Người Âm Mai Mối

Chương 35



Sự sợ hãi tạo thành một áp lực đè lên cơ thể thím Mười càng thêm nặng nề, đã có lúc thím nghe thấy tiếng xương cốt của mình kêu răng rắc, nhưng nó chỉ xuất hiện trong tâm trí của thím ấy mà thôi.

Tường Vân chạy lên. Vội vàng lao đến đỡ thím Mười, con bé lo lắng hỏi:

– Ối thím ơi, thím có sao không?

Thím Mười đưa bàn tay vòng xuống cửa mình sờ soạng, cơn đau ập đến ngày càng nhiều, chiếc quần thím mặc trên người ướt nhẹp.

Thím Mười nhăn nhó nói:

– Mau, mau sang nhà ngoại Thuỳ Dung gọi người lớn sang đây đưa tao lên trạm xá.

Dặn dò xong thím rên rỉ:” A! A..đau quá, đau chết mất!”

Tường Vân nhanh nhảu đứng phắt đậy, gật đầu đáp:” Vâng!” Rồi con bé vụt chạy ra khỏi nhà.

Khi đó trong phòng cũng lặng phắc. Một tiếng động nhỏ cũng không, ngay cả tiếng móng tay cào sồn sột khi nãy cũng biến mất. Không gian bốn bề xung quanh ngôi nhà lúc này chỉ có tiếng rên rỉ đau đớn của thím Mười, vang vọng.

Một lúc sau, hai vợ chồng bà Phấn cùng nhau chạy sang, theo sau là Tường Vân. Bà Phấn vừa bước vào đã vội chạy đến hỏi con gái:

– Có ổn không Mười? Đi đứng kiểu gì để ngã như vậy hử con?

– U ơi, con đau bụng lắm. Có lẽ con sắp sinh rồi.

Bố thím Mười cũng lo lắng, nói:

– Cố lên con, để thầy u đưa con lên trạm xá.

– Ối! Con đau quá, đau chết mất!

Nghe tiếng gào khóc của con gái càng làm bà Phấn thêm lo lắng, hai ông bà toàn rìu con gái ra ngoài đợi xe tới, thế nhưng cả cơ thể thím Mười lúc này nặng như tảng đá trăm cân, nhấc mãi mà chỉ nhấc được cái mông lên khỏi mặt đất xong lại đập mạnh mông xuống.

– Trời ơi, ông nó ơi. Sao con Mười nó nặng thế không biết.

Ông bố thím Mười thấy tình hình không ổn, ngoảnh lại gắt tiếng, sai Tường Vân.

– Còn đứng ngẩn người ra đó làm gì, mau may chạy sang nhà thím Mười gọi chú Công sang đây.

Tường Vân gật đầu, luống cuống đáp:

– Dạ vâng! Cháu đi ngay đây!

Lại thêm những cơn đau dội đến, đau mỗi lúc một nhiều, càng lúc càng khó chịu. Thím Mười toàn thân túa mồ hôi hột, bầu ngực nhấp nhô do hơi thở gấp gáp, không phải vì sung sướng, mà bởi vì thím đang phải chịu cơn đau hành hạ.

– Thím ơi, chú Công đến rồi!

Thím Mười như tiếp thêm được động lực, một tay ôm bụng, tay kia bấu chặt cổ tay u gồng mình ngẩng mặt lên nhìn chú Công, nói trong cơn đau:

– Anh ơi! Cứu em, em đau chết mất.

Chú Công sà đến, lay lay thím Mười hỏi:

– Em có chuyện gì thế? Còn hơn 2 tháng nữa mới sinh kia mà?

– Em..em..không biết. Hôm nay em đến đây thăm bà ấy, tự dưng lại bị ngã.

– Thôi, chuyện đó tạm gác sang một bên, mau cõng nó lên trạm xá trước cái đã. Nước ối vỡ rồi, không đi mau thì đứa bé chế/t mất.

Chú Công sợ ảnh hưởng đến đứa bé nên sau khi nghe bà Phấn nói vậy lập tức cúi người xuống, toan nhấc thím Mười lên đặt ngồi sau lưng. Nhưng cho dù cả ba người có hợp sức lại nhấc thím Mười lên, thì thím Mười vẫn ngồi yên ở đó, mông chạm đất không hề xê dịch.

– Không ổn rồi, sao cô ấy nặng thế không biết.

Lúc này thím Mười tưởng chừng như mình sắp bị kiệt sức, bất ngờ thím muốn rặn, rặn để đứa con trong bụng trôi ra.

– Mười ơi, cố lên con. Cố lên con gái.

– Ông nó ơi, chúng ta phải làm gì bây giờ? Hình như nó sắp sinh rồi thì phải.

Ông chồng bà Phấn, nói:

– Để tôi chạy vào làng gọi bà đỡ sang đây giúp một tay. Chứ tình hình thế này thì chưa kịp đưa nó lên trạm xá, nó đã đẻ ở dọc đường rồi.

Nói xong ông ấy quay người rời đi luôn.

Thím Mười bắt đầu rạng hai chân ra thật rộng, một tay bấu bà Phấn, tay kia bấu chặt chú Công. Thở phù phù gấp gáp ra mấy hơi, rồi hít vào thật sâu, đó là lúc thím đang vận dụng kinh nghiệm vốn có của mình để áp dụng cho việc sinh con lần này.

Bà Phấn lo lắng đến toát mồ hôi hột, chú Công ở bên kia lo lắng cũng không kém.

Thím Mười hít vào một hơi thật sâu, rồi gồng mình rặn, hét lớn:” Á..a..a..a…”

Đứa bé chui tọt ra bên ngoài trước sự sửng sốt của bà Phấn và chú Công.

Thằng bé không khóc, mặt mày tím tái chắc do nước ối của người mẹ vỡ đã lâu. Nó bé lắm, cân nặng chỉ tầm hơn 1 cân, kèm theo sợi dây rốn lòng thòng.

Bà Phấn vui sướng thốt lên:

– Sinh rồi, sinh rồi. Cái Mười sinh con trai rồi.

Chú Công mặt tái nhợt. Thấy con trai không khóc còn nằm cuộn tròn trong lớp màng bọc thì luống cuống chẳng biết làm gì, mặc gì trong lòng đang lo sốt vó cho sự an nguy của đứa bé.

Đang không biết phải làm gì thì bà đỡ được đưa đến. Bà ấy chạy vào hỏi thăm tình hình, rồi nhấc đứa bé đặt lên chiếc khăn bông trải sẵn trên phản, làm vài ba động tác sơ cứu cũng là lau sạch đi lớp màng bao bọc thằng bé.

Mọi người thấy bà ấy dốc ngược thằng bé xuống, một tay nắm chặt hai chân, tay kia vỗ đôm đốp vào mông, hy vọng đứa bé bật khóc.

Thím Mười nằm bẹp xuống do mất sức, hai mắt mơ màng nhìn đứa con mình vừa sinh, trong lòng lo lắng cho thằng bé hơn là vui mừng, bởi thằng bé được sinh non thiếu tháng.

“ Oe..oe..oe..”

Tiếng thằng bé khóc cuối cùng cũng vang vọng cả căn nhà. Tường Vân lúc này mới bật cười trên môi, cho dù đứa bé không phải con của chú mình, nhưng con bé vẫn vui, vui vì thím Mười được mẹ tròn con vuông.

Mải lo cho hai mẹ con thím Mười mà không một ai để ý đến dòng máu chảy ra từ chỗ thím Mười vừa sinh con, nó đang chảy dài thành dòng về phía cửa buồng của cụ Doãn. Lạ thay, máu vừa chạm cánh cửa đã bị lực vô hình hút khô queo, chỉ đến khi thím Mười được sơ cứu thì dòng máu ấy mới thôi không chảy đến phía cửa buồng nữa.

Bố thím Mười trên đường đi gọi bà đỡ đã thuê luôn hai chiếc xe ôm tới chở mẹ con thím Mười đi bệnh viện. Do bà đỡ bảo đứa bé quá non yếu vì sinh thiếu tháng, chở hai mẹ con thím xuống thẳng dưới đó cho an tâm.

Đợi mọi người về hết, Tường Vân mới lật đật múc chậu nước bưng vào trong nhà, lau chùi sạch sẽ chỗ thím Mười vừa sinh em bé.

Hơn 1 tháng sau, chú Công xuống viện đón hai mẹ con thím Mười về nhà. Nhìn thấy cậu con trai kháu khỉnh hơn trông thấy, lòng chú Công càng thêm vui.

