Dường như Vân Xuyên ở bên trong vẫn không hề nghe thấy tiếng gọi của mẹ ở ngoài cửa. Tiếng thét vẫn vang lên đều đều, kèm theo cả tiếng roi quất tét tét vào da thịt, nghe muốn lạnh sống lưng.
Lão Nghê lấy đà co chân đạp bung cửa, nhưng lạ thay bên trong chẳng có người lạ ngoài cô con gái yêu quý của mình đang giãy giụa hào thét nằm trên giường.
Đào Thị lo lắng chạy xộc vào, lay lay bờ vai con gái miệng không ngừng gọi:
– Vân Xuyên, Vân Xuyên…mau tỉnh dậy đi con.
Bấy giờ cơ thể Vân Xuyên mới không vặn vẹo giãy giụa nữa. Cô ta bừng mở mắt, mồ hôi mồ kê nhễ nhại ướt sũng chiếc áo cánh mặc trên người, hơi thở phì phò phát ra từ miệng và mũi, nghe rất rõ.
Đôi mắt mở trừng trừng nhìn trân trân lên mái nhà, mãi khi nghe tiếng mẹ mình hỏi lần nữa thì cô ta mới nghiêng đầu nhìn ra:
– Con vừa gặp ác mộng hả?
Vân Xuyên gật đầu:
– Vâng!
Lão Nghê sấn tới hỏi:
– Thế con mơ thấy gì vậy, sao hét to vậy con.
Cô ta bắt đầu kể lại giấc mơ vừa nãy mà mình vẫn nhớ như in cho cha mẹ nghe. Đào thị thì khuyên con gái không nên suy nghĩ nhiều, chắc là do sự nhạy cảm trong thời gian thai kỳ mà ra. Song đến khi nhìn thấy vết bầm tím bổi chằng chịt trên cánh tay con gái, lúc đó cả hai vợ chồng ông ta mới tá hoả ngạc nhiên.
– Chuyện này, chuyện này là sao?
Vân Xuyên oà khóc:
– Con đau lắm mẹ à, cái bóng đó cứ liên tục quất xuống người con. Mà lạ lắm, con không tài nào nhìn rõ mặt người đó, chỉ nhìn rõ từ phần cổ trở xuống. Người đó đánh con bằng một dải lụa màu trắng muốt, vậy mà chẳng hiểu sao nó làm con đau.
Ban đầu vợ chồng lão Nghê còn không tin, nhưng giờ thì họ đã tin thực sự. Con gái mình vừa bị ma đánh. Các cụ thường truyền miệng nhau rằng, nằm ngủ mà sáng dậy thấy trên thân thể bỗng xuất hiện vết bầm tím, đó là do bị ma chó cắn.
Lão Nghê bảo với vợ:
– Thôi thì đêm nay mình ở lại đây ngủ với con, có mẹ có con bớt buồn bớt sợ.
Đào Thị gật đầu:
– Vậy mình về phòng ngủ nghỉ trước đi. Hôm nay tôi ngủ với con gái một đêm.
Hai mẹ con Đào Thị nằm trằn trọc mãi cuối cùng cơn buồn ngủ cũng ập đến. Lúc đó hồn ma cậu Quân Hào lại xuất hiện. Lần này cậu không dùng dây đánh, mà bóng cậu nhảy phóc lên giường, cứ thế đấm đá túi bụi vào cơ thể Đào Thị.
– Ai cho bà ức hiếp vợ ta, còn dám làm khó vợ ta thì ta sẽ hành không cho mấy người ngủ.
Khuôn mặt Đào Thị quay quắt bên này lại lật sang bên kia, miệng mồm kêu ú ớ không thốt được thành lời. Chân tay cứng nhắc như bị bó lại, dù muốn cựa quậy thôi cũng khó.
Một lúc sau Quân Hào mới chịu dừng tay, trước khi biến mất còn không quên đá Đào Thị lăn xuống khỏi giường.
“ Bụp” mụ thét lên tiếng” Á!” Rồi choàng tỉnh. Tiếng con gà trống lúc này cũng vang lên, báo hiệu trời sắp sáng.
Đào thị nằm im dưới đất, Vân Xuyên ngó xuống hỏi:
– Sao mẹ lại xuống đất nằm ngủ?
Đào Thị sợ hãi đưa mắt nhìn xung quanh căn phòng rồi nhìn con gái nhăn nhó nói:
– Con à, hình như mẹ cũng vừa bị đẩy ngã.
Đào Thị lật đật bò lên giường, hai mẹ con ôm chặt lấy nhau không dám nằm ngủ nữa.
Sáng hôm sau, lão Nghê thấy mặt vợ mình bị sưng vếu thì cảm thấy ngạc nhiên, lão hỏi:
– Mặt mình bị sao thế? Đừng có nói với tôi mình cũng bị ma trêu nữa đấy nhé.
Đào thị mặt mày hằm hằm:
– Mình nhìn mặt tôi xem, nhìn kỹ xem, có giống bị ma nhát không
Quả nhiên khi nhìn lại lão ấy phát hiện ra vết hằn năm ngón tay vẫn in rõ ở hai bên má trên mặt vợ. Đến lúc này lão không còn cười được nữa. Lão bảo cái Mơ đi chăm sóc tiểu thư, còn lão kéo vợ vào phòng đóng cửa kín lại.
Đào thị thấy chồng mình có vẻ lo lắng bất an, bèn nói:
– Tôi đã bảo đừng có nhận con sao chổi đó về nuôi rồi còn gì. Chứa cái thứ súc sinh ấy trong nhà không biết khi nào tai hoạ ập xuống.
Lão Nghê chẹp miệng:
– Tôi vẫn không tin gia đình mình bị những oan hồn nhà họ Đỗ đeo bám. Vì ông thầy năm đó đã từng nói với tôi rằng, chỉ cần nhận nuôi đứa con gái nhà họ Đỗ thì nghiệp sẽ được giải.
Đào thị hừ tiếng:
– Ôi xời! Toàn thầy lang băm mà mình cũng tin. Thế chuyện tôi và con gái bị ma đánh thì nguyên nhân cớ làm sao.
Câu hỏi này của vợ lão Nghê không giải thích được. Lão im lặng một lúc rồi đứng dậy bảo vợ:
– Tôi chạy ra ngoài có chút việc, trưa nếu tôi về không kịp thì mình với con ở nhà cứ ăn cơm trước đi.
Nói xong ông ta mở cửa đi ra khỏi phòng. Đào thị cũng đứng dậy đi ra cửa, hỏi với theo:
– Nhưng mà mình đi đâu mới được.
Lão Nghê không ngoảnh lại,vừa bước đi vừa trả lời:
– Chiều tôi về mình sẽ rõ, nói trước mất linh thiêng.
Đào thị phần nào đoán ra được ý định của chồng, chắc ông ấy đang đi tới nhà thầy, mời ông ấy về đây trị con ma hung hãn kia.
Bà ta nhìn tấm lưng của chồng cho tới khi khuất bóng thì mới thôi, mụ bước ra khỏi phòng đi về phía buồng ngủ chả con gái.
– Nhài này! Em có thấy miếng ngọc chị để trên bàn tối qua không?
Nhài ngẩng lên đáp:
– Dạ em không thấy cô chủ à.
Miên Lam gần như lật tung khắp cả phòng mình chỉ để tìm lại miếng ngọc do ông chủ Phan tặng. Nhưng dù cô đã tìm rất kỹ mọi ngóc ngách song không tài tìm thấy nó. Miếng ngọc như bị bốc hơi biến mất, không để lại dấu vết.
Thấy cô chủ lo lắng Nhài hỏi:
– Cô chủ, chiếc áo dài của cô bị cắt hư hỏng thế kia, em nghĩ chắc chúng ta phải may lại cái khác thôi cô chủ nhỉ?
Miên Lam ậm ừ, nhưng cô không để ý đến câu hỏi của Nhài, vẫn cặm cụi lục lọi tìm lại miếng ngọc.
Miên Lam lẩm nhẩm trong miệng:” Kỳ lạ thật, rõ ràng tối qua trước khi đi tắm mình để nó trên bàn kia mà.”
Bỗng có tiếng nói ngoài cửa làm Miên Lam giật mình, cô đứng thẳng người nhìn ra:
– Chị ra ngay đây.
Nhài vừa mở cửa thì Vân Xuyên đã vội đẩy nó ra xông thẳng vào phòng, ánh mắt dò xét nhìn bốn phương tám hướng.
Miên Lam cười lạnh, vì cô biết Vân Xuyên vì sao lại tới đây, chắc tới để cười vào mặt mình vì chiếc áo dài đã bị nó cắt.
– Hừm! Tôi nghe cái Mơ nói chiếc áo chị định mặc trong ngày vu quy đã bị kẻ nào cắt đêm qua. Phận làm em tôi cũng tiếc thay cho chị.
Miên Lam tắt hẳn nụ cười:
– Hả! Sao em biết chuyện đó? Chị nhớ ngoài mình và cái Nhài ra thì chị đâu có nói cho người thứ ba biết. Em nói vậy, chẳng nhẽ người cắt hỏng chiếc áo của chị lại chính do cái Mơ làm.
Mặt cái Mơ tái mét, hết nhìn Miên Lam lại nhìn tiểu thư Vân Xuyên, lắc đầu nguây nguẩy giải thích:
– Không, em không làm chuyện đó. Tối qua em ngủ từ sớm. Tiểu thư, cô chủ, em xin thề, em không cắt áo của cô chủ Miên Lam.
Miên Lam bước tới, ngó sát vào mặt Vân Xuyên nghiêm nghị sắc mặt hỏi:
– Vậy chẳng nhẽ là em?
Sắc mặt Vân Xuyên lập tức thay đổi. Cơ thịt trên mặt giật giật liên hồi, đôi vai cũng đang rung lên vì giận.
– Chị đừng đổ thừa cho người khác, có bằng chứng đi thì hẵng nói.
Miên Lam túm lấy miếng ngọc trên cổ Vân Xuyên, toan giật ra khỏi cổ cô ta nhưng đã bị cô ta nhanh tay giữ lại.
– Chị làm cái quái gì thế?
Miên Lam mở trừng mắt:
– Miếng ngọc này nó là của chị. Mau tháo nó trả lại cho chị.
Vân Xuyên đẩy Miên Lam ra xa, bật cười nụ cười thích thú mà rằng:
– Chị có bằng chứng chứng minh miếng ngọc này nó là của chị không? Trông nó có vẻ rất đắt đỏ, chị khai thật đi, tiền đâu chị mua nó.
Miên Xuyên lảo đảo xém ngã, cũng may được cái Nhài đỡ từ phía sau:
– Cô chủ, cẩn thận!
Miên Lam gật đầu. Ngẩng lên nói với Vân Xuyên:
– Ông chủ Phan chính là người tặng nó cho chị. Miếng ngọc đó nó không hợp với em. Mau tháo ra trả nó lại cho chị.
Vân Xuyên bĩu môi:
– Đồ tôi đeo trên cổ thì nó thuộc về Vân Xuyên này. Dù trời có sập cũng không ai có thể tước nó khỏi tay tôi, kể cả chị, chị hiểu chưa.
Miên Lam dù tức giận khi bị Vân Xuyên lấy đi miếng ngọc đó, bởi ông lão kia đã từng dặn, những kẻ mang tâm địa tham lam ích kỷ một khi đeo miếng ngọc đó lên thì sẽ khó tránh khỏi hoạ sát sân. Nghĩ tới đây Miên Lam định quay lại kể cho Vân Xuyên nghe những lời ông lão đã nói với mình ở khu chợ đồ si, nhưng đã thấy Vân Xuyên đi ra tới ngoài sân, cô đành đứng im bất lực nhìn theo.
– Tiểu thư Vân Xuyên thật quá đáng, từ nhỏ tới lớn luôn hạnh hoẹ tranh giành mọi thứ với cô chủ, giờ vật thuộc quyền sở hữu của cô chủ mà cô ấy cũng chiếm mất. Thiệt là…
Thấy Miên Lam không nói gì, cái Nhài lại làu bàu tiếp trong miệng:
“ Tối hôm trước thì đánh thuốc mê, hôm qua lại dở trò trộm cắp. Haizzz, không biết sau này hai cô ấy đều gả sang nhà họ Ngô làm dâu, liệu tiểu thư Vân Xuyên có hà hiếp cô chủ mình không nữa. Dù sao cô ấy cũng có chồng bảo vệ, còn cô chủ nhà mình thì….”
Miên Lam nghe thấy cả chứ, một nỗi buồn trực trào trong lòng dâng lên khiến cổ họng cô nghẹn đắng.
Bỗng, bả vai cô nhói lên như bị kiến cắn.
Miên Lam vòng tay ra sau sờ lên vết sẹo trên bả vai rồi nói với Nhài:
– Nhài à, em lại đây xem có phải kiến vừa cắn chị không?
Nhài đứng thẳng người, thả miếng vải trên tay xuống chạy đến kéo xệ một bên áo, nhìn chăm chú vào đó ngạc nhiên hỏi:
– Ôi! Cô chủ à. Cô chủ xăm hình con thỏ ngọc này lên vai từ bao giờ thế ạ?
Miên Lam cố ngoảnh mặt ra sau nhìn vào vết bớt, cảm thấy chưa được rõ bèn sai Nhài mang gương lại.
– Em qua bên kia đem gương lại đây cho chị.
Một lát sau Nhài quay lại với chiếc gương trên tay, soi thẳng vào vết bớt, quả nhiên vết bớt đó thực sự rất giống hình của một thỏ ngọc.
– Không, chị không xăm nó. Từ khi còn nhỏ chị đã có nó rồi. Chỉ là không ngờ nó mang hình thù của thỏ ngọc.
Nhài hạ chiếc gương xuống, kéo áo lên cho Miên Lam mỉm cười nói:
– Đẹp lắm cô chủ à.
Miên Lam cài lại nút lại:
– Từ nhỏ đến lớn chị không thấy nó nhói đau lần nào, hôm nay thì đau quá, tựa như có ngàn vạn cây kim đâm vào.
Nhài đáp:
– Hay cô chủ đi khám thử xem, biết đâu khám ra bệnh còn sớm ngày điều trị.
Nhưng sau câu nói của cái Nhài thì vết bớt không còn đau nữa, bình thường y như cũ. Miên Lam cũng cảm thấy khó hiểu, và cô cảm nhận rằng từ ngày mình mang theo miếng ngọc đó, luôn mơ về một giấc mơ.
—-
– Thầy xem, liệu có phải nhà tôi đang bị ma ám hay không? Đêm qua vợ con tôi bị nó hành cho đến khổ.
Ông thầy đảo mắt nhìn bốn phía quan sát, bảo lão Nghê dắt mình đi xung quanh ngôi nhà và cả mảnh đất xem xét một lượt. Cuối cùng ánh mắt dừng lại đối diện với xưởng dệt.
– Ở đây vẫn có người lui tới làm thường thường xuyên chứ
Ông thầy hỏi:
Lão Nghê trả lời:
– Vâng! Chỗ này luôn có ba, bốn người thường lui tới.
Ông thầy xoay người đi tiếp:
– Khu nhà này u ám lắm, âm thịnh dương suy. Không mau đuổi vong đi về lâu dài nó hành gia chủ.
Lão Nghê sợ toát mồ hôi hột, lắp bắp hỏi:
– Vậy tôi phải làm gì bây giờ.
Ông thầy không trả lời, đi tiếp rồi dừng chân lại trước cửa phòng ngủ của lão Nghê, nhìn chăm chăm vào đó, hỏi:
– Phòng này ai ở?
Lão Nghê đáp:
– Phòng của vợ chồng tôi.
– m khí nặng lắm, nó toát ra từ đây. Nếu không phiền hãy mở cửa để tôi vào trong xem một chút được không? Muốn đuổi vong đi thì phải biết vong trú ngụ ở đâu, có hiềm khích hay tư thù gì với gia chủ không?
Lão Nghê gật đầu:
– Vâng..vâng! Vậy mời vào trong.
Ngay khi bước vào phòng thì ánh mắt của ông thầy dừng lại ở phía chiếc tủ quần áo.
Ông ta chỉ vào trong, khẳng định bảo:
– Trong chiếc tủ kia có thứ không sạch sẽ. Mở nó ra cho tôi xem.
Lão Nghê không dám làm trái lời, bèn bước tới tự tay mở cửa tủ. Ông thầy cũng bước tới, nhìn vào trong chỉ vào mấy bộ quần áo và nói.
– Số quần áo này bị ma ám rồi, hãy đem chúng đốt đi.
Đào thị vừa lúc đi vào, ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao? Chúng vừa mới được may xong?
Ông thầy điềm tĩnh giải thích:
– Vốn dĩ nó là đồ của người âm, mặc vào người luôn mang xui xẻo. Tôi cũng chỉ muốn tốt cho bà nên mới bảo đem chúng đi đốt.
Vân Xuyên kéo mẹ ra mé ngoài cửa, hai mẹ con thì thầm to nhỏ:
– Mẹ, mẹ còn nhớ mấy bộ này được chị ta may rất nhanh không, chỉ mới có mấy ngày đêm đã hoàn thiện xong chúng. Nên con nghĩ lời ông thầy kia nói đúng đó mẹ ạ. Thôi thì đốt quách chúng đi cho rồi. Mẹ xem, người còn vẫn bầm tím bởi những nhát roi ấy.
Đào thị gật gù:
– Thôi được, lần này mẹ nghe con
Đào thị quay lại, sai nhỏ Mơ đem hết số quần áo ra ngoài vườn đốt, ngay cả đồ của Vân Xuyên cũng phải gom hết đi.
Ông thầy gật gù hài lòng bảo:
– Ông bà làm đúng lắm. Còn đây lá bùa xua đuổi vong hồn, chỉ cần chôn nó ở giữa cổng chính thì gia chủ hãy yên tâm. Vong hồn ngoài kia bất khả xâm phạm.
Lão Nghê cười đắc ý, sai gia nhân đem lá bùa ra cổng đào một cái hố sâu ba tấc, bỏ lá bùa vào một cái hũ rồi đậy nắp lại, sau đó đặt xuống dưới, cuối cùng là lấp đất.
Ông thầy đang chuẩn bị gom đồ ra về thì đúng lúc Vân Xuyên đi ngang qua. Ông ta nhìn chăm chăm vào miếng ngọc, khi Vân Xuyên vừa lướt qua bỗng nghe tiếng gọi làm cô ta khựng chân.
– Cô nương. Miếng ngọc cô đang đeo trên cổ nó chẳng phải vật gì tốt đẹp đâu. Nếu không phải người có duyên với nó, thì hễ ai sở hữu nó đều rước họa vào thân.
Vân Xuyên ngạc nhiên nhìn ông ấy:
– Nó rất đẹp mà, sao phải vứt nó đi. Hơn nữa giá thành của nó cũng không hề nhỏ.
Ông thầy lắc đầu, đưa cho Vân Xuyên một mảnh giấy rồi dặn:
– Sau này nếu cô cần tôi giúp gì thì hãy tới địa chỉ ghi trong đó gặp tôi. Nhưng tôi vẫn muốn khuyên cô, vật này đối với người có duyên thì có lợi, nhưng đối với người không có duyên là bất lợi. Nghe hay không tuỳ cô.
Ông ấy nói xong cũng là lúc lão Nghê cầm tiền công đi tới đưa cho ông thầy, tiễn ông ấy ra cổng.
Vân Xuyên vứt mảnh giấy kia đi, nhưng rồi cô ta lại nhớ đến cảnh đêm qua bị ma đánh, bèn miễn cưỡng nhặt lại mảnh giấy. Vừa đi vừa lẩm bẩm:” Giữ lại thì giữ, biết đâu sau này mình còn có việc cần nhờ đến ông ta.”
Kể từ hôm ấy, vong hồn của cậu Quân Hào không hề xuất hiện thêm lần nào ở trong nhà lão Nghê nữa. Thời gian cũng thấm thoát trôi đi, chẳng mấy chốc đã tới ngày giỗ 100 ngày của cậu Quân Hào. Cũng là ngày vu quy của hai cô gái.