May bít lỗ hậu môn xong, ông Sơn cởi trói cho Kim Huệ, xốc ngược cô đặt lên tấm phản, hình như đây là tấm phản mà ông ta dùng để tra tấn hành hạ thể xác của các nạn nhân, nên kích thước của nó vừa một người nằm.
Đôi mắt ông ta ngây dại, song vẫn hằn lên những tia sắc bén như lưỡi lam. Ánh mắt ấy mỗi khi liếc qua người Kim Huệ, cô lại cảm thấy rùng mình.
Kim Huệ đã kiệt sức vì những vết thương trên cơ thể, và cũng vì bị bỏ đói cả một ngày. Cô không đủ sức vùng dậy để thoát thân, bây giờ đây, ngay trong thời khắc này, sự sống của cô chỉ đếm được bằng số phút ngắn ngủi.
Lão Sơn bẻ quặt tay cô xuống tấm phản, dùng sợi dây trói với nhau, tiếp đến là hai chân, ông ta bắt cô gập đầu gối co chân lại, trong tư thế của một bà đẻ nằm trên giường chờ sanh. Trong ánh mắt mơ màng của Kim Huệ, cô thấy ông ta luồn sợi chỉ qua lỗ kim, sau đó nhìn cô mỉm cười.
-Nào, tới giờ rồi. Để xem mày còn đại tiện được ở trong này không?
Lời nói vừa dứt, ông ta đưa cây kim vào bộ phận sinh dục của Kim Huệ, chọc từ môi lớn bên này xuyên qua môi lớn bên kia, chỉ trong vài phút ngắn ngủi, ông ta đã may bít kín bộ phận sinh dục. Nhưng lần này nụ cười trên môi ông ta đã tắt, hắn đi đến chỗ ngăn kéo, mở tủ lôi ra một đống hình nhân làm bằng vải, trên mỗi con hình nhân đều ghi đầy đủ họ và tên, có tổng cộng đến 6 con hình nhân trên bàn.
Ông ta cầm một con hình nhân giơ lên ngang mặt, trước ngực hình nhân vải có dán một mảnh giấy nhỏ màu vàng bằng hai ngón tay, có độ dài vừa bằng con hình nhân, bên trên có ghi ba chữ rất rõ nét” Phạm Kim Huệ.” Nhìn nó ông ta nhếch môi cười.
“ Mày phải chết!” Ông ta nghĩ thầm trong đầu.
…….
Bên phía nhà Ý An.
Ngoài trời vẫn mưa rào, tiếng gió rít lọt qua khe cửa sổ xen lẫn tiếng tô màu soàn soạt từ bức vẽ phát ra, hoà quyện vào nhau tạo ra một thứ âm thanh hơi rợn người. Bất ngờ đôi tay Ý An khựng lại, cô nhìn chăm chăm vào bức vẽ, chợt nhận ra hình ảnh trong bức tranh mình đang tô chính là một cô gái.Cô ấy không có khuôn mặt, mà không, phải nói mái tóc đã che kín khuôn mặt của cô ấy, phía sau lưng vẫn còn nhiều nét vẽ tô chưa xong. Lúc này, hình vẽ bắt đầu có sự thay đổi, Ý An xoay ngược lại bức tranh, cặm cụi tô màu tiếp.
—-
Lão Sơn trợn ngược đôi mắt trắng dã, dùng sức đâm ngập cây kim vào đỉnh đầu con hình nhân. Ngay lúc ấy cơ thể Kim Huệ giật lên vài nhịp, đầu choáng váng như có thanh sắt xuyên ngang qua não. Rất nhanh, cơ thể cô lại nằm im thin thít.
Ông ta ném hình nhân vào chảo lửa đang cháy, bước đến bên chỗ Kim Huệ, nhìn chăm chăm vào háng cô, nghiến răng nắm sợi chỉ mình vừa khâu, giật phăng ra khỏi háng. Tiếng sợi chỉ đứt rẹc rẹc…nghe như tiếng ai đang xé vải. Biết Kim Huệ sức đã cạn, ông ta cởi trói kéo cô xuống khỏi tấm phản, đỡ cô ngồi tựa lưng vào chân bàn, cảm thấy đã đủ vững mới quay đi.
Một lúc sau, ông ta quay lại với một cây búa đinh và một chiếc cọc sắt khá to, loại cọc mà người ta hay dùng để đóng cọc trâu bò ngoài đồng. Ông ta chậm rãi tiến đến, một tay cầm búa, tay kia cầm cọc đặt vào đỉnh đầu Kim Huệ, ánh mắt toát lên vẻ hung ác, nhìn trân trân lên phía bàn thờ, tay cầm búa giáng xuống chiếc đinh những cú đóng cộp cộp chua chát. Máu từ đỉnh đầu Kim Huệ phọt thẳng lên mặt ông ta, khuôn mặt gian ác đó giờ đây nhuốm đỏ đầy máu, chỉ lộ ra đôi mắt trắng ởn, lòng đen thu nhỏ lại, bé tí bằng hạt thóc. Không chỉ gương mặt ông ta, mà cả gương mặt của Kim Huệ cũng nhuốm đầy máu, hai mắt cô trợn ngược, miệng há hốc, đôi tay buông thõng và cuối cùng là tim ngừng đập.
Kim Huệ chết trong tư thế ngồi dưới sàn nhà, hai chân duỗi thẳng đừ ra phía trước và lưng tựa vào chân bàn. Máu từ vết thương chảy xuống nền nhà, chạy dài theo đường chỉ gạch ra đến tận bức tường ngăn cách bên ngoài với gian mật thất, đọng lại chỗ đó một bãi máu, đỏ chót.
Năm đó, cô vừa tròn hai mươi mốt tuổi.
……
Ý An khựng tay, sau khi cô hoàn thành xong nét tô cuối cùng, cũng là lúc cây sáp màu gãy làm đôi.
Một tiếng sấm chớp vang lên giòn tan, như muốn đánh vỡ bầu không gian tĩnh lặng. Mưa đã tạnh, song sấm chớp giông gió lại nổi lên cuồn cuộn, như thể, đó là tiếng gào thét của ai đó trong nỗi đau tuyệt vọng.
Ý An nhìn ra ngoài, ô cửa sổ cô sực nhớ mình đã đóng từ hồi tối, vậy mà cơn giông gió vừa rồi thổi đến bất ngờ, khiến hai cảnh cửa sổ tự động mở toang.
Trong bóng đen vô tận, có nhiều đốm lân tinh chớp nháy, hệt như những vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Phía dưới những vì sao, còn thấp thoáng nhìn thấy tầng mây xám xịt, từng đường trải dài, im lìm bất động.
Ý An đứng dậy, vội chạy ra với hai cánh cửa khép vào, chốt thật chặt, một làn gió lạnh buốt đến thấu xương sống làm cô thoáng chút rùng mình ớn lạnh.
Lúc này cô mới chăm chú ngắm bức vẽ, quả thực, Ý An không tin nổi vào mắt mình, khi bên trong bức tranh mà Châu Anh vẽ, nó lại là hiện trường của một vụ án mạng. Tuy Ý An không dám chắc Những hình ảnh trong tranh, có phải là hiện trường vụ án mạng nào có hay không? Nhưng hình ảnh cô gái trong bức tranh bị người đàn ông đứng sau lưng dùng đinh đóng vào đầu, thì nó lại khiến cô nghĩ đến đấy là một vụ án mạng.
Ý An mở laptop, gõ google tất cả những vụ án có liên quan đến nạn nhân bị đóng đinh vào đầu, chỉ có điều cô lật tung khắp các trang mạng, cũng không có vụ án nào như trong tranh vẽ.
“ Chẳng lẽ, mình quá nhạy cảm? Nhưng tại sao Châu Anh lại vẽ nó? Mà không phải vẽ những thứ khác?“. Nghĩ đến đây Ý An gập máy tính xuống, cầm bản vẽ giơ lên phía ánh đèn, cô lảm nhảm trong miệng:” Giống..rất giống… y hệt như đây là một bức phác hoạ lại hiện trường nơi xảy ra vụ án.”Trong bức tranh không chỉ có người đàn ông đang đóng đinh vào đầu cô gái, mà cảnh vật xung quanh cũng rất ma mị. Sau lưng hai người họ gồm có cái bàn, trên đó đặt vài vật dụng thông thường, còn xung quanh căn phòng là một màu tối đen thăm thẳm.
Ý An thở dài, cô định cất nó vào trong ngăn kéo, song ánh mắt không rời khỏi chiếc bàn bên trong bức hình, cô nhận ra vẫn còn một nét vẽ mình tô sót. Ý An đặt bức vẽ xuống bàn, lần này cô lục tìm màu nâu nhạt để tô. Bản thân Ý An cũng không hiểu nổi, vì sao mình có thể lựa chọn những tông màu ăn khớp với từng chi tiết bên trong.
“ Đầu lâu?” Đó là hai từ Ý An thốt ra ngay sau khi cô tô xong. Chiếc đầu lâu này nó không giống với sọ người mà cô được học trong phòng thí nghiệm ở trường. Hốc mắt có phần rộng và lớn, mũi nhô ra quặp xuống,còn hàm răng thì đen bóng. Song những điểm ấy đều không đáng sợ bằng hai bên tai, nó dần biến hoá thành hình thù kỳ dị, mọc dài ra, nhọn hoắt,chỉa ngược lên mang hình hài của một con quỷ, mà cô đã từng xem trong các bộ phim kinh dị của Mỹ.
Ý An gấp lại bức tranh, kéo ngăn tủ đặt nó vào bên trong. Nhìn lên đồng hồ đã hơn ba giờ sáng.
Ngoài trời lúc này lặng phác.
——
Ánh nắng sớm yếu ớt của buổi ban mai xuyên qua ô cửa sổ, le lói vào bên trong căn phòng làm cho không gian thoáng đãng hẳn.
Lâm Phong uể oải ngồi dậy, vươn vai vặn mình mấy cái miệng gáp rộng hoác. Đêm qua Tư Minh kéo cậu vào quán bar, lâu ngày không uống rượu vang khiến Lâm Phong hơi mệt. Cậu chưa kịp bước ra khỏi phòng, thì bên ngoài có tiếng gọi cửa.
Cộc..cộc..cộc…
-Cậu chủ, mời cậu ra ăn sáng và tôi có việc muốn bẩm.
Lâm Phong vừa thay quần áo vừa nói vọng ra:
-Vâng, chú Phùng chờ con một lát, con ra ngay đây ạ.
Ông Phùng:” Vâng, vậy tôi chờ cậu ở ngoài phòng ăn nhé!”
Nói xong ông Phùng rời đi. Lâm Phong vệ sinh cá nhân xong, tướng đi khoan thai bước ra khỏi phòng.
Ăn bữa sáng xong, ông Phùng và luật sư Nghĩa theo chân Lâm Phong quay về phòng.
-Luật sư Nghĩa đã điều tra ra được gì rồi có phải không?
Luật sư Nghĩa gật đầu:
-Tôi đã điều tra ra bốn trong năm người mà cậu chủ căn dặn. Năm đó bốn người này đều rời khỏi thành phố nhưng không cùng một thời điểm. Đầu tiên là hai người thoát ly khỏi ra thị trấn trùng một ngày giờ. Người này có tên Nông văn Hào, anh ta trước đây là con trai của bà bán thịt ngoài chợ, bố anh ta bỏ rơi hai mẹ con năm anh ta lên 6 tuổi để chạy theo người tình mới, còn nhẫn tâm cuỗm hết số tiền hàng dùng để lấy thịt về bán của vợ trốn đi. Từ đó gia cảnh nghèo khó hơn, bà mẹ hận chồng nên bao nhiêu oán hận đều trút lên đầu cậu con trai sáu tuổi. Về sau, anh ta lớn lên trong một khu ổ chuột dưới thị trấn, sa ngã vào con đường trộm cắp, buôn bán thuốc nổ trái phép và có tiền án tiền sự ba năm tù giam. Sau khi ra trại, cũng chưa rõ anh ta làm ăn buôn bán thế nào bỗng trở nên giàu có đột xuất. Theo thông tin được người dân cung cấp, người thì bảo anh ta trúng số đề do bao lô, người lại bảo giàu có do buôn bán hàng hóa lậu trên biên giới Việt – Trung. Sau vụ thảm án xảy ra trong gia đình cậu, thì khoảng hơn hai tháng sau Nông Văn Hào cũng thoát ly ra khỏi địa phương, di cư ra thành phố lớn làm ăn kinh doanh phát đạt cho tới tận bây giờ. Ông ta hiện tại làm chủ một chuỗi nhà hàng có tiếng trong thành phố, có vợ đẹp cùng một cậu con trai năm nay 16 tuổi.
Ông Phùng và Lâm Phong ngồi nghe luật sư Nghĩa nói không bỏ sót một câu, họ gật gù.
Lâm Phong chỉ tay vào người còn lại, hỏi:” Vậy còn người này?”
Luật sư Nghĩa đáp:
-Người này tên Vũ Văn Thông, bằng tuổi và chơi khá thân với Nông Văn Hào. Họ không chỉ ở gần nhà nhau, mà còn chơi thân, cùng đi ăn cướp cùng ăn chơi đàn đúm, chỉ có điều Vũ Văn Thông không tham gia chuyến hàng lậu cùng Nông Văn Hào, nên anh ta không bị công an bắt. Sau này ông Thông cùng theo bạn mình thoát ly ra ngoài làm ăn, cũng lấy vợ và sinh được một con trai duy nhất. Công việc chính hiện tại mà ông ta đang theo đuổi, đó chính là buôn bán xe hơi cũ.
Ông Phùng chỉ vào hai gương mặt xa lạ, có khuôn mặt hơi sắc lạnh và phong sương, hỏi:
-Hai người này chắc họ cũng thoát ly khỏi thị trấn vào năm đó chứ?
Luật sư Nghĩa gật đầu:
-Vâng, một người tên Trần Văn Hai, được dân giang hồ đặt cho biệt danh là Hai chột, vì anh ta bị cò mổ, chột mất một mắt từ nhỏ. Người này có tên Thân Văn Huấn, hắn có tên khác là Huấn sẹo. Họ cùng thoát ly khỏi thị trấn cũng trong năm đó, nhưng là mốc thời gian sau vụ thảm án bốn tháng. Đến nay tuy họ không còn hành nghề giang hồ nữa, song tôi nghe nói họ vẫn âm thầm hoạt động ngầm, vẫn có tiếng nói trong giới giang hồ. Công việc kinh doanh quán nhậu, karaoke chỉ là cái mác, nhằm đánh lạc hướng cơ quan chức năng, làm phông màu cốt là để che đậy những hành vi sai phạm của bọn chúng.
Lâm Phong nhìn vào cái tên Dương Thế Sơn, cũng là cái tên cuối cùng trong danh sách, cậu thắc mắc hỏi:
-Dương Thế Sơn, người này luật sư Nghĩa có tra ra được gì không?
Luật sư Nghĩa lắc đầu:
-Người này thì tôi chưa tra ra. Ngoài cái tên và một tấm hình thì tất cả thông tin về người này dường như bị xoá sạch, hay nói cách khác, info của người này không còn tồn tại trện hệ thống quản lý của cán bộ tỉnh.
Luật sư Nghĩa lấy tấm hình của Dương Thế Sơn đẩy nó qua trước mặt ông Phùng và Lâm Phong. Sau khi trông thấy hình của ông Sơn, ông Phùng thốt lên:” Ủa, đây chẳng phải tên họ và ảnh con rể nhà ông Hữu hay sao? Tôi nhớ có gặp anh một vài lần, và sau khi xem hình thì tôi chắc chắn, đây chính là Dương Thế Sơn, con rể ông Hữu. Cậu chủ, cậu còn nhớ ông Hữu chứ? “
Lâm Phong gật đầu:
-Dạ cháu nhớ, bác Hữu và bố cháu là bạn thân khi còn ở quê. Chính bác ấy nhờ công an đi tìm cháu sau đó gặp chú.
Ông Phùng, nói:
-Đúng rồi, cả hồ sơ giấy tờ đi cho cậu chủ sang nước ngoài định cư và học tập, cũng một tay ông ấy lo liệu. Cậu chủ, hôm nào tôi gọi điện hẹn ông ấy, tôi đưa cậu chủ đến đó chào hỏi người ta một tiếng. Sống với nhau nhớ cái tình cái nghĩa vẫn hơn cậu chủ à!
Lâm Phong nhíu mày, lẩm bẩm trong miệng:
-Chú nói hồ sơ đi nước ngoài, và cả nhà ở, trường học ở bên ấy đều cho bác Hữu sắp xếp?
Ông Phùng cười nói:
-Đúng rồi đấy cậu chủ, năm đó mà không có ông Hữu ra tay giúp đỡ, thì chuyện cậu đi xuất ngoại không biết đến bao giờ mới lo xong giấy tờ. Người ta làm lớn, lại quen biết rộng, chỉ cần ngồi một chỗ gọi một cú điện thoại cũng được việc. Khác hẳn với chúng ta.
Đột nhiên ông Phùng nhìn chăm chăm vào Lâm Phong, nhỏ giọng hỏi:
-Nhưng sao cậu lại thắc mắc về chỗ ăn chỗ ở bên ấy? Chẳng nhẽ số tiền tôi gửi qua cho cậu hằng tháng, cậu không đủ chi tiêu và đóng tiền nhà?
Lâm Phong cười xoà, đáp:
-À không! Cháu chỉ có chút bất ngờ thôi. Cứ thắc mắc không biết vì sao chú Phùng ở Việt Nam chưa sang đó bao giờ, lại có thể lo chu toàn mọi việc bên ấy như vậy. Đến hôm nay cháu mới hiểu ra mọi chuyện, là có bác Hữu giúp đỡ.
Dặn dò luật sư Nghĩa thêm một vài điều, Lâm Phong bảo luật sư ra về trước, mình còn chuyện cần bàn với chú Phùng. Ông Phùng mở laptop, truy cập vào một trang web, đẩy nó qua cho Lâm Phong xem và nói:
-Cậu chủ, đây là tên và địa chỉ liên hệ cùng những bản vẽ của một công ty Thiết kế thi công có tiếng trong thành phố. Tôi đã kiểm tra và rà soát rất kỹ về quy cách cũng như những công trình họ làm ra, nó khá uy tín thưa cậu. Cậu cứ từ từ tham khảo, tôi chưa liên hệ với bên ấy vì chờ cậu xét duyệt. Cậu cũng có thể tự liên hệ trao đổi công việc với họ, nếu cậu thấy chưa ổn, tôi sẽ tìm một đơn vị khác cho cậu.
Lâm Phong nhìn vào những bản vẽ do công ty thiết kế tạo ra, cậu có ấn tượng khá tốt về những bản vẽ, cảm giác vô cùng hứng thú với những mẫu thiết kế đó. Lúc ông Phùng đã ra khỏi phòng, và chỉ còn mình cậu ngồi xem những bản vẽ, Lâm Phong quyết định soạn một email gửi đi cho họ.
Tít..!!!
Bà Nguyệt đang làm việc, bỗng tiếng âm thanh quen thuộc vang lên, bà cũng muốn nghỉ ngơi một chút sau nhiều giờ làm việc miệt mài, nên nhấp con chuột vào hộp thư Gmail, đọc tin nhắn.
Bà Nguyệt không tin nổi vào dòng thư mình vừa đọc. Đôi môi bà khẽ rung, hai tay siết chặt vạt áo, đôi vai gầy thon gọn run lên bần bật, bất giác, khoé mắt bà rơi lệ, bà đặt nắm đấm lên bàn, nói trong niềm ao ước.
-Nguyễn Lâm Phong, tôi đã chờ đợi cậu và cả điều này trong suốt mười bảy năm qua, và cuối cùng nó cũng đến.
Khoé môi bà Nguyệt hếch lên một nét cười.