Gã gia nhân ánh mắt sợ sệt nhìn bà hai đáp:” Dạ bẩm phu nhân, tiểu thư phát điên đập phá hết đồ đạc trong phòng, cấm không cho ai vào, có lúc tiểu thư lại khóc huhu rồi cứ như đang nói chuyện với ai đó.
Ông Lâm Tống quắc mắt, nghiêng mặt nhìn sang nói với vợ mình:” Bà mau đi van xin bà ấy, xin bà ấy hãy giết hết những linh hồn vất vưởng ở đây đi, nếu không bọn chúng ám con gái mình đến chết mất.”
Bà hai lắp bắp, nói:
“ Thảo Nhi..trúng..trúng..tà…”
Ông Tống gật đầu, nói tiếp:” Hiện tượng vậy cho thấy con bé trúng tà chứ còn gì nữa. Mà thằng Lâm Bình đâu, mấy hôm nay lo xong công việc cho Lâm Viên, tôi cấm thấy mặt mũi nó ở nhà.”
Gã gia nhân đáp:” Dạ bẩm lão gia, khi nãy tiểu nhân vừa gặp cậu ấy từ phòng cô Tú Mơ đi ra, cũng không biết cậu chủ đã đi đâu.”
Lão Tống hừ tiếng, hậm hực nói:” Chưa gì nó đã dính con nhỏ đó như sam, để lâu dài nó cưỡi lên cổ cho xem. Con với chả cái, tại sao dạo gần đây tất cả mọi chuyện lại không theo ý mình?”
Bà hai chậm rãi bước đến, run rẩy bấu chặt vào tay ông Tống, lo lắng nói:” Mình, mình đến năn nỉ bà chị ấy đi. Bây giờ chỉ có chị cả mới giúp được Lâm Bình thoát khỏi vụ ra chiến trận.”
Bà hai nhắc ông Tống mới nhớ ra còn vụ Lâm Bình bị gọi đi lính đột ngột. Ông ta không nói gì, chỉ phăm phăm bước đi về hướng cửa phòng của bà cả, trong tâm trạng bực tức.
Đứng trước cửa phòng của bà cả, lão Tống không thèm gọi cửa, cũng không thèm mở lời, ngang nhiên tung chân đạp mạnh vào cửa một cái, tức thì hai cánh cửa bị bung then cài, khiến bà cả và bà Quế ngồi trong phòng giật nảy mình.
Bà cả quay mặt lại, điềm tĩnh hỏi:” Ông như vậy là sao? Già rồi còn không có phép tắc, hèn gì đám trẻ cũng vô lễ.”
Câu nói này của bà hai như nắm muối xát vào tim ông ta, càng khiến ông ta nổi giận. Lão Tống bước đến, cầm cổ tay bà cả xốc lên siết chặt, trợn mắt nghiến răng rít lên:
“ Nói mau, tất cả mọi chuyện có phải do một tay bà sắp xếp?”
Bà cả hất cánh tay của lão Tống ra, ngước mắt lên hừ tiếng, đáp:” Phải thì đã sao? Tôi muốn hai người phải tận mắt chứng kiến người thân yêu bên cạnh lần lượt bỏ mình đi. Bây giờ mấy người hiểu được thế nào là nỗi đau mất đi người thân bên cạnh chưa?”
Lão Tống giơ tay lên cao, miệng thốt ra:” Bà…?” Toàn tát cho bà cả mấy cái, song không hiểu vì sao đến cuối cùng ông ta lại kiềm chế được bản thân.
Bà cả bật cười, nói:” Tôi chỉ nhờ anh cả thu nhận Lâm Bình đi tòng quân thôi mà, ra chiến trận cầm giáo đánh giặc cũng là cách rèn luyện sức khoẻ, không những vậy còn thể hiện tinh thần yêu nước. Đáng lẽ hai người phải cảm ơn tôi mới đúng chứ?”
Lão Tống hét lớn:” Con mụ đàn bà độc ác này, tại sao bà dám…? Tại sao..tại sao hả..? Bọn trẻ có tội gì đâu, sao bà lại đối xử với chúng ta ác độc đến thế.”
Nghe lão Tống nói đến đây, bà hai đứng phắt dậy, mặt đối mặt với ông ta, nghiến răng nói: Ông bảo tôi độc ác ư? Độc ác sao bằng mấy người? Hừ…đừng tưởng gia đình mấy người lén làm gì sau lưng tôi, tôi không viết. Tôi biết cả đấy, trên đời này có những thứ không nên bới móc ra thì vẫn hơn.”
Tay lão Tống buông nơi, dần dần thả bà cả ra. Bà ra nói tiếp:” Đứa con gái cành vàng lá ngọc của ông đã cấu kết với mẹ nó hạ độc Lâm Khánh chết thảm. Đêm hôm đó, lợi dụng lúc Lâm Khánh đi dự đám cưới về, sẵn trong người có hơi men nên hai mẹ con ả nhẫn tâm sai người hầu bên cạnh hạ độc vào bát canh giải rượu của Lâm Khánh. Sau đó Lâm Khánh vì không ngủ được nên ra ngoài đi dạo, rồi khi chất độc trong người phát tác dụng, nó đã làm thằng bé mất đi lý kiểm soát, ngã xuống hồ sen chết đuối. Như vậy, ông thấy tôi ác hay hai mẹ con họ ác?”
Lão Tống lảo đảo lùi lại phía sau, không dám đối mặt nhìn bà cả, ông ta thừa biết cái chết của Lâm Khánh có liên quan đến con gái mình, những vẫn làm bộ ngạc nhiên quá đỗi. Sau khi Lâm Khánh chết, thì Lâm Thảo Nhi có tật giật mình nên thường xuyên mơ thấy ác mộng. Cô ta thấy Lâm Khánh hiện hồn về trong mỗi đêm đòi cô ta trả mạng, và luôn xuất hiện ở mọi nơi mọi lúc, khiến Lâm Thảo Nhi gần như trở nên điên loạn. Để giúp con gái thoát ra khỏi ám ảnh này, lão Tống đã bàn với vợ đưa Lâm Thảo Nhi qua sống ở nhờ nhà người họ hàng thân thích, tiền bạc hai vợ chồng họ sẽ chu cấp đầy đủ. Vì thế mà Lâm Thảo Nhi mới thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết của Lâm Khánh. Dạo gần đây cô ta đột nhiên hay nhìn thấy ma, không chỉ mỗi hồn ma của Lâm Khánh lởn vởn trong Lâm phủ, mà có rất nhiều hồn ma bóng quế hiện hữu ở khắp mọi nơi, trong chính ngôi nhà bề thế rộng lớn này.
“ Cô ta phát điên, không phải vì tận mắt chứng kiến anh trai mình tự mổ bụng mà chết. Mà do nó làm quá nhiều chuyện ác, nên những oan hồn kia mới có cớ ám thân nó. Xưa nay có câu” Hồn ma bóng quế không dám xuất hiện trước mặt người lương thiện, chỉ có kẻ làm nhiều chuyện ác, thì trong tâm luôn có quỷ.” Song đấy cũng chưa phải là lý do chính khiến con bé bị những oan hồn trong mảnh đất này đeo bám, mà là do nghiệp của cha mẹ nó để lại. Bùi Kiệm, tôi nói vậy có đúng không?”
Lão Tống há hốc miệng, đôi môi run rẩy nét mặt tái mét nhìn bà cả ngạc nhiên quá đỗi. Phải mất một lúc ông ta mới khép được miệng, lắp bắp hỏi bà ấy:
“Tại..tại..sao..bà..biết..tên..đó..của..tôi..?
Bà cả cười nhạt, hừ tiếng, quay sang nhìn bà Quế hất hàm ra hiệu cho bà ấy, xong quay lại nói với lão Tống:
“ Chứ ông quên rằng, cha tôi năm xưa là quan tri phủ danh tiếng lẫy lừng một vùng? Tuy bây giờ cha tôi không còn nữa, nhưng dựa vào những mối quan hệ quen biết thân thiết trước đây của cha, điều tra lý lịch một người cũng không có gì là khó. Bùi Kiệm, tôi còn biết nhiều chuyện hơn ông tưởng, và nếu tôi nói ra sự thật thì liệu ông và ả ta còn dám ung dung tự đắc, huênh hoang trước mặt người khác được như bây giờ nữa không?”
Lão Tống mặt mày biến sắc, tim đập thình thịch, mồ hôi lạnh trên trán túa ra thành dòng. Ông ta hạ giọng nói:” Có cần thiết phải vậy không? Chúng ta làm vợ chồng bao nhiêu năm nay, không có tình cũng có nghĩa, chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua. Có câu, gặp chuyện không vui vợ chồng đóng cửa bảo nhau, chả nhẽ bà lại vạch áo cho người xem lưng? Hà tất gì phải làm vậy?”
Bà cả phá lên cười, một lúc sau bà cả thôi không cười nữa, nhìn chằm chằm vào mặt lão Tống, nhếch môi nói:
“ Tình nghĩa phu thê ư? Hừ..nực cười. Năm xưa ông lấy tôi vì thấy cha tôi có chức có quyền, gia thế vững mạnh, nên khi biết tôi đang mang thai ông vẫn chấp nhận lấy tôi làm vợ. Cha mẹ tôi biết, lấy tôi là thiệt thòi cho ông, song đổi lại họ rất quý mến thương yêu ông, luôn xem ông là con cái trong nhà. Vì thế mà cha mẹ tôi bỏ ra không ít tiền bạc cho ông làm ăn, còn nhờ người quen chỉ bảo ông cách kinh doanh buôn bán. Còn ông thì sao, mỗi khi ông ở bên ngoài về đến nhà đều tỏ thái độ hậm hực không vừa ý với tôi, mặc dù tôi đã đối xử rất mềm mỏng với ông, cốt là muốn xoá đi khoảng cách giữa hai chúng ta. Trên đời này, trong hôn nhân, một người cố vun đắp hạnh phúc còn một người cố đạp đổ nó, thử hỏi liệu hạnh phúc gia đình có bền lâu. Chính ông đã tạo ra con người tôi của ngày hôm nay.”
Ha..ha..ha..ha…
Sau câu nói, là tràng cười cay đắng của bà cả.
Đúng lúc ấy, bà Quế xách vào một chiếc tay nải màu đen, bên trong không biết gói vật gì tròn tròn trông rất nặng. Bà Quế đi tới bên cạnh bà cả, cúi đầu thưa:
“ Dạ bẩm phu nhân, thứ người dặn tôi đã mang tới.”
“ Đặt nó lên bàn đi, để ông ta nhìn cho rõ.”
“ Vâng, thưa phu nhân.”
Bà Quế đặt chiếc tay nải lên bàn, mở nó ra cho lão Tống nhìn. Khi lớp vải cuối cùng được mở ra cũng là lúc lão Tống thảng thốt hét lên:” Trời đất ơi..” rồi lảo đảo lùi lại phía sau, bước chân dường như không vững, xém chút ngã ngửa.
Bà cả cười ha ha, nói:” Sao, ông sợ đấy hả? Chỉ là chiếc thủ cấp của một kẻ ác thôi, có gì đâu khiến ông phải kinh ngạc. Nếu tôi không nhầm, thì cái đêm cả gia tộc nhà họ Đỗ mười mấy mạng người chết thảm trong một đêm, khiến Đỗ phủ nhuốm máu, ông chính là kẻ dẫn sói vào nhà họ còn gì? Đáng nhẽ cái thủ cấp của con tiện tì này không làm ông sợ mới đúng chứ.”
Ông ta lắp bắp, nói:” Bà..bà…khốn kiếp!”
Bà cả lại ra hiệu cho bà Quế đưa lá thư của nạn nhân cho lão Tống đọc, trong thư là lời thú tội của cô ta. Thì ra lúc sinh thời cô ta làm người hầu cho tiểu thư Lâm Thảo Nhi, và bị Lâm Thảo Nhi bỏ tiền ra mua chuộc, sai cô ta bỏ thuốc độc vào bát canh giải rượu của Lâm Khánh, trong buổi tối cậu ấy gặp tai nạn. Sau khi bà cả truy ra được hung thủ, thì đã cho người trói cô người hầu đến hỏi chuyện, dưới sức ép và quyền lực của bà cả, cô ta dù cứng đầu và trung thành đến mấy cũng phải khai ra mọi chuyện. Bà cả vì quá tức giận trước việc làm của cô ta đối với con trai mình, nên đã sai người chặt đầu cô ta tại chỗ.
Lão Tống nói:
“ Vậy giờ bà muốn sao? Có phải bà muốn ép bọn nhỏ từng đứa đi vào con đường chết, bà mới vừa lòng?”
Bà cả hừ tiếng, nói tiếp lời:” Có oán báo oán, có ân báo ân. Con người tôi xưa nay ông còn lạ gì.”
Lão Tống hết kiên nhẫn, gạt nỗi sợ sang một bên nhìn bà cả nhếch mép cười, nói với bà ấy bằng giọng hăm doạ:
“ Nếu bà đã cạn nghĩa như vậy, thì đừng trách tôi không niệm tình.”
Nói xong, lão Tống phủi tay quay người bỏ ra khỏi phòng, bà cả cười nhạt, nói với theo:” Một người sắp chết, sẽ không sợ lời nói của một kẻ tham sống.”
Lão Tống đột ngột khựng chân sau khi nghe bà cả nói câu ấy, song ông ta chưa hiểu hết hàm ý bên trong câu nói của bà cả. Ông ta bước đi tiếp, trong lòng dâng lên nỗi chán ghét và thù hận.
Bà Quế gói chiếc thủ cấp lại, nhìn bà cả lo lắng nói:” Bẩm phu nhân, người phải cẩn thận mới được. Ông ta sẽ không để yên cho người đâu.”
Bà cả mỉm cười, quay sang vỗ nhẹ vào tay bà Quế, nói ra những lời như trăn trối trước lúc đi xa:
“ Tôi phải cảm ơn bà rất nhiều, bao năm nay nếu bên cạnh tôi không có bà giúp sức, động viên, thì có lẽ cuộc đời tôi đã đi vào ngõ cụt. Mục đích sống duy nhất của tôi chính là Lâm Khánh, song thằng bé không còn nữa, vì vậy chuyện sống chết tôi không đặt lên hàng đầu nữa, chỉ mong những kẻ thủ ác kia phải nhận quả báo do mình gây ra. Bà Quế à, cũng cảm ơn bà đã cho tôi biết sự thật về ông ta, qua câu chuyện tôi cũng tiếc thay cho gia tộc nhà họ Đỗ. Sau khi tôi chết, hãy đưa tôi về mảnh đất tổ tiên chôn cất, tôi muốn nằm bên cạnh cha mẹ mình và con trai. Còn về gia tài, tôi để lại hết cho con dâu tôi, gồm 8 cửa tiệm cho thuê trên thị trấn, hai ngôi nhà trong phố và 10 sào ruộng. Còn số tiền mặt và ít nữ trang, tôi để lại cho bà sống an hưởng tuổi già. Đấy là tâm nguyện cuối cùng của tôi.”
Bà Quế rưng rưng nước mắt, nắm chặt tay phu nhân xúc động nói:” phu nhân à, tôi đội ơn phu nhân nhiều lắm, nếu không có phu nhân thương tình cho tôi cơ hội hầu hạ phu nhân, chắc tôi đã chết vì bệnh tật ngoài đường. Tôi không cần tiền bạc gì cả, chỉ mong ngày tháng sau này phu nhân sống vui vẻ, khoẻ mạnh mà thôi.”
Bà cả cười nói:” Kìa bà, đừng nói chuyện khách sáo với nhau vậy chứ, chúng ta đâu phải người xa lạ. Nếu không có Tú Linh mách cho tôi cách điều tra ra hung thủ hãm hại Lâm Khánh, tôi chết cũng chưa được yên lòng. Nay mọi chuyện đã xong, có ra đi cũng cảm thấy thanh thản.”
Tú Linh chính là người giúp sức và phân tích những điểm bất thường về cái chết của Lâm Khánh cho bà cả nghe, từ việc Da thịt trên người Lâm Khánh tím đen cho đến chi tiết Lâm Khánh không say mà chết đuối ở hồ sen, trong khi cậu biết bơi, đến những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình. Bà cả sau khi nghe xong người bà ấy nghi ngờ nhiều nhất đó chính là Lâm Thảo Nhi. Vì trước khi Lâm Khánh chết không lâu, Lâm Thảo Nhi đã bị Lâm Khánh làm cho bẽ mặt trước đám gia nhân trong phủ. Mọi chuyện cũng chẳng có gì to tát khi Lâm Khánh chỉ ngăn cản Lâm Thảo Nhi đánh đập người hầu của mình, bởi cô ra cho rằng người hầu kia đã ăn cắp nữ trang của mình đem ra ngoài bán. Lâm Khánh điều tra ra chân tướng và mắng Lâm Thảo Nhi một trận, vì tội chưa tìm ra nguyên nhân đã đổ vạ cho người khác. Lâm Thảo Nhi tìm thấy số nữ trang bị mất, đã không cảm kích Lâm Khánh thì thôi, trong lòng còn tỏ ra bực tức căm ghét, dần dần thành hận thù sâu sắc. Đó chính là lý do vì sao Lâm Khánh bị người ta hạ độc dẫn đến chết thảm.
Đêm hôm ấy, màn trời tối đen như mực. Thỉnh thoảng có làn gió thổi ngang qua những tán lá y như gió vờn mái tóc bay. Bà cả đang nằm ngủ bỗng thấy cổ mình nghẹt cứng, bà trợn tròn hai mắt trắng dã, thè dài lưỡi, hai tay đưa lên cổ giữ chặt, tựa như đang cố gỡ thứ gì đó ra khỏi cổ mình.
Một lúc sau, bà ấy trở lại trạng thái bình thường, hai mắt nhìn trân trân lên mái nhà, miệng thở mệt nhọc.
Bà cả nghiêng người sang một bên, ho khan mấy tiếng. Tưởng đâu mình vừa thoát chết trong gang tấc, nhưng không, lúc bà cả định kêu cứu thì thình lình một dải lụa trắng muốt từ bóng tối vươn dài ra, quấn quanh cổ bà cả siết chặt, đầu còn lại được tung lên xà gỗ trên đỉnh mái nhà, chỉ trong thoáng chốc, cả cơ thể bà cả bị dải lụa treo lửng lơ trên không trung, mặc bà cả cố vùng vẫy tìm điểm tựa, nhưng cuối cùng bà vẫn chết trong tuyệt vọng, dù trước đó bà đã được cảnh báo.
Bà cả chết trong tư thế treo cổ, mặt bị vật gì đó cào vào, rách tươm. Dưới nền đất ngay chỗ xác của bà cả thõng xuống, máu mắt đầu nhiễu xuống đọng lại thành vũng, đỏ chon chót.