8
Mấy ngày sau, mẹ tôi đi mua thức ăn thì gặp một người bà con. Lúc ấy bà mới biết ba tôi gặp người quen nào cũng há mồm mượn tiền.
Nguyên nhân thiếu tiền cũng do phá của mà ra.
Người vợ mới của ông ta chẳng những đưa Cao Thịnh Dương vào trường tư thục có học phí cao ngất ngưởng mà còn tìm gia sư dạy kèm cho cậu ta với cái giá ở trên trời, chỉ vì bà ta muốn tên gà mờ Cao Thịnh Dương kia trở thành một thiếu niên tài năng.
Ba tôi dạy thêm nên kiếm được không ít, nhưng làm sao đáp ứng nổi sự tiêu pha của Triệu Tiểu Nhã chứ.
Thế là kinh tế trong nhà càng lúc càng đi xuống.
Hơn nữa Triệu Tiểu Nhã chỉ hào phóng với Cao Thịnh Dương mà thôi, còn với ba tôi thì bà ta keo kiệt đến tận cùng.
Nghe nói chỉ cần Cao Thịnh Dương không về nhà thì trên bàn ăn chẳng có món mặn nào cả.
Chẳng trách ba tôi gầy đi nhiều đến thế.
Quần áo ông ta mặc vẫn là mấy món đồ cũ do mẹ tôi mua từ thuở nào.
Chỉ có vài bộ quần áo mà Triệu Tiểu Nhã còn không nỡ bỏ tiền ra mua cho ba tôi, âu cũng là phúc báo của ông ta cả thôi.
Ngay cả thói quen thưởng trà hảo hạng của ông ta cũng chẳng còn nữa.
Bây giờ ông ta chỉ xứng uống trà hoa cúc trong cốc men mà thôi.
Nghe nói ba tôi cũng biết oán than chứ chẳng phải chịu im lặng mãi. Có lần ông ta giận đến lật bàn vì chẳng được ăn món thịt bò nấu với nước tương mà mình đã yêu cần đến tận ba lần.
“Ngày nào tôi cũng mệt như khỉ vì con trai của bà, vậy mà tôi chẳng xứng được ăn thịt bò nấu với nước tương hay sao?”
Nghe nói ba tôi rống to đến mức hàng xóm cách ba tầng lầu cũng nghe được.
Xưa nay ba tôi luôn hờ hững, không hơn thua với đời, thế mà bây giờ lại “nổi tiếng” vì không được ăn bò nấu nước tương, chỉ cần nghĩ đến chuyện này là tôi đã thấy buồn cười rồi.
Chưa hết, ba tôi còn thất bại trong cuộc đánh giá chuyên môn.
Cũng giống như kiếp trước, suất của ông ta bị đổi cho một giáo viên nào đó.
Kiếp trước, ông ta chỉ việc ở nhà khóc lóc kể lể, oán trách lãnh đạo nhà trường không công bằng là mẹ tôi đã chạy đi đòi lại lẽ phải cho ông ta rồi.
Còn bây giờ chẳng có ai làm “đầy tớ” như mẹ tôi, thế nên ông ta đành tự ra trận, đến lý luận với lãnh đạo nhà trường.
Theo cách nói của ông ta thì đây là hành động xúc phạm và sỉ nhục bản thân, nhục nhã vô cùng.
Kết quả là lãnh đạo lấy chứng cứ ông ta thu tiền học thêm của học sinh ra, sau đó thẳng tay đuổi việc ông ta.
Chẳng những không nhận được chức danh nghề nghiệp mà ngay cả bát cơm cũng bị đá đổ, lần này sự tích ba tôi sẵn sàng vung tiền như nước vì tình yêu càng được lan rộng.
“Đúng là vợ cũ tốt hơn nhiều, ông ta sống với vợ cũ phát đạt như thế mà không chịu, cưới con giáp thứ 13 kia vào nhà mới có mấy năm mà mất việc luôn rồi.”
Lúc này đây, câu chuyện tình yêu được bao nhiêu người ca ngợi ở kiếp trước đã trở thành trò cười cho cả thiên hạ.
Ba tôi là “hình mẫu chuẩn mực” cho người đời thấy được quả báo của một kẻ cặn bã và bạc tình, là “tấm gương” hết sức sinh động để những người đang làm vợ biết cách “dạy chồng”, âu cũng được xem là công đức nhỉ?
Sau khi bị đuổi việc, ba tôi bắt đầu mở lớp ôn thi đại học.
Nhưng những việc ông ta làm trước kia đã khiến nhiều người chướng mắt, cho nên số học sinh đăng ký chỉ có hạn.
Dù sao thì thành phố này chẳng lớn bao nhiêu, trước khi cho con em đi học, phụ huynh thường tìm người hỏi thăm trình độ của giáo viên đó.
Tôi sẽ không đưa ra đánh giá về năng lực giảng dạy của ba tôi, nhưng cô bạn thân cấp ba của tôi kể lại, có rất nhiều người tìm cậu ấy để hỏi xem ba tôi có thật sự tồi tệ như lời đồn hay không.
Mỗi lần như vậy, cô bạn ấy sẽ truyền bá nội dung của phần PPT năm nào một cách thật sinh động.
Không biết có phải vì thế mà lớp dạy thêm của ba tôi cứ “sống dở c.h.ế.t dở” hay không, nghe nói Triệu Tiểu Nhã và ba tôi thường gây gổ với nhau vì vấn đề tài chính.
Ba tôi rất bất mãn với việc Triệu Tiểu Nhã cho Cao Thịnh Dương học thêm ở chỗ có học phí quá cao.
Triệu Tiểu Nhã lại nghi ngờ năng lực giảng dạy và năng lực kinh doanh của ông ta.
Để kiếm kế sinh nhai, Triệu Tiểu Nhã bắt đầu mở một quán ăn nho nhỏ dành cho học sinh đang ôn thi tại nhà với lý do tiết kiệm thời gian cho tụi nhỏ.
Triệu Tiểu Nhã nói thức ăn do bà ta nấu đều dựa trên tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho con trai mình, vì vậy đám học sinh phải trả 50 tệ cho mỗi bữa cơm.
Rồi chẳng biết do thời tiết oi bức hay vì Triệu Tiểu Nhã tham lợi nên mua đồ quá hạn mà quán ăn mới mở được một tuần thì có năm học sinh học thêm chỗ ba tôi đã bị ngộ độc thực phẩm, phải đưa đi cấp cứu gấp.
May là không có ai ch.ế.t.
Ngày đó Cao Thịnh Dương chẳng muốn ăn nên mới không trúng độc, thế là phụ huynh của năm học sinh kia lập tức báo cảnh sát vì nhận định Triệu Tiểu Nhã cố ý đầu độc con họ.
Sau đó, tuy đã điều tra được nguyên nhân là do nguyên liệu ôi thiu, nhưng Triệu Tiểu Nhã không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, việc mở quán ăn là phạm pháp, cho nên ba tôi đã bị phạt rất nhiều tiền, lớp dạy thêm cũng được lệnh đóng cửa.
Thật ra, đã đến bước này thì dù không đóng cửa cũng chẳng có ai tới nữa.
Ba tôi cùng đường, cuối cùng mới nhớ tới mẹ tôi.
Ông ta đến cầu xin mẹ tôi vì hay tin bà vừa mua căn nhà ở khu phố cổ.
Ông ta nước mắt ngắn nước mắt dài trước mặt mẹ tôi, còn nói lúc đó mê muội nên mới bỏ người vợ hiền như bà để rước thứ sao chổi Triệu Tiểu Nhã kia.
Khi ấy ba tôi đã gầy đến trơ xương, râu ria xồm xoàm, đầu tóc bạc trắng cả một mảng, trông già nua vô cùng. Còn đâu phong thái lịch thiệp xa lánh thế nhân của trước kia nữa chứ?
Trái ngược với ông ta, mẹ tôi vừa dịu dàng vừa nhã nhặn, nét mặt sáng bừng phơi phới, ai không biết còn tưởng rằng ông ta là bậc cha chú của mẹ tôi đấy.
Mẹ tôi cười ha hả, hỏi ông ta xem có biết mình đang nói cái gì hay không.
“Chẳng lẽ nước tiểu của ông đục quá nên ông không soi được cái nết của mình hả?”
Ba tôi xin lỗi liên tục, ông ta nói mình biết sai rồi, cầu xin mẹ tôi cho ông ta cơ hội cuối cùng.
Lúc mẹ tôi gọi bảo vệ tới để lôi ba tôi đi thì Triệu Tiểu Nhã lại chạy xộc vào nhà chúng tôi.
Bà ta vừa khóc lóc ầm ĩ vừa mắng mẹ tôi giỏi giả vờ ngây thơ, thứ trà xanh, ly hôn rồi mà vẫn quyến rũ ba tôi, đồ không biết xấu hổ.
Ba tôi thẳng tay tát Triệu Tiểu Nhã, không cho bà ta ngậm máu phun người nữa. Rõ ràng kẻ luôn tỏ ra ngây thơ nhưng âm thầm ăn tươi nuốt sống người khác là bà ta, kẻ vờ vịt yếu đuối nhưng thực chất là trà xanh lòng dạ ác độc cũng chính là bà ta cơ mà.
Nhớ đến tình cảm chân thành khi xưa, ba tôi tức đến độ chỉ thẳng vào mặt bà ta và mắng bà ta là đồ sao chổi, không chỉ khắc ch.ế.t chồng trước mà còn hại ông ta cửa nát nhà tan.
Càng nói ba tôi càng khóc dữ dội hơn.
Hệt như mọi bất hạnh mà người khác phải hứng chịu đều là lỗi lầm của Triệu Tiểu Nhã vậy.
Nếu không có bà ta thì lúc này ông ta sẽ được ôm ấp vợ hiền con ngoan, hạnh phúc miễn bàn.
Triệu Tiểu Nhã ngây ra mấy giây, đến khi bà ta phản ứng kịp mọi chuyện thì bắt đầu mắng nhiếc ba tôi điên cuồng.
Bà ta nói ba tôi là đồ ăn bám, nếu khi trước ba tôi không nịnh nọt lấy lòng thì còn lâu bà ta mới để ý đến ông ta.
Bà ta còn nói ba tôi là thứ hèn kém chẳng có năng lực, bà ta xui tám kiếp mới vớ phải ông ta.
Hai người chửi nhau, bêu rếu khuyết điểm của nhau, thậm chí còn lao vào đánh nhau.
Cứ như hai người họ chẳng phải là vợ chồng mà là kẻ thù không đội trời chung vậy.
Tôi xem kịch đến sững sờ.
À, hiển nhiên là rất hả hê nữa chứ.
Cuối cùng mẹ tôi phải báo cảnh sát với lý do bọn họ cãi cọ ầm ĩ, ảnh hưởng đến người ngoài, thậm chí còn làm cây cỏ xung quanh “thảng thốt” không kém.
Nghe nói ba tôi và Triệu Tiểu Nhã không chịu hòa giải, cuối cùng họ bị đưa vào phòng tạm giam, năm ngày sau mới được thả ra.
9
Nửa năm sau, tôi thi đại học.
Hôm thi xong, mẹ tôi nghiêm túc kể cho tôi nghe một chuyện.
Hóa ra trước kỳ thi đại học một tháng, ba tôi mắc bệnh ung thư, Triệu Tiểu Nhã hay tin thì muốn ly hôn với ông ta.
Dưới cơn nóng giận, ba tôi đã ch.é.m Triệu Tiểu Nhã và Cao Thịnh Dương.
Mẹ tôi nói, sau khi ba tôi bị bắt, ông ta vẫn luôn miệng nói với cảnh sát rằng mình là giáo viên, luôn làm gương cho mọi người. Trước khi kết hôn với Triệu Tiểu Nhã, ông ta là người thanh nhã, sống trong sự ngưỡng mộ và tôn trọng của kẻ khác. Hôm nay ông ta trở thành tội phạm là do người phụ nữ tham lam kia bức ép mà ra.
Trông mẹ tôi rất bình tĩnh khi kể chuyện đó cho tôi nghe. Bà không muốn ảnh hưởng đến kì thi đại học của tôi nên cố ý chờ tôi thi xong mới kể.
Tôi chẳng nói gi, chỉ hỏi mẹ xem tối nay đi ăn ở đâu.
Suy cho cùng, chữ “ba” và vị trí đó đã không còn tồn tại trong tim tôi kể từ kiếp trước rồi.
Sau khi có kết quả thi, tôi đứng thứ 99 toàn thành phố với môn Khoa học tự nhiên. Nào ngờ ngay lúc ấy tôi lại nhận được cuộc gọi từ trại tạm giam.
Cảnh sát trong trại tạm giam nói cho tôi biết, thời gian của ba tôi không còn nhiều lắm, hy vọng tôi có thể tới thăm ông ta.
Tôi hỏi vị cảnh sát nọ, Trần Hoán còn nói gì nữa.
Người kia đáp, ba tôi bảo tôi là tác phẩm tuyệt vời nhất của cuộc đời ông ta, tôi khiến ông ta hạnh phúc vô cùng, chỉ cần nghĩ đến tôi là ông ta đã thấy đời này chẳng hề uổng phí.
Tôi im lặng một lúc lâu, sau đó nhờ vị cảnh sát nọ chuyển vài lời cho Trần Hoán.
“Khoảnh khắc hạnh phúc nhất của chúng tôi, chính là ngày mẹ tôi ly hôn với ông ta.”
“Tôi thấy hơi tiếc vì ba tôi đã gi.ế.t Triệu Tiểu Nhã chứ không phải là ngược lại. Đối với tôi, thà rằng Triệu Tiểu Nhã g.i.ế.t ch.ế.t ba tôi còn hơn. Bây giờ tôi không thể thi công chức được nữa, ba tôi chẳng suy nghĩ cho tôi chút nào cả. Tôi ghét ba.”
Có lẽ vị cảnh sát nọ không ngờ tôi sẽ nói như thế, nhưng tôi cứ dặn đi dặn lại, thế là ông ấy đành phải đồng ý chuyển lời hộ tôi.
Sau khi cúp điện thoại, tôi phát hiện mẹ tôi đang chạy về phía mình.
Gió hè thổi tung làn tóc vừa mới làm của mẹ, trông bà càng ngày càng đáng yêu.
Tôi mỉm cười, vừa vẫy tay vừa chạy tới chỗ mẹ.
Dường như cảnh sắc tươi đẹp đang đón chờ trong tương lai phía trước.
—- HẾT —-