Kiều và Trang bước vào lớp học những tiếng bàn tán xôn xao ngay lập tức lặng phắc. Kiều không vội ngồi vào bàn, cô đứng trên bục giảng quét ánh mắt nhìn xung quanh, chợt dừng lại chỗ Ý An, chậm rãi uyển chuyển từng bước tiến xuống.
Độp.!!! Tay Kiều ghì chặt quyển sách mà Ý An đang đọc trên tay xuống bàn, tạo ra âm thanh chua chát khiến mọi ánh mắt đổ dồn về phía họ.
Ý An ngước lên, nhìn Kiều hỏi:
-Bạn cần gì?
Kiều cười nhếch môi, giọng khinh khỉnh nói:
-Thứ tôi muốn bạn có chắc đáp ứng được không?
Ý An nhún vai:
-Về vật chất thì chắc là không, còn về giúp cậu đạt điểm cao trong kỳ thi cuối cấp chắc có lẽ mình làm được, nếu như cậu thật lòng muốn mình giúp.
Cả lớp ồ lên cười sau câu nói của Ý An, bởi họ biết thành tích học tập của hai chị em Kiều, được dùng tiền chạy điểm. Ý An thì khác, nhà cô nghèo nhưng 11 năm nay cô luôn đạt học sinh giỏi cấp thành phố, nhìn vào bảng thành tích học tập của cô khiến ai nấy đều nể phục. Đáng lẽ Ý An học trước họ một khóa, song do hoàn cảnh quá khó khăn nên cô nhập học trễ mất một năm.
Trang đứng phắt dậy, chỉ tay năm ngón xung quanh lớp lên giọng quát:
-Các cậu cười ai thế? Cười cái gì hả? Bộ chị tôi học thua con nhỏ này hay sao? Nếu học giỏi vậy sao còn đúp mất một năm?
Tiếng cười im bặt.
Họ không dám đắc tội với hai chị em Kiều, bởi họ biết ông ngoại của Kiều và Trang trước đây cũng nắm giữ chức vụ cao trong ngành giáo dục, dù gì gia đình họ cũng có chức có quyền, quan hệ ngoại giao rộng, cộng thêm gia cảnh giàu có nên đám con cháu được đà lấn lướt.
Kiều không nói gì, chậm rãi bước sang chỗ Châu Anh, cô bạn học ngồi chung bàn với Ý An. Ở trong lớp ngoài Ý An ra thì không một ai muốn làm bạn với Châu Anh, không phải vì Châu Anh không xinh đẹp hay không học giỏi, mà bởi vì Châu Anh sống nội tâm, khép kín và ít nói.
Kiều đứng trước mặt Châu Anh, giật phăng tờ giấy trên bàn mà Châu Anh đang cặm cụi vẽ, khiến Châu Anh không kịp phản ứng, ngòi bút chấm hụt xuống bàn rồi chững lại.
-Chà chà…Mọi người nhìn xem này, cô hoạ sĩ Đặng Châu Anh của lớp 11A2 đang vẽ gì này? Xem đi…xem..đi…
Một số bạn học hiếu kỳ nhoài người lên xem, một số còn lại họ không mấy bận tâm, vì biết trước giờ Kiều là người nhỏ nhen ích kỷ, thấy ai học giỏi và xinh đẹp hơn mình đều tỏ ra khó chịu ganh ghét đố kỵ.
Đúng lúc này Thu Sương bước vào lớp, chưa kịp cất cặp vào bàn vội chạy lại giật tờ giấy trên tay Kiều, giơ lên xem rồi nói.
-Đưa mình xem cho, xem xem cô bạn quái dị của lớp chúng ta hôm nay vẽ gì nào?
Vừa nhìn vào bản vẽ, Thu Sương giật mình nhăn mặt, liếc ánh mắt sắc lẹm nhìn Châu Anh rồi lại nhìn bản vẽ, chê bai:
-U là trời! Tôi tưởng bạn ấy vẽ cái gì, thì ra vẽ mấy cái thứ ghê rợn này. Vậy mà cũng vẽ được sao, thật uổng phí khi nhà trường chọn bạn ấy đi tham dự cuộc thi sáng tạo vẽ.
Một số người theo phe của hai chị em Kiều và Thu Sương để nịnh nợ ba người bọn họ liền phá lên cười, những tiếng cười chế giễu khiến Châu Anh xấu hổ gục xuống bàn khóc thút thít.
Ý An đập tay xuống bàn, phóng ánh mắt nghiêm nghị nhìn Thu Sương, gằn giọng nói:
– Các cậu đừng có quá đáng, cho dù Châu Anh có vẽ gì đi chăng nữa, thì đó cũng là sở thích cá nhân của bạn ấy. Chúng ta không thích không đồng nghĩa với người khác cũng vậy. Bạn trả bản lại bản vẽ cho Châu Anh và quay về bàn của mình ngồi đi. Cô giáo sắp đứng lớp rồi đấy.
Thu Sương bĩu môi:
-Hư! Bạn đừng tưởng bản thân được làm cái chức phó học tập trong lớp mà tỏ vẻ tinh tướng trước mặt bọn này nhé? Có tin một cú điện thoại của bố tôi, bạn sẽ không còn cơ hội bước chân vào ngôi trường này thêm một bước nào nữa không?
Ý An mỉm cười, trầm giọng nói:
-Thu Sương tiểu thư, mình nghe danh gia đình bạn đã lâu. Một đứa nghèo và thấp kém như mình làm sao dám đắc tội với bạn. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó, lần này hai bạn sai rồi, hãy trả bức vẽ lại cho Châu Anh, và quay về bàn của mình đi.
-Cậu…!!!
Thu Sương giận tím mặt, siết chặt bản vẽ trong tay cả cơ thể run lên vì tức. Vì không muốn mình bị mất mặt trước đám đông,Thu Sương nhếch môi cười gượng gạo, xé bản vẽ ra làm bốn rồi vò nát ném vào đầu Châu Anh.
-Ờ đó! Mình muốn chế giễu chê bai nó đó, để xem bạn muốn làm gì? Ha ha ha..
Ý An trừng mắt lườm Thu Sương, toan đứng dậy cho cô ta một bài học, thì bất ngờ bàn tay lạnh ngắt run rẩy của Châu Anh vòng qua nắm chặt lấy cổ tay cô, ghì chặt xuống. Ý An hiểu ý, cô vỗ nhẹ vào tay bạn mình trấn an:” Châu Anh, không sao đâu, mình hiểu ý bạn!”
-Sao nào, bạn muốn làm gì tôi?
Ý An mỉm cười, đứng dậy khom người nhặt lại cuộn giấy mà Thu Sương vừa ném, cô đặt nó trên bàn, cẩn thận vuốt cho phẳng từng mảnh, nói bâng quơ.
-Giấy nát có thể phục hồi hư tổn, còn nhân cách con người một khi đã thối nát thì không còn cách gì để gột rửa. Châu Anh, mình sẽ phục hồi nó và ngày mai mình sẽ đưa nó cho bạn.
-Ê..ê…bạn nói ai nhân cách thối nát? Nói thẳng ra xem nào? Đừng có cái kiểu nói chuyện úp mở tôi khinh.
Ý An điềm tĩnh đáp:
-Mình chưa nhắc tên ai, còn ai đó có tật giật mình, tự quơ về mình mà thôi…
-Cậu…!!!
Đình và Khải ngồi ở cuối lớp, im lặng nãy giờ mới lên tiếng:
-Thôi, hôm nay vậy là đủ rồi. Các cậu bớt nói lại vài câu cho bọn này đỡ nhức cái đầu phát nào.
Thu Sương hằn học liếc ánh mắt giận dỗi hai thằng bạn thân,lườm nguýt muốn lé con mắt ngùng ngoằng quay về chỗ. Chốc chốc cô lại liếc xéo sang chỗ Châu Anh và Ý An, bụng dạ thầm nghĩ:” Dám đắc tội với Thu Sương này, chắc hai đứa mày đang chán sống?”
——
Lâm Phong đang ngồi trong phòng đọc sách, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi:
Cộc..cộc…cộc..
-Cậu chủ, tôi vào được chứ?
Lâm Phong: -Vâng! Mời chú Phùng vào.
Theo sau ông Phùng là một người đàn ông ngoài ba mươi tuổi, có nước da bánh mật, đầu tóc chải theo nếp, ăn mặc lịch trông có vẻ là người thông minh hiểu biết. Lâm Phong buông quyển sách ra khỏi tay, đi đến bàn uống nước ngồi nói chuyện.
Chú Phùng nói:” Cậu chủ, đây là luật sư Nghĩa, tôi đã nhờ cậu ấy đi thu thập những việc cậu dặn. Hôm nay đã có chút manh mối, nên đưa cậu ấy đến đây gặp cậu chủ.”
Lâm Phong mỉm cười, nói chuyện chào hỏi xã giao xong, cậu lên tiếng hỏi:
-Luật sư, tôi muốn xem tài liệu mà anh thu thập được.
-Vâng! Nó đây ạ. Cũng không có gì nhiều vì vụ án xảy ra đã quá lâu, hơn nữa hiện trường và cả nạn nhân đều bị thiêu cháy, mọi chứng cứ bị bọn chúng tiêu huỷ sạch. Tôi đã rà soát những người thoát ly ra khỏi thành phố vào năm đó. Trên toàn thành phố có tới 185 người thoát ly, còn trên địa bàn khu nhà cậu ở, chỉ có gần chục người.
Lâm Phong nhìn vào xấp tài liệu, cậu đọc rất kỹ dường như không bỏ qua bất cứ manh mối hay một chữ nào. Cậu dùng bút khoanh tròn mấy cái tên, xong đẩy nó sang trước mặt ông Phùng và luật sư Nghĩa, nói.
-Chú và luật sư Nghĩa có thế xác định danh tính 5 người này dùm cháu được không? Năm đó sau vụ thảm sát của gia đình cháu, thì trên địa bàn có 9 người thoát ly đi nơi khác sinh sống lập nghiệp. Ngoài năm người đàn ông này ra, số còn lại là phụ nữ và trẻ em. Cháu tin phụ nữ và trẻ em thì không có liên quan đến vụ án, song không thể bỏ qua chi tiết, họ là người thân của hung thủ.
Ông Phùng xem xong những cái tên được Lâm Phong khoanh tròn, đưa nó cho luật sư Nghĩa hỏi:
-Cậu Nghĩa, việc này tôi giao cho cậu xử lý. Chỉ cần tìm hiểu hết những thông tin về họ như, tên tuổi, công việc làm ăn, nơi sinh, gia đình, họ hàng gồm những ai..? Tiền bạc không quan trọng.
-Vâng! Cháu sẽ cố gắng, bác và anh Lâm Phong yên tâm, có tin gì cháu sẽ cập nhập liền.
Luật sư Nghĩa cất tập hồ sơ vào trong cặp, toan đứng dậy ra về mà Lâm Phong kéo lại:
-Khoan đã luật sư, vẫn còn một việc tôi cần anh giúp.
Luật sư Nghĩa ngồi xuống, gật đầu hỏi:
-Cậu cứ nói, tôi xin nghe.
Lâm Phong kéo ngăn bàn lấy ra ba bức vẽ phác họa chân dung, đưa nó cho luật sư Nghĩa và nói:
-Ngoài tìm hiểu thông tin về năm người trên, tôi nhờ anh điều tra thêm cho tôi ba người này.
Ông Phùng ngó những bản vẽ chân dung rồi bảo:” Cậu chủ, ba người này hình như tôi chưa từng gặp qua, nên không có một chút ấn tượng gì.”
Lâm Phong đáp:
-Đúng là chú chưa từng gặp họ, bản thân cháu cũng chỉ tiếp xúc có vài lần. Lần đầu là cháu theo ông nội sang gặp họ, còn lần thứ hai là họ sang dự đám ma ông. Hôm đó thầy Chu có nói ông nội bị người ta yểm mạng mà qua đời đột ngột, còn hung thủ ngay cả bố mẹ và ông nội cũng không biết.
Nói đến đây, Lâm Phong chỉ vào từng bức vẽ nói tiếp:
-Đây là thầy Chu, người này có tên Kpang, còn người có nốt ruồi ở cạnh mũi tên A Ngưu. Do không phải là hoạ s, và được cháu vẽ theo ký ức, thành ra bản vẽ chưa được giống cho lắm.
Luật sư Nghĩa cất nó vào cập, anh đứng dậy nói:” Tôi sẽ cố gắng điều tra nhanh nhất có thể, tìm một người thì khó, còn tìm người còn sống không đáng lo ngại. Chỉ sợ họ không còn tồn tại trên cõi đời này mà thôi, nhưng bác Phùng và cậu Lâm Phong yên tâm, cháu sẽ cố hết sức mình.”
Chờ luật sư Nghĩa đi khỏi, trong phòng bấy giờ chỉ còn có Lâm Phong và ông Phùng. Lúc này, ông Phùng mới hỏi.
-Cậu nghĩ ba thầy trò họ có liên quan đến chuyện nhà cậu?
Lâm Phong im lặng một lúc mới lên tiếng:
-Cháu nghĩ là có, cháu nhớ hôm thầy Chu đến cầu siêu cho vong linh ông nội, thầy có dặn bố cháu mảnh đất này không thể ở tiếp, hãy đưa ra đình đi nơi khác sinh sống. Có điều không hiểu vì sao bố cháu lại quyết định ở lại, đến một thời gian sau thì gia đình gặp hoạ sát thân. Cái cháu thắc mắc ở đây chính là nhà của thầy Chu bị ai đó phóng hoả, cùng thời điểm gia đình cháu gặp nạn. Có thể nó xảy ra trước hoặc sau, nhưng nếu bảo không liên quan, tại sao sớm không xảy ra, muộn không xảy ra, lại xảy ra cùng một mốc? Thời gian cũng không quá cách xa nhau đối với hai sự việc trên. Sau vụ đó không biết thầy trò họ đi đâu, hoặc giả họ đã thiệt mạng trong hỏa hoạn.
Ông Phùng ngồi lặng thinh lắng nghe không sót một chữ, ông gật gù thở dài nói:
-Chỉ tiếc căn biệt thự đã bị bọn chúng phóng hoả, nếu nó không bị cháy, tài liệu về tấm bản đồ mà ông chủ để lại e là vẫn còn. Bây giờ cậu chủ cũng đỡ vất vả nghiên cứu tìm tòi hơn.
Lâm Phong mỉm cười:
-Số trời đã định chúng ta không thể thay đổi chú à. Chỉ là nó quá tàn khốc.
Ông Phùng vỗ vỗ vào tay Lâm Phong, an ủi:” Tôi tin cậu chủ làm được, chỉ cần tìm ra đám sát thủ đó, không chỉ có cậu chủ, mà ngay bản thân tôi cũng mãn nguyện khi báo được thù cho cha mình.”
Nghe ông Phùng nói Lâm Phong mới nhớ. Vào đêm hôm đó, lúc cậu bồng Tuyết Mai bỏ trốn khỏi đám sát thủ, khi đi ngang qua khuôn viên vườn hoa, cậu sững người một lúc khi thấy xác quản gia Phước nằm chết trên vũng máu. Nhà ông Phước theo gia đình cậu làm việc và trung thành đã ba đời, họ không chỉ tháo vát mọi công việc chủ nhân giao, mà còn nổi tiếng về sự trung thành, chưa khi nào bán đứng chủ nhân của mình.
Ông Phước cũng chính là bố đẻ của ông Phùng, và là ông nội của Tư Minh.
Ông Phước:” Sau khi biết gia đình cậu gặp nạn, tôi đã tức tốc lái xe trong đêm lên đó. Đến nơi thì thấy cảnh tượng tan hoang, xác của bố, của ông bà chủ và của tiểu thư Mỹ Duyên bị cháy thành than. Điều may mắn và an ủi với tôi nhất đó chính là người dân báo tìm thấy cậu dưới vách núi. Lúc đầu tôi còn hoài nghi vì họ bảo tìm thấy cậu trai trẻ dưới đó, đến khi ôm một bụng hy vọng chạy ra xác thực, thì tôi mới vỡ oà cảm xúc. Lúc đó tôi vui mừng biết nhường nào khi biết cậu chủ vẫn còn sống,mà không chỉ sống đâu, cậu còn không bị thương, có chăng chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da.
Lâm Phong làm sao quên được khoảnh khắc ấy, cậu nhỏ giọng nói:” Trước khi nhảy xuống vách núi, cháu cũng không hy vọng mình còn sống. Song lúc nhảy xuống từ độ cao, cơ thể cháu cứ như có người đỡ, tốc độ rơi xuống rất chậm, có lúc như chững lại lơ lửng trên không trung, song cháu không biết là ai đã cứu cháu, chỉ cảm nhận có người đỡ mình một cách mơ hồ.”
Ông Phùng cười bảo:” Là ai đỡ cho cậu cũng được, tôi đều cảm ơn họ vì cậu còn sống và khỏe mạnh. Bao năm nay tôi vẫn cho người đi điều tra về cô chủ Tuyết Mai, nhưng vẫn chưa hề có chút manh mối gì.”
Lâm Phong tâm trạng buồn rười rượi, trong lòng luôn dằn mặt mình không phải là một người cậu tốt, nên mới không bảo vệ được đứa cháu gái bé bỏng của mình. Song cậu đâu nghĩ, nếu lúc đó cậu bồng Tuyết Mai theo, thì chắc gì con bé đã may mắn sống sót được như cậu? Bởi người ta mới nói, mỗi một con người sinh ra đều mang một số mệnh khác nhau, và sự sống cũng như tình yêu thương, không thể cưỡng cầu mặc dù rất muốn.
-Cậu chủ, cậu tính làm gì bước tiếp theo?
Lâm Phong đưa một bản vẽ cho ông Phùng và nói:
-Chú Phùng tìm giúp con một công ty thiết kế nổi tiếng, hỏi họ xem sửa sang lại căn biệt thự này mất bao lâu?
Ông Phùng nhìn bản vẽ nhíu mày, ngước lên hỏi Lâm Phong:
-Cậu định trùng tu lại căn biệt thự ở quê? Nhưng nói thật lão đây không đành lòng để cậu về đó ở một mình. Nếu cậu xem hai vợ chồng tôi và thằng Tư Minh là người nhà, xin cậu ở lại thành phố chúng tôi tiện bề chăm sóc. Mà cậu muốn dọn ra ở riêng, tôi sẽ bảo người dọn dẹp lại căn chung cư cao cấp ở trong trung tâm, cậu có thể chuyển sang đó ở.
Lâm Phong mỉm cười lắc đầu, nói với ông Phùng.
-Cháu không còn người thân, hiện tại gia đình chú là những người thân duy nhất của cháu. Cháu tu sửa nó không phải muốn về ở.
Ông Phùng nhìn Lâm Phong cười hiền từ, nói:” Cậu chủ, tôi hiểu ý cậu muốn rồi, cậu muốn dùng chiêu dụ rắn ra khỏi hang có đúng không? Việc này cậu cứ giao cho tôi, tôi sẽ hoàn thành tâm nguyện của cậu nhanh nhất có thể.”
Lâm Phong gật đầu:” Chỉ có chú là người thấu hiểu con nhất. Nhưng muốn dụ rắn ra khỏi hang, thì chúng ta cần chút mánh khoé.”
-Cậu chủ cứ nói, tôi sẽ đi chuẩn bị.
-Không! Chú Phùng cứ để việc này cho cháu. Việc này hợp với cái đầu nhạy bén của Tư Minh hơn. Bọn cháu sẽ lên kế hoạch.
Họ ngồi bàn thêm một lúc rồi ông Phùng ra ngoài, khi ra đến cửa, ông Phùng quay lại bảo:
-À tôi quên báo cho cậu biết. Thằng Tư Minh gọi điện về nhắn là tối nay nó có điều bất ngờ dành cho cậu. Mừng cậu về nhà. Khà khà…
-Ôi thằng bé này, nó làm cháu nôn đến trời tối.
-Thôi cậu nghỉ đi, bữa trưa bà nhà tôi chuẩn bị xong, tôi sẽ mời cậu ra ăn cơm.
Cánh cửa phòng khép lại, cũng là lúc Lâm Phong ngồi phệt xuống ghế, cậu lấy hình gia đình mình ra ngắm, bàn tay run run sờ lên từng gương mặt, nước mắt khẽ rơi:” Bố mẹ, chị..con nhớ mọi người lắm…”cảm xúc đau thương lại ùa về trong cậu.
Thấy chồng mình bước ra từ phòng của Lâm Phong, bà Lệ chạy đến hỏi:
-Cậu ấy không sao chứ mình? Từ hôm qua đến giờ sau khi thắp nhang cho gia tiên xong, cậu ấy nhốt mình trong phòng không chịu ra ngoài.
Ông Phùng kéo vợ mình đi chẹp lưỡi nói:” Chắc không sao đâu, chúng ta đừng lo lắng quá. Lâm Phong cũng lớn rồi, hãy để cậu ấy chấp nhận sự thật và đương đầu với mọi thử thách. Chúng ta quá quan tâm có khi lại làm cho cậu chủ không được thoải mái, mất đi cảm giác mình trưởng thành và không thoát ra được sự bao bọc.”
-Có phải vì vậy mà năm xưa ông để cậu ấy ra nước ngoài sống một mình không?
Ông Phùng thở dài, chậm rãi nói:
-Năm đó tôi cũng đau lòng lắm chứ, khi phải ép cậu chủ xa gia đình sang bên đất khách quê người vò võ sống một mình. Nhưng nếu tôi không làm vậy, đám sát thủ kia sẽ truy sát cậu ấy cho đến khi bọn chúng đạt được ý định mới thôi. Cậu chủ sang bên đó, vừa an toàn cho bản thân, vừa được học cách sống tự lập, điều quan trọng nhất vẫn là nguôi ngoai đi nỗi đau. Tôi với bà chúng ta đâu còn sống bên cậu chủ và Tư Minh cả đời được. Hãy bỏ sự nuông chiều, thay vào đó tính tự lập cho họ.
Đi thêm một đoạn, ông Phùng quay lại dặn vợ.
-À bà này, cậu chủ từ nhỏ đã thích ăn mấy món dân dã do bà chủ nấu. Tay nghề nấu ăn của mình cũng không tệ, bữa cơm trưa nay, không cần sơn hào hải vị gì cả đâu, mình chuẩn bị mấy món quê nhà cho cậu chủ là được.
Bà Lệ gật đầu:
-Vâng! Vậy để tôi dặn người ra chợ mua.
—-
Buổi trưa, giờ tan học.
Ý An dắt xe ra tới cổng, thấy Châu Anh đứng bên ngoài một mình liền chạy đến hỏi:” Châu Anh, bộ người nhà cậu chưa đến đón hay sao?”
Châu Anh quay lại, lắc đầu:” Mình chưa thấy ai đến đón.”
Ý An vỗ bẹp bẹp vào yên xe, cười bảo:” Nếu cậu không chê phải ngồi xe đạp, thì lên đây mình đèo về.”
Châu Anh từ khi sinh ra và lớn lên, cô chưa từng biết cảm giác ngồi xe đạp nó ra làm sao, liền thích thúc nhảy tót lên xe, ôm chặt eo cô bạn ngồi chung bàn, hối thúc:
-Vậy mình không khách sáo đâu nhé!
-Ờ! Chỉ là đèo bạn về một đoạn thôi mà, chỉ sợ bạn chê xe mình cũ thôi. À mà, nhà bạn phải đi hướng nào?
Châu Anh mỉm cười, vỗ vai chỉ con đường phía trước và bảo:
-Cậu đi thẳng, sau đó rẽ phải đi thêm hai ngã rẽ nữa là tới khu phố nhà mình.
-Ok được rồi, cậu bám chắc vào nhé.
Xe vừa tới đầu hẻm, cả hai đang tíu tít nói chuyện cười đùa vui vẻ, bỗng sau lưng có tiếng còi xe ô tô, bác tài xế chạy chầm chậm gọi với theo:
-Cô chủ, tôi đến đón cô. Xin lỗi cô hôm nay xe bị nổ lốp, thành ra tôi tới muộn.
Châu Anh ngoảnh lại xua tay:
-Bác cứ về nhà trước đi, hôm nay cháu muốn bạn chở cháu về nhà.
Ý An đột ngột phanh gấp, làm cho Châu Anh không có sự chuẩn bị, ngã nhào về phía trước, đập trán vào lưng Ý An kêu trời.
-U là trời! Cái cậu này, tự dưng phanh gấp thế muốn ngộ sát mình sao?
Ý An liếc mắt sang chỗ chiếc xế hộp, rồi nhìn Châu Anh mặt còn đang nhăn nhó hỏi:” Ê bồ! Xe nhà bồ đó hả?”
Châu Anh gật đầu:
-Ờ! Chỉ là xe thôi mà, sao cậu ngạc nhiên dữ vậy? Làm người ta choáng váng hết cả đầu rồi đây này. Bắt đền đấy!
Ý An bĩu môi nhìn cô bạn:
-Tại trước giờ tui tưởng nhà bồ cũng có gia cảnh giống nhà tui đó, nên mới rủ bồ ngồi chung xe. Chứ biết nhà bồ giàu vậy tui không dám mời bồ lên chiếc xe cà tàng này đâu nha.
Châu Anh nhéo một cái vào lưng Ý An, làm Ý An nhăn nhó hét lên:” Á…đau quá.”
-Cậu biết rồi hả, biết đau thì chở mình về nhanh đi. Chú ơi chú, chú lái xe về trước đi, con và bạn sẽ về sau.
Bác tài xế:” Vậy tôi về trước báo bà chủ, hai cô đi đường cẩn thận đấy nhé!”
Hôm nay, Ý An thấy Châu Anh lạ hơn mọi hôm, cô cười nói nhiều hơn, cởi mở hơn, và đặc biệt còn biết đùa giỡn. Ý An lên tiếng hỏi:” Châu Anh! Tại sao bạn đang sống ở bên nước ngoài mà lại về Việt Nam thế? Mình tưởng ở bên đó điều kiện học tập sẽ tốt hơn?”
Châu Anh lặng thinh, một lúc sau mới trả lời:” Là mẹ mình gọi về đấy. Mấy năm nay mẹ bận công việc làm ăn, nên ít sang thăm mình thường xuyên được. Mẹ sợ con gái mới lớn chưa đủ chín chắn để sống một mình nơi đất khách, nên bà gọi mình về. Mà mình thấy vậy cũng tốt, được học tập và sinh sống trên mảnh đất quê hương, lại được ở cùng mẹ, được kết thân với những bạn cùng chung ngôn ngữ, cậu không cảm nhận được thứ cảm xúc đó của mình đâu, nó tuyệt vời làm sao.”
“Chỉ có điều..!!!”
Thấy Châu Anh đang tâm sự hay, tự dưng không nói tiếp làm cho Ý An tụt hứng, bèn hối thúc:” Cậu nói tiếp đi, cậu úp mở làm mình tò mò đấy Châu Anh.”
-Chỉ là….
Nói đến đây, bỗng hai chiếc xe mô tô phân khối lớn từ đâu vọt tới, họ áp sát xe của Ý An, làm cả hai ngã xuống đất. Ý An vội kéo Châu Anh lên nề đường, nhìn bốn gã côn đồ tay cầm gậy gộc mặt mày đội mũ che kín mít, thì linh tính đám người này không phải là những người tốt, chỉ đơn thuần là những gã choai choai bốc đồng, nẹt pô hăm dọa người đi đường.
-Mấy người định làm gì?
Một gã nhảy xuống khỏi xe nói:
-Muốn gì hả? Muốn thay cha mẹ mày dạy dỗ cho mày một bài học, để chừa cái thói láo toét.
Ý An nhún vai:
-Ờ! Tôi hiểu do ai sai mấy người chặn đường đánh tôi rồi. Nếu không sợ thì nhào vô hết đi. Một mình tao cân cả bốn đứa.
Thấy Châu Anh xắn tay áo, vén ống quần đến đầu gối, Châu Anh lôi bạn mình lại, lo lắng nói:
-Ý An, không được đâu, bạn làm sao đánh lại mấy đứa kia. Bọn họ là đàn ông, còn bạn là con gái, chân yếu tay mềm có bị sao lại khổ. Hay bỏ đi, 36 kế, chạy là thượng sách.
Ý An nhìn cô bạn học cười.
-Vậy thì bạn chưa hiểu mình rồi. Vừa mới tuần trước mình nhận đai đen xong. Mấy ngày nay không được tập tành gì, ngứa tay buồn bực chân cẳng lắm rồi đây. Vận động một chút vui mà cho giãn xương cốt có đúng không mấy anh?
Nói xong, Ý An bẻ các khớp tay kêu rắc rắc..giòn tan khô khốc. Bốn thằng nhìn Ý An vẻ ái ngại, rồi lại nhìn nhau thăm dò ý kiến. Một gã hất hàm ra hiệu cho đồng bọn.
-Mày cao to lên trước đi?
-Xịt..mẹ..cao to không phải là người bằng xương bằng thịt hả mày?
-Vậy thì mày lên đi, hạ con nhỏ đó cho tao?
-Mày làm đại ca tao chắc? Sao mày không lên đi?
-Thế tóm lại, đứa bào xung phong lên trước? Hạ nhanh còn rút lui kẻo có người đi ngang qua.
Ba thằng còn lại chỉ tay vào mặt gã, đồng thanh đáp:” Là mày đấy, mày nhận vụ này còn gì? Đeo mẹ, gặp ai không gặp, lại gặp phải con nhỏ đoạt đai đen. Động vào nó không gãy tay thì cũng vỡ đầu mẻ trán.”
Ý An đứng bên kia nói vọng tới:
-Bàn xong chưa? Lên cả bốn đi cân xong còn về nấu cơm.
Bà thằng kia nháy nhau, giơ chân đạp vào mông gã ra lệnh khi nãy, hô lớn:
-Mày lên trước đi.
Hắn há hốc mồm, chệnh choạng lao đến, tay giơ cao khúc gậy nhắm mắt gào thét:” Mày tránh xa ra, kẻo tao đập khúc gậy vào đầu mày bây giờ.”
Châu Anh và Ý An nhìn hắn cười lắc lẻ: