháy dữ dội, chẳng mấy chốc cháy lụi xuống lớp tro tàn, không còn lại gì.

Vợ chồng ông Hoành nhìn sang sợ hãi, bà Nhã lắp bắp run rẩy nói:

– Mình à, có lẽ nào thằng Hào nhà mình nó đang quở trách chúng ta không dùng kiệu rước vợ nó về nhà không?

Ông Hoành bấy giờ cũng sợ toát mồ hôi hột. Rút chiếc khăn tay ra lau mồ hôi, phẩy phẩy tay nói với lão quản gia:

– Thôi được, đổi chiếc xe ngựa sang chiếc kiệu đi. Nhưng mà này, vì con trai cả của ta đã mất nên bắt buộc những thứ trang trí kiệu phải dùng một màu trắng. Lần này nếu còn không được nữa thì bảo cô dâu tự đi bộ sang đây. Hừm!

Nói xong ông tức giận bỏ ra ngoài, nhìn đám gia nhân đang trải chiếu dưới đất bèn quát mắng:

– Chúng bây làm nhanh nhanh cái tay lên, một lát nữa khách khứa tới bây giờ.

Chiếc xe ngựa sau đó được thay thế bằng một chiếc kiệu phủ đầy hoa và vải lụa trắng kết thành chùm bông, không chỉ chiếc kiệu, mà ngay cả đoàn rước dâu cũng đều khoác lên người bộ đồ tang trắng toát.

Đoạn, tới cổng nhà họ Thái thì bà mai giơ tay, miệng hô to rõng rạc:

– Dừng kiệu!

Quân Ninh bước xuống, nhìn vào trong nhà đàng gái có chút không vui, bởi trong tim cậu vẫn luôn nhung nhớ bóng hình người con gái đó, người con gái cậu chỉ bắt gặp có đôi lần nhưng đã yêu cô tha thiết từ cái nhìn đầu tiên.

Tiếng bà mai hối thúc, kéo Quân Ninh về thực tại:

– Cậu chủ, mời cậu vào đón dâu.

Lão Nghê thấy nhà trai tới liền sai đám gia nhân đốt pháo đì đùng. Trông vẻ mặt hớn hở của ông ta chẳng khác nào nụ cười của địa chủ được mùa.

Lão Nghê nói với cậu:

– Con rể à, mời con vào nhà.
Rồi lão quay ra nói với gia nhân:
– Vào trong buồng xem tiểu thư trang điểm sửa soạn xong chưa, nếu xong rồi thì mời tiểu thư ra nhà lớn làm lễ bái tổ tiên.

Chỉ có Vân Xuyên bước ra. Đào thị cho rằng Miên Lam không phải là con ruột của mình nên cô chẳng có liên quan gì đến nhà họ Thái, không cần phải ra làm lễ cúng bái gia tiên. Đó là mụ ấy nói vậy trước mặt bà mai Ngọc Hoa thôi, nhưng trong lòng mụ nghĩ” Hôm nay là ngày tốt con gái mụ vu quy, không muốn để đứa con nuôi Miên Lam mặc chiếc áo tang xuất hiện.

Làm lễ cúng bái gia tiên xong, Quân Ninh nắm tay Vân Xuyên dẫn cô ra cổng, đỡ cô leo lên kiệu, quay về nhà họ Ngô. Cử chỉ và hành động của cậu với cô dâu khiến xóm giềng được một phen thán phục. Trong mắt họ, cậu hai tàn ác khét tiếng nhà Ngô nay đã trở thành một người chồng mẫu mực. Vân Xuyên mỉm cười mãn nguyện dưới lớp khăn trùm đầu, cô ta đắc ý vì kế hoạch của mình diễn ra vô cùng trót lọt

Đợi đoàn rước dâu của Vân Xuyên đi khỏi, Miên Lam ôm trên tay tấm ảnh thờ của chồng lặng lẽ bước ra ngoài. Cô chưa vội bước lên kiệu, đứng im trong giây lát rồi từ từ xoay người lại. Hai đầu gối cô quỳ mọp xuống đất, dập đầu ba cái về hướng vợ chồng lão Nghê – Đào Thị, rồi ngước lên nói trong niềm xúc động:

– Cha, mẹ, con gái từ hôm nay không còn được hầu hạ ở bên cạnh cha mẹ được nữa. Ba lạy vừa rồi xin tỏ chút lòng thành. Một lạy bái tạ tổ tiên, hai lạy xin tạ ơn dưỡng dục, ba lạy tạ ơn cha mẹ đã cho con một mái nhà.

Tự dưng lão Hoành nghe xong sống mũi cay cay. Nói gì thì nói, tuy đứa con gái này không phải mình sinh ra nhưng cũng do một tay ông bà nuôi khôn lớn, không có tình cảm ruột rà máu thịt, song cũng có chút thương cảm.

Ông định chạy xuống đỡ Miên Lam lên kiệu, nhưng đã bị Đào thị ngăn cản:

– Mình à, kiệu của con gái chúng ta đi rồi, cũng nên quay vào trong tiếp đãi khách khứa thôi.

Lão vội dừng lại suy nghĩ của mình. Nhìn Miên Lam còn quỳ dưới đất, phẩy tay áo, nói một câu ngắn ngủn:

– Đi đi..!.

Miên Lam rưng rưng nước mắt, nhỏ Nhài đỡ cô đứng dậy, nó nhìn cô chủ cũng khóc theo:

– Cô chủ, mời cô lên kiệu.

Lão quản gia vén tấm rèm nhìn Miên Lam nói:

– Mời mợ cả lên kiệu.

Miên Lam nhìn ông ấy mỉm cười, gật đầu cảm ơn. Lão quản gia hạ tấm rèm xuống, đứng trước đoàn đón dâu rồi hô lớn:

– Đón mợ cả về nhà! Đi thôi!

Chiếc kiệu hoa phủ trắng một màu toát luôn là tâm điểm chú ý cho mọi người bàn tán ì sèo của những người dân sinh sống trong vùng.

Một người phụ nữ luống tuổi đứng ven đường chỉ tay vào kiệu Miên Lam ngồi, nói những lời không mấy dễ nghe:

– Này! Tôi nghe đồn con gái lớn trong nhà họ Thái chỉ là cô con gái nuôi thôi đấy. Lại sinh vào tháng 12 âm, cái tuổi ấy mà sinh vào tháng 12 thì cả đời sống cô quả.

Người bên cạnh chẹp miệng:

– Ừ! Thì sự thật sờ sờ ngay trước thế kia rồi còn gì. Cô ấy lấy người chết đó.

Người đàn bà ở ngay bên cạnh nói chen ngang:

– Thế là cô chưa hiểu hết câu chuyện về tiểu thư lớn nhà họ Nghê rồi. Tôi nghe người làm trong nhà ông ấy kể lại rằng, bát tự của ấy chí âm, sẽ khắc chế.t người thân, nếu không gả đi sớm muộn gì gia đình cũng gặp xui xẻ. Mà người sống ai dại gì rước người con gái mệnh chí âm về nhà, nó giống như rước phải một tai hoạ. Nên nhà họ Thái mới gả cô ấy cho người chết để tránh xung khắc và giải trừ đại nạn rồi hóa kiếp cái gì gì đó.

Người nọ chẹp miệng nói tiếp:

– À thì ra là vậy! Chứng tỏ nhà họ Thái sống bao dung và có tấm lòng bồ tát quá máy bà nhỉ. Nuôi đứa con gái mệnh chí âm trong nhà mà cũng vẫn nuôi.

Máu nóng trong người Nhài bông chốc sôi sùng sục. Cô đột ngột dừng chân, chắp tay hai bên hông gân cổ lên quát:

– Mấy bà mấy cô thật thối mồm, ngày vui của cô chủ tôi đã không chúc phúc thì thôi lại còn ở đây đặt điều sai trái.

Một người đàn bà hung dữ xắn tay áo, tốc váy nhảy dựng lên:

– À! Nó là cháu ngoại của lão thợ rèn ngoài chợ đây mà. Cũng đã lớn nhường này rồi lấy. Nhưng bà mày khinh, khinh từ ông ngoại mày khinh tới mày. Cái thứ khố rách áo ôm, nghèo đói đến nỗi phải bán con bán cháu có thật.

Nhài định đứng đôi co sống chế/t với mấy mụ trong xóm một trận, nhưngngay lúc đó Miên Lam vén tấm rèm cửa kiệu lên, thò đầu ra nói:

– Nhài à, chúng ta đi thôi. Cuộc đời của mình có sao đi chăng nữa cũng do bản thân mình cố gắng, người khác đâu giúp gì được cho mình, nên em không cần bận tâm tới lời đồn.

Vẻ đẹp mong manh mang một chút đượm buồn khiến đám đàn bà phụ nữ há hốc dán mắt nhìn theo. Họ đứng sững người trong giây lát vì nhan sắc của Miên Lam, một bà không kìm nổi lòng mình, nhìn cô thốt lên rằng.

– Đẹp! Cô ấy đẹp thật. Đẹp thật các bà nhỉ.
– Ừ! Cô con gái lớn nhà họ Thái thì đây là lần đầu tiên tôi trông thấy đó. Hay tại nhà tôi không ở gần nhà họ Thái.
– Nó cứ ru rú ở trong nhà có ra ngoài đâu mà chúng ta thấy mặt. Nhưng phải công nhận con bé đó xinh đẹp quá mấy bà ạ.

Nhài bĩu môi hừ lạnh rồi bỏ đi, nhưng trong lòng nó còn tức giận lắm, tức thay cho cô chủ. Nhài chúa ghét những người chỉ nghe vào lời đồn mà gắn ghép cho người đó y chang trong lời đồn. Nó bước đi dăm bước còn quay lại xả một tiếng” Xí” rõ lớn về phía đám phụ nữ.

Miên Lam hạ tấm rèm xuống.

Lão quản gia khuyên nhủ:

– Mợ chủ nghĩ vậy mới thực sự là người trưởng thành. Tôi hy vọng ngày tháng sau này mợ sẽ được ấm êm hạnh phúc.

Miên Lam ngồi trong kiệu nói vọng ra:

– Vâng! Cảm ơn chú quản gia đã có lời chúc phúc.

Chiếc kiệu của Vân Xuyên dừng lại ở cổng lớn nhà họ Ngô, nhưng khi Quân Ninh định vén rèm đỡ Vân Xuyên xuống thì câu nói của mẹ khiến cậu khựng tay:

– Khoan đã con à, khoan hãy vén rèm!
Quân Ninh quay lại, ngạc nhiên hỏi:
– Ồ! Vậy là sao hả mẹ?
Bà Nhã mỉm cười, giải thích:
– Theo truyền thống làng mình, nếu cô dâu lỡ mang thai trước ngày cưới, thì khi bước chân vào nhà chồng phải đi cửa sau. Nếu không làm vậy, gia đình chồng gánh vận xui xẻo tới ba năm.

Nghe mẹ chồng nói thế nụ cười trên môi Vân Xuyên đột ngột tắt ngấm. Vẻ mặt khó chịu hiện rõ trên gương mặt.

Quân Ninh lắc đầu:

“ Đứa bé trong bụng vợ con nó là con con, là cháu nội của mẹ. Hà cớ gì vợ con con phải đi cửa sau. Con không đồng ý, ban đầu cuộc hôn nhân này là do cha mẹ ép buộc, nhưng con đã dùng kiệu bốn người khiêng tới đón dâu, có nghĩa Quân Ninh con đã chấp nhận cô ấy làm vợ hợp pháp. Xin cha mẹ đừng làm khó vợ con con, cô ấy ngay từ lúc sinh ra đã ngậm thìa vàng, nay trong ngày vu quy bị cha mẹ đối xử vậy, sau này cô ấy còn dám ngẩng đầu nhìn mặt ai.

Không đợi mẹ cha trả lời, cậu quyết định vén tấm rèm lên, chìa tay vào trong nhìn Vân Xuyên hối thúc:

– Đưa tay nàng đây, ta đỡ nàng xuống kiệu. Từ hôm nay em là người phụ nữ cả ta, ta hứa sẽ không ai ức hiếp mẹ con nàng.

Vân Xuyên nở nụ cười thật tươi, đặt bàn tay mềm mại vào trong lòng bàn tay Quân Ninh, cúi người thò ra định bước xuống kiệu thì lúc ấy đoàn rước dâu của Miên Lam đi tới.

Lão quản gia hô lớn:

– Dừng kiệu!
Rồi ông quay lại vén tấm rèm cung kính nói:
– Mợ cả, mời mợ bước xuống kiệu.m

Quân Ninh và Vân Xuyên vẫn nắm tay nhau trong tư thế kẻ ở trên người đứng dưới kiệu. Song họ đều đưa mắt nhìn về một phía.

Miên Lam được con bé Nhài dìu tay đỡ xuống, trên tay cô vẫn ôm chặt tấm di ảnh của chồng mình. Khuôn mặt người góa phụ toát lên một vẻ đẹp mộc mạc nhưng không kém phần kiêu sa. Nhan sắc mỏng manh ấy khiến trái tim Quân Ninh nhói đau lên nhịp.

Cậu thốt lên trong đầu:” Trời ạ!”

———————————-
Chú thích: Phu mã, chỉ người đánh xe ngựa, điều khiển xe ngựa. Ngoài ra còn nhiều tên gọi khác như Xà Ích, cũng theo nhà văn Bình Nguyên Lộc trong cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam thì xà ích là tiếng có nguồn gốc từ Philippines.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner