SỰ THẬT CUỐI CÙNG 2 – Phần cuối
1.
Đây là lần cuối cùng tôi ngồi trước máy tính để cập nhật câu chuyện này.
Đã hơn một tháng kể từ khi tôi đăng truyện này lên.
Tổng lượt đọc ở các nền tảng đã vượt qua mười triệu.
Các vị đều chú ý đến chuyện của Bí Ẩn, bắt đầu tìm kiếm bối cảnh và nguyên mẫu của cậu ấy.
Một số thì lo lắng cho tôi, một số thì đau xót cho Bí Ẩn, một số thì đưa ra nghi ngờ, và một số thì cảm động bởi câu chuyện.
Tôi đã chứng kiến có đến hàng chục nghìn cư dân mạng đã cống hiến hết mình để tìm kiếm sự thật.
Vậy thì hôm nay, tôi sẽ nói cho các bạn nghe chân tướng.
2
Thật ra thì câu chuyện này không có nguyên mẫu.
Nếu có thì đó chính là cư dân mạng và giới truyền thông.
Có lẽ các vị đang chìm trong sương mù, nhưng sau khi nghe tôi giải thích sơ qua, mọi người sẽ hiểu nhanh thôi.
3
Tôi luôn chú ý đến các tin nóng trên thời sự.
Nhưng tôi nhận ra, ngoài các phương tiện truyền thông chính thống thì trên mạng đầy rẫy những thông tin chẳng ai quản lý được.
Cách đây không lâu có một cậu bé đi tìm ba mẹ ruột của mình.
Sau khi được cả xã hội chú ý, cậu ấy lại âm thầm để lại di thư rồi rời khỏi thế gian này.
Tôi đề cập chuyện này với một người bạn lúc chúng tôi đang ăn cơm cùng nhau, tôi hỏi cậu ta: “Tại sao cậu ấy lại lựa chọn rời đi sau khi được cả xã hội chú ý?”
Bạn tôi đáp: “Được quan tâm đâu có nghĩa là được giúp đỡ. Trên mạng ấy à, người xem trò vui nhiều lắm, đứa bé kia được ‘theo dõi’ cho đến lúc chết cơ mà.”
Những lười này tựa như cây trâm cắm vào cổ họng tôi.
Tôi…
Chẳng có lời nào để nói cả.
4
Sau đó, tôi vào xem tài khoản của Lưu Học Châu*.
* Cậu bé trong câu chuyện trên (có thật).
Phần bình luận vô cùng sôi nổi, tất cả mọi người đều tốt bụng và ấm áp biết bao.
Tôi sống như Lỗ Tấn…
Thấy rõ hành động cắn xé đồng loại của con người giữa hàng nghìn dòng chữ.
5
Rõ ràng trước kia có người mắng đứa bé đó là đứa mưu mô, ăn cháo đá bát, tìm kiếm thương hại từ việc kể khổ.
Thế mà hôm nay những câu chữ ấy chẳng thấy đâu nữa.
Vài người nhớ đến sự việc đó cũng bị cuốn trôi theo thời gian.
Chuyện này đã trở thành bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy thế giới mạng chẳng có trí nhớ.
6
Tôi biết chắc một điều, những kẻ đầu tiên trong đám người mắng thằng bé là người máy và đám được mua chuộc.
Nhất định phải mắng nha.
Nếu không mắng thì làm sao lên hot search, làm sao được nhiều người chú ý chứ?
Chẳng phải ngày nay, những gì chúng ta cần chỉ là mấy chủ đề nóng hổi để bàn luận thôi sao?
Chỉ cần có người thảo luận thì sẽ có người dùng và có lượng truy cập.
Nhưng theo thời gian, đám người mắng thằng bé không chỉ là người máy và đám được mua chuộc nữa.
Còn có một số người trong các vị – những quần chúng “ăn dưa” chẳng rõ chân tướng!
7
Quần chúng ăn dưa chỉ nhìn sự việc như xem một vở kịch mà thôi.
Nhưng xem mãi, xem mãi, cuối cùng lại đưa ra kết luận thằng bé là người xấu mà chẳng cần mổ xẻ sự thật phía sau.
“Mọi người mắng thì tôi cũng mắng.
Tôi cũng cầm điện thoại lên để bảo vệ lẽ phải.
Tôi chỉ đứng trên lập trường đạo đức cao ơi là cao của mình…
Tôi chỉ muốn trường tồn và bất tử cùng với sự thật thôi mà…”
8
Ngoài ra, có những người quan tâm nhưng bị dao động.
Tôi hiểu, các bạn sợ bị những thứ trên mạng lừa gạt.
Các bạn không còn cách nào khác ngoài việc trói chặt trái tim lại, tỉnh táo hơn, lý trí hơn khi đối mặt với những vấn đề kia.
Thường thì đợi đến khi tình hình không thể vãn hồi thì các bạn mới hối hận vì sự do dự của mình.
9
Còn những phương tiện truyền thông khác, chỉ nói về sức ảnh hưởng với dân chúng thì họ đã vượt qua các phương tiện truyền thông chính thức gấp mấy lần rồi.
Rất giỏi, rất vĩ đại!
10
Tôi nghĩ, thật ra quần chúng ăn dưa chẳng quan tâm đến chân tướng làm gì.
Vụ đứa bé trai kia có lẽ cũng chỉ là một cuốn tiểu thuyết mạng trong mắt bọn họ.
Họ trầm mê với tình cảnh trong đó, tìm được lập trường của mình rồi vung tay hô to, cuối cùng là vui sướng với lời thề nguyện của mình.
Những người vốn nên được cộng đồng mạng giúp đỡ, vậy mà sự túng quẫn, khó khăn của họ lại được lan truyền trên mạng, khiến cuộc sống của họ trở thành những bài báo và kịch bản cao cấp trong mắt cư dân mạng.
Nói cách khác, miễn là chuyện đó có thể khiến cảm xúc của bạn dao động, chỉ cần có thể khiến bạn thốt ra mấy câu như: “Ô! Khó chịu quá! Đáng sợ quá! Xót xa quá!” là được.
Chẳng cần biết câu chuyện họ viết ra có thật hay không, chỉ cần đủ thu hút và không thể xoay chuyển thì mọi người sẽ thích ngay.
Tôi nghĩ như vậy đấy.
Thế nên tôi quyết định cho mọi người xem hình ảnh thu nhỏ của thế giới mạng.
Tôi quyết định để mình trở thành người điều khiển sự thật trên mạng, để mọi người cảm nhận thử cái gọi là “chân tướng”.
11
Tôi bắt đầu viết với giọng văn chân thật nhất, sau nhiều lần thử nghiệm và sửa đổi, cuối cùng câu chuyện của tôi cũng hoàn thành.
Câu chuyện đó chính là câu chuyện mà bạn được đầu lúc đầu đấy!
Một câu chuyện mang đến bi kịch bị chôn vùi, chẳng có cách nào xoay chuyển.
Đấy chính là câu chuyện của Bí Ẩn.
12
Viết xong câu chuyện ấy, tôi đặt nó trước mặt các bạn.
Tôi khiến người ta cứ xem đi xem lại câu chuyện để suy đoán về tính xác thực của nó, thậm chí còn tìm kiếm nguyên mẫu của nhân vật nữa chứ.
Hơn mười triệu người đọc truyện, và gần một triệu người quan tâm đến sự thật vẫn còn bỏ ngỏ này.
Bọn họ mở bản đồ, tìm tòi các địa danh trong câu chuyện.
Có người đến trường học để hỏi thăm.
Có người đăng suy đoán của mình lên mạng, tự dưng nghi oan cho người vô tội.
13
Tôi ngồi trước máy tính, đọc những tin nhắn mà người ta gửi cho mình.
Tôi bắt đầu lo sợ khi thấy lượng truy cập khổng lồ này.
Tôi đành ghi chú câu chuyện kia chỉ là hư cấu, tôi luôn nói với mọi người, câu chuyện kia là giả.
Nhưng chẳng ai tin tôi.
Đại đa số đều cho rằng tôi mượn cớ để tự vệ.
Đứng ở góc độ của tôi, tôi vừa thấy vui vừa thấy khó chịu.
Tôi vui vì những người này quan tâm đến mình.
Tôi khó chịu vì bọn họ chỉ tin những gì họ muốn tin, họ còn chẳng quan tâm đến sự thật chứ đừng nói là những thứ đứng sau sự thật.
14
Có lẽ những ai đang đọc câu chuyện của Bí Ẩn đều nghĩ rằng mình đã thấy được kết cục nhỉ?
Nhưng thật ra tôi chưa dừng bút.
Các vị đều là nhân vật dưới ngòi bút của tôi.
Cứ xem như tôi đã áp dụng một ít nghệ thuật trình diễn vậy.
15
Tôi là phương tiện truyền thông kiểm soát sự thật.
Còn các bạn là nhóm cư dân mạng chẳng biết sự thật đó.
Trừ hai quần thể này, còn có quần thể thứ ba nữa.
Đó chính là…
Một vài cư dân mạng biết sự thật.
16
Sau khi tôi viết xong câu chuyện này, tôi sẽ tỉ mỉ lựa chọn một bộ phận độc giả, có mẹ bỉm sữa, có sinh viên, có giáo viên, còn có biên tập viên ở những mảng truyền thông khác.
Tôi nói sự thật với họ, để họ biết câu chuyện kia là do tôi viết ra.
Sau đó, tôi nhờ họ đứng dưới góc độ của người biết sự thật, xem xét thái độ của những người đến sau.
17
Hết làn sóng này đến làn sóng khác biết câu chuyện của Bí Ẩn.
Tôi và những độc giả biết sự thật nhìn bọn họ để lại bình luận và loay hoay với câu chuyện.
Chúng tôi thấy bọn họ lần lượt bác bỏ sự thật rằng “đây chỉ là hư cấu” do chính miệng tôi thốt ra.
Chúng tôi thấy bọn họ lao vào chốn mạng hư ảo.
Những độc giả biết sự thật kia cũng thấy sợ hãi.
Một bạn nam nói với tôi rằng, cậu ấy bắt đầu sợ mạng internet rồi.
Tôi chỉ nói: “Hãy tin vào ánh sáng.”
18
Vẫn có rất nhiều người hỏi tôi, cuối cùng sự thật là gì vậy?
Rốt cuộc sự thật mà tôi đã giấu nhẹm đi là gì?
Lần nào tôi cũng đáp: “Không thể công khai. Bạn vượt giới hạn rồi.”
19
Cả câu chuyện chính là nghệ thuật trình diễn.
Những ai đọc câu chuyện đều là nhân vật dưới ngòi bút của tôi.
20
Tôi rất thích một câu nói của thầy La Tường.
“Trong thời đại internet, chúng ta đã quá quen với việc nắm giữ cuộc sống trong tay.
Chỉ cần có một chiếc điện thoại di động, có pin và có Wifi là ta đã cảm thấy mọi thứ nằm trong lòng bàn tay mình rồi.”
21
Cuối cùng của cuối cùng, tôi muốn kết thúc bằng một trò đùa cũ rích trên mạng.
“Bạn thấy ai là hung thủ không?”
“Không thấy, hắn đứng trên lập trường đạo đức cao quá, tựa như dưới ánh sáng của Thánh vậy, tôi chẳng thấy rõ mặt hắn.”
Không phải, là hắn trốn sau màn hình điện thoại, nên tôi mới không thấy mặt của hắn.
—– HẾT ——