Nhưng vào lúc lão quản gia vừa định cất lời thì bên kia khu vườn vang lên một tiếng thét thất thanh, khiến lời của lão quản gia vừa sắp thốt ra cửa miệng lại thôi.
Cả hai hướng ánh mắt sang bên đó, thấy hầu như tất cả gia nhân trong nhà đang tấp nập chạy qua đó, ngoài họ ra còn có cả ông bà phú thương.
– Chú Hứa, có chuyện gì bên đó thế?
Lão quản gia nhắc nhở:
– Cậu chủ, vết thương của cậu còn chưa khỏi, hay cậu cứ về phòng nghỉ ngơi trước. Tôi qua đó xem xét tình hình, có gì về báo cho cậu ngay.
Lão quản gia muốn đuổi khéo Quân Ninh về phòng bởi ông đinh linh có chuyện chẳng lành đã xảy ra với A Tưởng. Bởi hướng phát ra tiếng thét thất thanh kia chính là nơi giam giữ nhốt A Tưởng sau trận đòn ròi thừa sống thiếu chế.t, vì cái tội không bảo vệ được cậu chủ.
Quân Ninh gật đầu. Cậu vừa đứng dậy định đi thì thằng Thuận hớt hải chạy đến, khuôn mặt nó đẫm lệ nói với cậu:
– Thưa cậu chủ, anh A Tưởng..A Tưởng..anh ấy..anh..ấy…
Lão quản gia hiểu ý, làm động tác khẽ hất hàm ra hiệu cho nó đi đi. Nhưng thái độ của thằng Thuận và cử chỉ ấp úng của nó khi nhắc đến tên A Tưởng đã khiến Quân Ninh nảy sinh nghi ngờ.
– A Tưởng đó hả? Bảo cậu ấy đến hầu hạ tôi đi chứ. Tôi trở về vài ngày rồi mà vẫn không thấy bóng dáng cậu ta đâu.
Thuận bặm chặt môi len lén nhìn lão quản gia, rồi lại liếc nhìn cậu chủ trong giây lát vội vàng cúi gằm mặt.
– Cậu chủ, để thằng Thuận đưa cậu về phòng nghỉ ngơi, chuyện của A Tưởng tôi sẽ nói lại với cậu chủ sau.
Dựa vào biểu hiện hốt hoảng của thằng Thuận, và thái độ tránh né của lão quản gia khiến Quân Ninh nảy sinh nghi ngờ. Cậu đứng phắt dậy, nhìn chăm chăm vào thằng Tưởng rồi gặng hỏi:
– Nói mau, A Tưởng đâu? A Tưởng đâu rồi hả? Mau nói nó qua đây gặp tôi.
Bấy giờ thằng Thuận không thể kiền chế khỏi lòng mình nữa, nó oà khóc nức nở, quỳ mọp xuống ôm chân cậu chủ thốt không nên lời. Năm xưa, nó với A Tưởng được ông bà mua lại từ một tên buôn người khét tiếng trong vùng, cả hai cùng chang lứa, họ thấu hiểu hoàn cảnh của nhau và trở nên thân thiết với nhau từ lúc nào cũng không hay. Nay thấy A Tưởng về thế giới bên kia nó cảm nhận vừa mới mất đi một người thân, hành động của nó cả lão quản gia và Quân Ninh đều hiểu.
– Cậu chủ, anh A Tưởng, anh ấy, anh ấy..chế.t rồi. Hu hu hu hu hu hu….
Chân tay Quân Ninh buông thõng, thẫn thờ nhìn về phía đám đông bu kín. Cậu dường như hiểu ra tất cả, hèn gì lão quản gia lại khăng khăng muốn cậu quay về phòng, chỉ vì ông ấy biết A Tưởng là người hầu thân cận bên cậu hai.
Lão quản gia thở dài, trầm giọng nói:
– Hôm cậu chủ gặp nạn thì A Tưởng đã bị ông bà trách phạt, cũng chỉ là đáng mấy roi nhằm răn đe cho kẻ hầu khác mà thôi. Vậy chẳng hiểu sao nó lại đột ngột chế.t.
Nói đến đây lão quản gia cảm thấy nghèn nghẹn trong cổ họng. Bản thân ông tuy làm tới chúc quản gia nhưng suy cho cùng ông vẫn chỉ là một người làm thuê ở đây. Có nỗi thống khổ nào của đám gia nhân mà ông lại không đồng cảm.
– Cậu chủ, tôi sẽ phụ trách lo liệu đám ma cho A Tưởng, xin cậu chủ cứ yên tâm.
Quân Ninh không nói năng gì, cậu đẩy thằng Thuận ra bước đi một cách vội vã vế phía đám đông bên ấy. Khi cậu đến nơi lại bị cha mẹ ngăn cản không cho vào, song lần này cậu dùng hết sức của mình đẩy cha mẹ ra, đứng đằng sau đám đông quát thật lớn:
– Mây người lui ra xem nào, tôi muốn nhìn thấy A Tưởng.
Đám đông tự động tản sang hai bên. Quân Ninh bước vào trong, vết thương trên bả vai cậu vẫn được băng bó.
A Tưởng nằm chế.t trong tư thế co rúm người dưới đất, hai mắt nhắm nghiền, đôi môi tím tái. Toàn thân cậu chằng chịt chi chít những vết đòn roi thâm đen. Cơ thể cậu ngày thường vốn dĩ đã gầy còm, nay bị bỏ đói mấy ngày càng khiến cơ thể cậu gầy trơ xương.
Quân Ninh lảo đảo xém ngã, không ngờ chỉ vì sự cố chấp của mình mà cậu lại vô tình hại A Tưởng.
Cậu đau đớn hét lên:” A Tưởng!” Rồi người cậu dần lịm đi, cũng may lão quản gia và thằng Thuận đứng phía sau đỡ lấy.
– Mau! Mau đưa cậu chủ về phòng.
Cơ thể A Tưởng được phủ lên manh chiếu rách. Biết con trai luôn coi A Tưởng là người anh em tốt hơn là một kẻ hầu nên ông Hoàng sai lão quản gia đi đặt cho nó chiếc quan tài bằng gỗ.
Đám ma A Tưởng chỉ diễn ra chóng vánh, lại chẳng có kèn trống hay người nhà gào khóc, chỉ có những người quý nó như lão quản gia hay thằng Thuận mới rơi lệ, tiễn A Tưởng về nơi chín suối.
Sau cái chết đột ngột của A Tưởng thì Quân Ninh càng trở nên lầm lì ít nói. Cậu suốt ngày chìm đắm trong men rượu để vơi bớt sự cắn rứt lương tâm. Ông Hoành và vợ cũng chỉ dám đứng nhìn con trai trong sự đau sót đầy bất lực, bởi ông bà biết lần này mình có hơi quá tay, tốt nhất hãy cho con trai chút thời gian tên tĩnh để lại bình tĩnh.
Đêm hôm ấy, trời đổ trận mưa tầm tã kèm theo tiếng sấm chớp đì đùng. Tiếng sấm lớn đến nỗi làm ông Hoành đang ngủ say bỗng giật mình tỉnh giấc.
Cánh cửa bị gió thổi bung chốt, đẩy sát vào vách tường ma sát tạo tiếng động rầm rầm. Ông Hoành nhìn qua đó, thấy rõ ràng A Tưởng đứng ngoài hiên, hai tay bấu vào hai bên thành cửa ngó nửa người vào trong phòng mình.
Ông Hoành sợ quá hét toáng lên:
“ Ma..ma..trời ơi là hồn ma của thằng A Tưởng.”
Thế nhưng bà Nhã nằm ngủ ngay bên cạnh vẫn ngon giấc mà chẳng hề cảm nhận được trời đang đổ. Ông quờ quạng sang người vợ, lay lay níu lưỡi gọi:
– Này mình ơi, mình ơi, mau dậy đi mình ơi. Thằng A Tưởng nó về. A Tưởng nó về kìa bà.
Nhưng bà Nhã vẫn ngủ say như chế.t, hơi thở đều đều của bà phát ra từ miệng và mũi điều này càng khiến ông ấy trở lên sợ hãi.
Một lúc sau A Tưởng nhấc đầu mình ra khỏi gian buồng ngủ của vợ chồng ông chủ, tay cậu cũng dần buông lơi ra khỏi thành cửa. Lại thêm một lúc sau, A Tưởng moiw chịu rời đi trong sự im lặng đến đáng sợ, và nỗi buồn vẫn phảng phất trên gương mặt nhợt nhạt của nó.
Sáng sớm hôm sau mọi người đã thấy lão quản gia khăn gói lẽo đẽo đi theo ông chủ ra ngoài. Chẳng biết họ đi đâu song có vẻ gấp gáp lắm.
Lúc mặt trời đứng bóng ông Hoành và lão quản gia quay lại làng, đi sau họ còn có thêm một ông cụ râu tóc bạc phơ.
Bỗng, lời lão quản gia cất lên ngay sau lưng làm cả hai người đi phía trước đột ngột dừng chân.
– Bẩm ông chủ, tôi còn chút việc trong làng cần phải làm, lo xong công việc còn phải ra đồng xem nhân công hộ làm việc đến đâu. Ông chủ và ngài đây xin cứ về nhà trước.
Ông Hoành gật đầu:
– Được rồi, ông quản gia nhớ đi sớm về sớm. Ở nhà vẫn còn chút công việc tôi muốn tự tay ông quản gia chuẩn bị.
– Thưa vâng! Ông chủ và ngài đây đi thong thả.
Đợi ông chủ đi khuất, nét mặt lão quản gia trở lại vẻ bình thường, nụ cười khi nãy lập tức biến mất.
Lão quản gia không vào làng, nơi ông muốn ghé chính là bến sông có cô nương đang giặt quần áo. Vốn là người ngay thẳng điềm đạm, lão quản gia đi gần tới nơi liền đánh tiếng:
– Cô nương, nếu không phiền xin cô nương cho tôi hỏi chút chuyện.
Miên Lam ngẩng mặt lên, hai người bốn mắt nhìn nhau, chợt nhận ra nhau trong giây lát:
– Là ông ư?
– À! Thì ra là tiểu thư nhà họ Thái. Thất lễ, tôi thất lễ quá.
– Vâng! Ông quản gia có chuyện gì xin cứ hỏi.
Lão quản gia không có nhiều thời gian, vội hỏi:
– Mấy ngày trước cô nương có từng bưng quần áo ra bến sông này giặt đồ không?
Câu hỏi của lão quản gia tưởng chừng nghe khá đơn giản, song tận sâu bên trong thâm tâm của Miên Lam dường như cô đã đoán ra được mục đích. Miên Lam lần nữa ngẩng mặt lên nhìn lão quản gia mỉm cười đáp:
– Thưa ông, đây là bến sông của công, bất cứ ai cũng có quyền ra đây giặt giũ. Nhưng sao ông lại hỏi cháu vậy?
Bất ngờ bị Miên Lam hỏi vặn ngược lại khiến lão quản gia hơi bối rối. Lão cười xòa để che đi sự ngượng ngùng của mình. Lão quản gia chỉ giải thích qua quýt:
– À không có gì đâu thưa tiểu thư. Tôi tiện đường chỉ đang qua đây muốn hỏi bâng quơ tí thôi mà.
Nói xong, lão quản gia vội vàng xin phép rồi rời đi. Miên Lam đứng thẳng người lên nhìn tấm lưng của lão quản gia, đôi lông mày khẽ nhíu lại. Cô sực nhớ tới chuyện mình đã cứu một chàng trai ngoài bến sống này, rồi xâu chuỗi lại thêm câu chuyện Vân Xuyên cứu cậu hai nhà ông bà phú thương. Cộng thêm chuyện lão quản gia bên ấy vừa mới hỏi, tới giờ phút này cô đoán người mình cứu hôm ấy chính là cậu hai Quân Ninh bên đó. Còn chuyện Vân Xuyên cướp công lao cứu người trước đó cô từng nghĩ tới, xem ra đó hoàn toàn là sự thật.
Miên Lam móc chiếc vòng ra ngắm nghía một lúc, cô lại nhìn xuống dòng sông tĩnh lặng, suy nghĩ muốn ném chiếc vòng tay này đi đã loé lên trong đầu cô.
– Cậu hai, duyên phận giữa tôi và cậu đã không có thì tôi giữ lại chiếc vòng này cũng chẳng có ý nghĩa gì. Từ nay giữa tôi và cậu xem nhau chưa hề quen biết.
Thình lình có câu nói đằng sau khiến Miên Lam toan ném chiếc vòng xuống sông lại đột ngột khựng tay.
– Lão quản gia nhà họ Ngô tới tận đây gặp chị dò hỏi chuyện gì đấy? Không phải hỏi về chuyện cậu hai Quân Ninh bị thương chứ.
Cô vội cất chiếc vòng tay đi, ngoảnh lại mỉm cười lắc đầu:
– À không! Lão quản gia bảo sắp tới sinh nhật cô con gái của ông ấy, nghe danh dị dệt vải đã lâu nên muốn tới đây nhờ chị dệt cho ông ấy một tấm vải thật đẹp, mang về làm quà tặng sinh nhật con gái thôi mà.
Ánh mắt Vân Xuyên đầy vẻ nghi ngờ nhìn Miên Lam một lượt, rồi vặn hỏi:
– Có thật không đó, có thật lão quản gia chỉ muốn tới tìm chị thuê dệt vải hay không?
Miên Lam gật đầu:
– Thật mà! Nếu không tin lần sau gặp lại ông ấy em có thể hỏi trực tiếp.
Biết Vân Xuyên không dám nên Miên Lam cố ý nói vậy để Vân Xuyên thấy khó mà lùi. Quả nhiên Vân Xuyên không dám thật. Cô hừ một tiếng khinh bỉ, trước khi đi còn không quên nói lời bóng gió:
– Đừng cố thay đổi gì hết, đã là số mệnh thì cho dù chị có cố cưỡng cầu cũng chẳng hạnh phúc.
Miên Lam không nói gì, nhìn Vân Xuyên và nhỏ Mơ rời đi xong cô lắc đầu thở dài:
“ Người mưu cầu hạnh phúc là em chứ không phải là chị đâu Vân Xuyên à.”
Miên Lam ngồi xuống, hì hục giặt đồ tiếp.