Hôm nay chú Công dậy từ sớm chạy ra chợ mua cái chân giò về hầm đu đủ, để thím Mười tẩm bôt ăn nhiều sữa cho con bú.

Thím Mười vừa bưng bát cơm định ăn, thì bà Phấn đến chơi đánh tiếng từ ngoài sân vọng vào:

– Mấy đứa cơm nước gì chưa? Thầy bảo u mang con cá sang cho mà ăn.

Thím Mười buông đôi đũa, nói với chú Công:

– U đến đấy anh, mở cửa mời u vào.

Thấy nhà đóng cửa im ỉm, bà Phấn lại lên tiếng:

– Mấy đứa có nhà không?

Chú Công mở cửa bước ra tười cười nói.

– U sang chơi đấy à?
– Anh chị làn gì bên trong mà cửa đóng then cài? Để tôi gọi khản cổ không thấy tăm hơi gì.
– U thông cảm, con vừa đón hai mẹ con cô ấy ở bệnh viện về nhà, sợ mở cửa gió máy nên là con phải khép lại đấy u ạ.

Thấy chú Công là người có trách nhiệm, lại một lòng chăm sóc con gái và cháu nên bà Phấn dần quý mên chú Công như con cái trong nhà. Hễ ở nhà có món gì ngon ngon hoặc con tôm con cá cũng mang sang cho.

– Hai mẹ con nó khoẻ chứ? Anh đem con cá này cất nó đi.
– Vâng, hai mẹ con cô ấy khoẻ cả u ạ. Mời u vào nhà chơi.

Chú Công mang cá đem ra cái chum thả rồi kênh nắp đậy lên. Còn bà Phấn bước vào thăm cháu, rồi đưa cho thím Mười lá thư và hỏi:

– Hôm tôi đem quần áo của chị về giặt, tình cờ tôi thấy lá thư này. Chị xem, có cần tôi đem sang cho cái Vân hay không? Là thư của nó đúng vậy không?

Thím Mười đặt bát đũa xuống, giật phăng lá thư trên tay u mình mở ra xem. Vừa mở vừa đáp:

– U có cần tử tế với nó vậy không? Nó là cái thá gì mà mình phải đích thân đem thư sang cho nó.

Bỗng, ánh mắt thím Mười mở to tròn, ngạc nhiên khi đọc xong lá thư được viết nắn nót. Thím Mười vò nát, ném ra góc nhà rồi bảo:

– Con ranh, mới có tí tuổi đầu đã thư với chả từ.

Bà Phấn hỏi:

– Thư của ai viết cho nó thế?
– Còn ai nữa u, là cái thằng Trung Tín cháu nội nhà ông Tâm người trong xóm mình đấy.
– Có thế thôi sao chị phải hậm hực nhue vậy hử? Cơm canh nguội cả rồi kìa, mau ăn đi chớ.

Thím Mười không trả lời, cũng chẳng đoái hoài đến việc ăn uống. Thím đang ngẫm nghĩ về nội dung lá thư và suy tính trong đầu:” Tường Vân, tao sẽ không để cuộc đời được sống trong nhung lụa hơn con gái tao đâu. Để tao xem, mày liên lạc với thằng ranh đó bằng cách gì?” Hừm..

Thì ra, đó là lá thư đầu tiên mà Trung Tín gửi về hỏi thăm cô bạn thân Tường Vân ở quê, sau khi cậu theo gia đình sang Mỹ định cư. Trong lá thư còn có cả số điện thoại và địa chỉ nhà để hai bạn trẻ tiện liên hệ cho nhau. Chỉ tiếc rằng lá thư quan trọng này lại rơi vào tay thím Mười, và bị thím huỷ đi.

Hai mẹ con bà Phấn đang mải nói chuyện với nhau, bỗng tiếng thét thất thanh của chú Công vang lên trong buồng ngủ, làm cả hai giật nảy mình hướng ánh mắt nhìn chăm chăm vào gian buồng, nơi con trai của thím Mười đang nằm ngủ.

“ Trời ạ! Con trai tôi, thằng bé, thằng bé..bị..bị..làm sao thế này?

Chú Công hoảng hốt, thốt mãi mới thành câu.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner