Lá Thư Từ Quá Khứ

Chương 6



“Vương Dũng nói cháu ở trong tay tên buôn m/a tú/y đó thêm một phút thì sẽ càng nguy hiểm thêm một phút. Hơn nữa…cháu là con gái của Châu Nghị.”

13.

Bởi vì bố tôi đã hi sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ, cảnh sát nào cũng hiểu rõ điều này mà lại chẳng thể nói ra nên lúc tôi bị bắt cóc thì họ đặc biệt quan tâm đến vụ án này.

Cảnh sát Vương Dũng đã hi sinh thân mình để cứu tôi.

Có lẽ ông cũng có một cô con gái, từ giờ cô bé ấy đã mất đi bố của mình rồi.

Tôi nhìn Vương Dũng trong bức ảnh đen trắng, cảm xúc trong lòng chậm rãi tuôn trào.

Có một số người thì lần gặp gỡ đầu tiên cũng chính là lần gặp gỡ cuối cùng.

Nếu như ông ấy biết rằng cứu tôi sẽ mất mạng thì liệu ông ấy có hối hận không?

Tạ Uyên đã cho tôi câu trả lời của câu hỏi này.

“Châu Dư Vãn, tớ muốn chuyển về ban Tự nhiên. Lúc trước cậu hỏi tớ, ước mơ của tớ có phải là làm cảnh sát không?”

“Có lẽ lúc này cậu đã đoán được tớ nghĩ gì rồi đúng không, tớ muốn làm cảnh sát hình sự.”

Tôi nhìn anh, trên gương mặt anh hiện lên sự kiên định mà tôi vẫn quen thuộc.

“Lúc cậu bị bắt cóc, tớ chẳng thể giúp gì được cả, cảnh sát còn có thể lên kế hoạch để cứu được cậu, còn tớ thì…”

Anh ấy dừng một chút, gằn từng chữ: “Đến cả tư cách vì cậu mà ch/ết, tớ cũng không có.”

Tất cả mọi thứ dường như đã trở về đúng quỹ đạo mà tôi quen thuộc. Nhưng Tạ Uyên à, em không muốn anh ch/ết vì em, em không muốn anh vì người khác mà ch/ết.

Em chỉ muốn anh được sống thật tốt.

“Nếu như một ngày nào đó, cậu cũng hi sinh thân mình cứu tớ giống như Vương Dũng thì sao?”

Nước mắt tôi trào ra, nhỏ xuống mu bàn tay Tạ Uyên, anh cuống cuồng lau cho tôi.

“Nhưng lúc đó bất kể tớ có bi thương khóc đến thế nào thì cậu cũng không thể ở đó giúp tớ lau nước mắt được.”

“Tớ tin là chú Vương Dũng sẽ không hối hận đâu, nếu sau này thật sự xảy ra chuyện như vậy thì tớ cũng sẽ không hối hận.”

“Châu Dư Vãn, tớ tin bố của cậu cũng sẽ không hối hận.”

Ý của Tạ Uyên là nếu như trên thế gian này ai cũng đều tham sống sợ chết, chỉ quan tâm đến bản thân mình thì ở thế gian đó sẽ không có những người như chú Vương Dũng đến cứu tôi, tôi cũng sẽ không thể sống sót trên thế gian này được.

Tạ Uyên đã quyết định điều gì thì sẽ không thay đổi.

Anh ấy về lại ban Tự nhiên thì việc tôi học ở ban Xã hội đã chả còn ý nghĩa gì nữa rồi, thế nên chúng tôi cùng nhau chuyển về học ban Tự nhiên.

Chỉ có điều mối quan hệ của chúng tôi đã rơi vào trạng thái rất khó xử. Ngày nào anh ấy cũng đi ngang qua nhà tôi và gọi “Châu Dư Vãn, đưa tớ đi cùng với”.

Không nói thừa thêm từ nào nữa.

Cho đến một hôm cuối tuần, tôi nhìn thấy Tạ Uyên lén đi ngang qua cửa nhà tôi, như thể không muốn để bị tôi phát hiện ra vậy.

Vì tò mò nên tôi đi theo anh.

Cửa gỗ màu trắng được trang trí theo phong cách rất văn nghệ. Trên cửa treo một tấm bảng gỗ nhỏ, trên tấm bảng gỗ khắc bốn chữ.

Bưu điện Thời Không.

14.

Tạ Uyên đưa một chồng thư dày cho nhân viên cửa tiệm.

“Xin chào, bạn muốn gửi nó đến năm nào?”

“Gửi theo thứ tự của tôi đánh dấu, từ năm 2024 đến 2095, có tất cả thảy 72 bức ở đây.”

72 bức thư? Vậy bức thư tôi nhận được vào năm 2024 là bức thư mà Tạ Uyên đã gửi lần đầu tiên vào năm 2014.

Mấy bức thư sau này viết cái gì vậy?

Sau khi Tạ Uyên rời đi thì tôi lặng lẽ lẻn vào.

“Xin chào, tôi là bạn của chàng trai vừa rồi. Tôi có thể đọc thư của cậu ấy không?”

“Xin lỗi, đây là quyền riêng tư của khách.”

Cô nhân viên ngẩng đầu lên, lộ ra khuôn mặt dưới chiếc mũ, hóa ra là cô gái nhỏ đã tiếp tôi ở năm 2024.

“Cô…không phải…”

Tôi ngây người nhìn cô ấy, và cô ấy mỉm cười với tôi.

Tôi đột nhiên cảm thấy hơi bối rối, đầu tôi bắt đầu choáng váng.

Trong giây tiếp theo, tôi mất đi ý thức.

“Cô ơi, cô tỉnh dậy đi, cô ơi.” Tôi bị một chàng trai lay cho tỉnh giấc, mở mắt ra vẫn là cửa tiệm quen thuộc này.

“Cô gái lúc nãy còn rất trẻ, nhìn như mới vừa 18 tuổi thôi.” Tôi lo lắng miêu tả.

“Cô ơi, tôi không biết cô đang nói gì nữa, tôi quản lý cửa tiệm này đã lâu rồi nhưng chưa bao giờ gặp người như cô nói.”

Đầu óc tôi trống rỗng: “Vậy tôi muốn gửi một lá thư, gửi đến năm 2014 có được không?”

“Cô ơi, cô lại nói đùa rồi. Thư của cửa tiệm chúng tôi chỉ có thể gửi đến tương lai thôi. Chúng tôi làm việc này bằng cách lưu trữ thư của khách hàng.”

Sao có thể? Những gì tôi vừa trải qua có phải là thật hay không? Hay chỉ là một giấc mơ?

Tôi cố nhớ lại, những điều mới xảy ra ngày hôm qua đang dần trở nên cũ kỹ trong ký ức của tôi.

Khoảng thời gian mơ hồ trước kia nay đã biến thành sự thật, đó thật sự là những gì mà tôi đã trải qua.

Có phải tất cả những điều này đều đã được định trước rồi không?

Một năm sau, tại nghĩa trang, tôi cầm ba bó hoa, một cho người tôi yêu, một cho bố tôi và một… cho chú Vương Dũng.

Có ba người mà tôi biết ơn nhất đã nằm lại mảnh đất này.

“Ân Ân, đến đây lạy nào.” Tôi vẫy tay với cậu bé ở đằng xa.

Thằng bé nhìn thấy tôi vẫy tay thì thân hình nhỏ nhắn của nó chạy một mạch về phía tôi.

“Mẹ ơi, đây là ai thế ạ?”

15.

Năm Tạ Uyên 23 tuổi, anh đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ để cứu một cô gái. Sau đó cô gái ấy yên ổn kết hôn và có một đứa con, nhưng không may là cả hai vợ chồng họ gặp phải một tai nạn xe hơi.

Cả hai vợ chồng đều tử nạn, để lại đứa con thơ dại.

Tôi nhận nuôi đứa trẻ này.

“Đây là bố của con, đây là ông ngoại, còn đây là ân nhân cứu mạng của mẹ.”

“Họ đều là người vô cùng quan trọng đối với mẹ.”

Tôi nhìn dáng hình nhỏ nhắn, dễ thương cất tiếng gọi “Bố”, “Ông ngoại”, “Ông ân nhân” mà lòng tôi quặn thắt.

“Mẹ ơi, họ làm gì vậy?”

“Họ là cảnh sát.”

“Đều là cảnh sát?”

“Phải.”

“Sau này Ân Ân lớn rồi cũng muốn làm cảnh sát.” Ân Ân nhìn tôi, nghiêm túc nói với tôi.

Lúc này, tôi mới hiểu câu “không hối hận” trong lời nói của Tạ Uyên có nghĩa là gì, tôi cũng tin rằng bố tôi và chú Vương Dũng cũng sẽ không hối hận.

Giờ phút này, tôi đã thực sự hiểu Tạ Uyên.

“Mẹ ơi, bố đi đâu rồi ạ?”

“Bố đi cống hiến những điều to lớn rồi con à.”

Sau khi nhìn thấy di chúc mà Tạ Uyên để lại, tôi đã biết lý do tại sao anh ấy lại muốn hiến dâng toàn bộ thân xác cho việc nghiên cứu y học.

Chỉ vì một lời nói vô tình của tôi lúc chúng tôi học đại học.

“Người đồng ý hiến xác để nghiên cứu khoa học ít quá, thật hy vọng ngày càng có thêm nhiều người làm việc có ý nghĩa này.”

Tôi mãi mãi tự hào về anh ấy.

Sau đó, tôi cứ nghĩ về ý nghĩa của việc đưa tôi trở lại tuổi 19.

Có lẽ không phải để thay đổi cái kết của câu chuyện mà là để vẽ nên một cái kết có hậu cho câu chuyện này.

Cho cuộc chia tay bất ngờ này một cơ hội để nói lời tạm biệt.

Những cơn mưa phùn ở vùng Giang Nam luôn mang theo những sự ưu sầu.

Tôi cầm chiếc ô giấy dầu và đứng trước cửa nhà, trong hòm thư có thêm một bức thư mới.

[Vãn Vãn, trước khi chúng ta ở bên nhau thì anh chỉ có thể lén lút gọi em như vậy thôi.

Đây là bức thư tình đầu tiên anh viết cho em, và chắc chắn nó sẽ không phải bức thư cuối cùng, về sau mỗi năm em sẽ đều nhận được nó.

Trước khi học đại học, anh đã luôn nghĩ điều quan trọng nhất chính là học. Chỉ học mới có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu, những lý tưởng của riêng mình.

Đứa trẻ ở vùng Giang Nam đó, không hiểu điều này.

Vãn Vãn, bây giờ chúng ta đã đủ tư cách trở thành cảnh sát và bác sĩ pháp y chưa?

Chúng ta đã kết hôn chưa? Vãn Vãn, khi em nhận được bức thư này thì chắc là anh đang ở bên cạnh em nhỉ.

Năm ba mươi tuổi có phải anh cảm thấy dáng vẻ năm mười chín tuổi của mình rất kệch cỡm không?

Sau khi kết hôn, chắc là anh sẽ không nói “Vãn Vãn, đưa anh theo với” nữa.

Anh sẽ là người đưa em đi làm mỗi ngày, anh sẽ nói “Vãn Vãn, anh đưa em theo nhé…”]

Trang giấy thấm nước mưa và nước mắt, để lại những vệt nước hình tròn.

Từ nay cho đến hết quãng đời này, mỗi năm tôi đều nhận được một bức thư như vậy.

Mưa ở Giang Nam.

Mây nhẹ lững lờ trôi qua núi, gió thổi qua muôn trùng sơn.

Tôi mặc một chiếc sườn xám, cầm một chiếc ô giấy dầu và bước lên những viên gạch đá màu xanh.

Con ngõ dài đắm mình trong màn mưa, hai bên mành treo dưới hành lang ướt đẫm nước.

Tôi đợi một người, đã đợi rất nhiều năm rồi.

Anh ấy tỏa sáng như chàng trai thanh xuân, người anh như tỏa ra những tia nắng ấm áp, chói chang.

Anh ấy quắt queo như những chiếc lá mùa thu, ướt đẫm trong dung dịch formalin, trương lên.

Sự nhớ nhung giống như cơn mưa ở Giang Nam vậy, dai dẳng và triền miên.

Tôi nghe thấy giọng nói của Tạ Uyên trong gió xa.

“Vãn Vãn, anh đưa em theo nhé.”

HẾT.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner