Người Âm Mai Mối

Chương 4



Lúc này, giọng nói ma mị kia lần nữa vang lên:” Cứu cháu tôi với cô ơi, làm ơn cứu cháu tôi…”

Tường Vân đưa tay lên dụi mắt, bất giác hỏi:” Cháu cụ đang ở đâu?”

Người đó trả lời:

“ Cháu tôi bị nhốt trong giỏ ếch kia kìa. Hôm qua nó không nghe lời dặn bên trốn ra ngoài chơi, nào ngờ bị người bắt nhốt, còn tính đến chuyện làm thịt làm mồi nhắn.”

Chẳng hề suy nghĩ gì nhiều, cũng không lường trước được sự việc nếu như thím Mười phát hiện ra mình là người thả ếch trong giỏ đi, bởi con bé còn quá non dại. Sau khi nghe ông cụ kia cầu xin vậy, Tường Vân đã gỡ giỏ ếch xuống, đưa mắt ghé sát vào miệng giỏ liếc vào, trong số ba con ếch bị bắt nhốt, thì có một con toả ra luồng ánh sáng màu xanh nhạt, cặp mắt trong veo mở tò tròn, miệng kêu ộp ộp như muốn nói gì đó với Tường Vân.

Giọng ông cụ vang lên, rất khẽ, thoảng bên tai chỉ đủ mình Tường Vân nghe:

“ Mở nắp giỏ ra đi cô ơi, đổ ếch ra.”

Lời ông cụ nói như có ma lực, khiến Tường Vân nghe theo răm rắp. Sau khi đổ số ếch trong giỏ kia ra, thì ba con ếch chọn ba hướng khác nhau nhảy phóc đi, thoáng cái đã không thấy bóng dáng chúng đâu nữa.

Giọng cười khà khà sâu thăm thẳm thình lình vang dội, báo hại toàn thân Tường Vân run cầm cập.

Ông ấy nói:
“ Cảm ơn cháu nhiều nhé, cô bé. Ơn cứu mạng này ta xin ghi tạc vào lòng. Người tốt, ắt được trời thương. Cứ sống lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài.” Khà..khà..khà..khà…

Bên tai Tường Vân ù đi vì tiếng gió rít, giọng nói kia cũng bị gió cuốn đi xa..xa mãi..xa mãi…một lúc sau tiếng gió ngừng thổi, giọng nói của ông cụ cũng im bặt. Bầu trời trở về trạng thái ban đầu, không một cơn gió lay động.

“ Mày chết trong đó rồi hả Tường Vân? Trời sáng bạch ra rồi vẫn không chịu thức dậy pha cám cho lợn ăn.”

Tiếng quát mắng kèm theo lời trách móc của thím Mười từ ngoài giếng vọng vào làm Tường Vân choàng tỉnh. Hai mắt con bé nhìn trân trân lên mái nhà, ngẫm nghĩ về mộng như thật đêm hôm qua mình nằm mơ thấy. Con bé tự hỏi bản thân” giấc mơ đêm qua có thật hay không? Thím Mười có người yêu mới là thật hay giả? Câu chuyện ông lão nhờ mình trong đêm thực hư thế nào?” Bao nhiêu câu hỏi cứ hiện hữu trong tâm trí con bé.

“ Tường Vân, mày đâu rồi. Con ranh này, để tao gọi khản cổ vẫn không chịu dậy cho lợn ăn có phải không?”

Tường Vân giật mình, kéo mình về thực tại. Vội ngồi dậy tụt xuống khỏi giường, chỉ kịp kéo tấm chăn mỏng đắp lên người cho cậu em trai rồi chạy tọt ra ngoài sân, lắp bắp đáp:

“ Dạ..dạ..con dậy rồi thím ơi.”

“ Cái thứ mất nết, tao tưởng mồm mày bị câm rồi chứ? Ở đâu ra cái thói tao gọi hai ba câu không thèm thưa thế hả? Mày khinh thường tao đấy à?”

“ Cháu..cháu..xin..lỗi. Do cháu ngủ say quá thím à. Cháu đi pha cám cho lợn ngay đây ạ.”

Thím Mười quắc mắt, quát:

“ Còn không nhanh nhanh làm đi, tao đá đít cho tỉnh ngủ bây giờ.”

Trời vẫn còn chưa sáng hẳn, hàng xóm lác đác đôi nhà lên đèn, vậy mà thím Mười bắt con bé dậy sớm giúp mình công việc nặng nhọc, quá sức lao động so với độ tuổi của con bé.

Đang múc cám trong xoong ra thùng để pha, thím Mười từ đằng sau phăm phăm bước tới, giật bay cái gáo trên tay Tường Vân, đánh mông hất con bé ra xa xém chút nữa bị ngã. Nhìn con bé lườm nguýt đay nghiến:

“ Cái thứ vô dụng, đồ bỏ đi. Loại sao chổi khắc chết bố mẹ như mày còn chứa chấp trong nhà ngày nào thì tao còn xui xẻo ngày đó.”

Con bé mặt tái mét nhìn thím. Không dám cãi nửa lời, đứng im nhìn thím Mười khoắng vào xoong cám lợn.

Vừa nói, thím Mười vừa thọc tay vào vớt những củ khoai lang lun run ra khỏi nồi cám. Ném nó xuống cái rổ dưới chân, làu bàu nói:

“ Bữa sáng của mấy bà cháu mày đấy. Loại người ăn hại không giúp được việc gì thì chỉ có mà bốc cám bỏ vào miệng ăn thôi. Nhưng tao là người tốt, bụng dạ ngay thẳng không phải kẻ tiểu nhân, nên mới tận tay vớt khoai lang ra cho mấy bà cháu mày ăn đấy.”

Không mất nhiều thời gian, rổ khoai được vớt ra từ nồi cám lợn đã được lưng rổ thím Mười mới dừng lại, ném phạch cái gáo xuống thùng cám, trợn mắt quát nạt con bé:

“ Sao mày đứng như trời trồng thế hả con này, mau mau pha cám xách ra ngoài chuồng đổ cho lợn ăn đi chứ hử?”

“ Vâng..vâng..con làm ngay đây thím.”

“ Con mẹ mày hồi còn sống nó chậm như rùa, bây giờ mày cũng thế. Nhìn ngứa hết cả mắt, ngứa cả ga .”

Nghe thấy thím Mười đưa mẹ ra xỉ vả, hai mắt Tường Vân đỏ hoe muốn khóc. Mới nhỏ tuổi vậy thôi, nhưng có bé rất hiểu chuyện và siêng năng. Chỉ là do thím Mười không ưa con bé nên cả ngày hễ thấy mặt Tường Vân là chì chiết, đay nghiến luôn mồm miệng.

Thím Mười bưng rổ khoai ra giếng, múc gầu nước xối ào ào rồi đặt”phẹt” cái, xuống nền. Mắt liếc vào trong buồng phía bà Doãn nằm ngủ, vẻ hằn học lộ rõ trong đôi mắt.

Thím Mười cúi xuống, múc nước rửa chân, làu bàu trong miệng:” Già cả vô dụng không chết sớm cho thân gái này đỡ khổ, đã không làm được lại còn sống dai, báo con cháu phải hầu hạ. Trời sáng bảnh mắt ra rồi vẫn không thèm dậy, hay muốn con này cơm bưng nước rót vào tận phòng, hầu tận miệng? Hừ..bà đứng có nằm mơ nhé bà già.”

Ăn sáng xong, thím Mười vác cuốc ra đồng làm việc, ở nhà chỉ bốn bà cháu. Con bé Thuỳ Dung bằng tuổi với Tường Vân, nhưng chẳng bao giờ phải làm việc gì nặng nhọc đụng đến chân tay. Do quen được mẹ nuông chiều từ nhỏ nên con bé có phần sống ỉ lại vào người khác. Ngoài ra, nó còn thừa hưởng trọn vẹn cái tính ngoa ngoắt chanh chua ghê gớm của mẹ mình.

Thấy Thuỳ Dung sang nhà bác hàng xóm chơi, bấy giờ còn hai bà cháu ngồi nhổ cỏ ngoài vườn, con bé Tường Vân mới kể lại chuyện đêm qua cho bà nội nghe.

“ Bà ơi, đêm qua con thấy chú Mười về thăm nhà bà ạ.”

Cụ Doãn khựng tay, ngước lên nhìn cháu gái nét mặt hơi đăm chiêu, chẹp miệng hỏi:

“ Thế cháu có tận mắt trông thấy chú Mười không? Hay do nằm mơ hả cháu?”

Con bé khẳng định:

“ Cháu thấy chú Mười thật mà bà. Chú Mười buồn lắm, nhìn cháu mãi mới đi.”

Cụ Doãn muốn khóc vì thương nhớ con. Mới năm ngoái cụ mất đi cả trai lẫn con dâu, nay lại mất thêm người con trai thứ duy nhất. Tim cụ Doãn như vỡ vụn, cụ còn nhớ cảm xúc đau đớn như in ngày hôm đó, khi người ta chở hai cái xác lạnh lẽo cứng đơ của con trai và con dâu cụ về nhà.

Cụ Doãn gật gù, thở dài nói với Tường Vân:

“ Không sao đâu cháu à. Chú nhớ mọi người, nhớ gia đình nên ghé thăm nhà mà thôi. Hồi ông nội con vừa mới mất cũng vậy, đêm nào ông con cũng về thăm nhà, hết đi loanh quanh lại nhìn ngó vào từng giường. Khi đó, bà thức dậy thắp hương, khấn vái xong ông nội mới yên tâm đi.”

“ Thế hôm sau ông còn về thăm nhà không bà?” Con bé Tường Vân ngây thơ hỏi.

Cụ Doãn mỉm cười móm mém, nói:

“ Không đâu cháu à. Ông phải đến nơi thuộc về mình. Ở dưới đó ông cũng có bạn, có người quen nên ông bảo ông không thấy buồn.”

Nói thì nói vậy thôi, chứ trong lòng cụ Doãn buồn đến thối ruột gan. Tận mắt lần lượt chứng kiến người mình yêu thương ra đi, lòng cụ lại đau như cắt.

Tưởng Vân kể tiếp:

“ Con còn nằm mơ có một ông cụ dẫn con ra giếng, bảo con thả mấy con ếch trong giỏ ra.”

Lần này sắc mặt cụ Doãn thay đổi hẳn, ánh mắt nhíu lại, đôi lông mày nhăn túm, ngẫm nghĩ trong giây lát rồi cụ hỏi:

“ Thế cháu có nhìn thấy mặt ông ấy không? Sao ông lấy bảo cháu thả mấy con ếch?”

Con bé ngây ngô trả lời:

“ Có bà nội ạ. Ban đầu cháu chỉ nghe thấy giọng ông ấy nói, sau khi thả ếch xong thì cháu thấy ông ấy xuất hiện. Ông đứng cạnh bụi chuối, râu tóc bạc phơ như trong truyện cổ tích mẹ từng kể cho cháu nghe. Bên cạnh còn dắt theo một cậu bé, khoảng chừng bằng em trai cháu.”

“ Thế ông ấy nói với cháu những gì?”

Con bé hồn nhiên đáp:

“ Cháu quên rồi bà, đang mơ đẹp thì thím quát bên ngoài nên ông ấy sợ quá biến mất.”

Câu chuyện của hai bà cháu vô tình để Thuỳ Dung nghe thấy. Con bé bĩu môi, nghĩ thầm trong đầu:

“ Thì ra chính chị thả ếch của mẹ đi, để xem trưa nay mẹ phạt chị như thế nào? Hi hi hi hi..”
Nghĩ đến đây con bé liền chạy sang nhà hàng xóm chơi, còn hai bà cháu vẫn cặm cụi ngồi nhổ cỏ.

Trưa đến. Thím Mười đặt cây cuốc ngoài gốc nhãn rồi đi ra giếng kéo nước rửa chân tay. Chợt nhìn lên giỏ ếch mừng thầm trưa nay có bữa thịt ếch thơm phức. Chợt, ánh mắt thím Mười khững lại, đôi lông mày nhíu cả vào nhau, nghiêng miệng giỏ ếch dốc xuống lắc lắc, tá hỏa phát hiện chẳng con ếch nào trong giỏ.

Thím Mười gào ầm lên:

“ Trời đất ơi, rõ ràng tối qua mình nhốt ba con ếch trong giỏ này cơ mà? Nay chúng biến đi đâu cả rồi?”

Tường Vân đang ngồi nấu cơm trong bếp, nghe tiếng thét của thím Mười ngoài giếng khiến nó giật cả mình. Tay cầm cây đũa cái đang khoắng nồi cơm sôi sùng sục, cũng phải khựng lại theo. Con bé run rẩy, đậy xong nồi cơm rồi định chạy ra nhận tội, thì đúng lúc đó Thuỳ Dung đi chơi về, chỉ tay vào Tường Vân mách lẻo:

“ Là chị ấy thả ếch của mẹ ra đó.”

Tường Vân tay nắm vạt áo, lí nhí đáp:

“ Con..con….con..”

Thím Mười trợn trừng mắt, phóng tia nhìn sắc bén như dao quét ngang qua chỗ Tường Vân, cơn tức giận đang trào dâng trong lòng thật khó diễn tả hết bằng lời.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner