Yểm Mạng

Chương 34



Hôm sau bà Nguyệt tự lái xe đến bệnh viện thăm Gia Huy, cũng may cậu chỉ bị gãy một chân bà thương tích phần mềm. Sau khi xảy ra tai nạn, bọn côn đồ đã nhảy xuống tận chỗ chiếc xe lục tìm những quyển sách mà Gia Huy lấy nó từ căn biệt thự về. Thấy Gia Huy bất tỉnh, cẳng chân đầy máu, hơi thở yếu ớt, và lấy được thứ cần lấy, nên bọn họ không ra tay với cậu. Sau đó bọn chúng nhanh chóng rời đi, vì sợ người dân quanh vùng phát hiện. May mắn thay một lúc sau có người đi đốn củi về, bắt gặp chiếc xe gặp nạn liền truy hô mọi người đến cứu.

Gia Huy tỉnh, cậu mơ màng nhìn những người ngồi vây quanh giường bệnh, nét mặt ai cũng tỏ ra lo lắng, đặc biệt là mẹ cậu. Mới chỉ một đêm thôi mà mắt bà đã thâm quầng, tóc lốm đốm bạc nay trắng đi rất nhiều. Chắc hẳn mẹ phải khóc và lo lắng cho mình lắm, bà đã thức suốt đêm chờ cậu tỉnh.

– Mẹ..mẹ.. con không sao, mẹ đừng lo.

Mẹ cậu đi đến, nắm tay cậu vỗ nhẹ trấn an:” Không sao rồi con ạ, tạ ơn trời phật và tổ tiên, đã độ cho thằng bé tai qua nạn khỏi.”

Gia Huy khẽ mỉm cười, liếc xuống dưới nhìn thấy bà Nguyệt cũng ở đây, trông sắc mặt bà ấy buồn rười rượi, ẩn sâu trong đôi mắt phảng phất nỗi lo lắng.

Gia Huy nói:

– Bà chủ, tôi xin lỗi.

Bà Nguyệt xúc động, quay mặt đi lén lau vội những giọt nước mắt sắp chảy ra. Bà không muốn làm mất đi hình tượng mạnh mẽ của mình trước mặt Gia Huy, nhanh chóng lấy lại thần thái, nói với cậu:

– Cậu ngốc thật, tôi đã dặn ngày mai hằng về rồi cơ mà. Dù là việc gì quan trọng đến mấy thì cũng không có gì quý bằng mạng sống của cậu.

Mẹ Gia Huy nói xen vào:

– Bà chủ quan tâm lo lắng cho con lắm đấy. Tối qua bà ấy đến đây tự tay đi làm tủ tục nhập viện cho con, còn bỏ tiền lo viện phí cho con phẫu thuật. Nếu không có bà chủ con giúp bố mẹ một tay, thì hai thân già không đủ sức lo cho con.

Bà Nguyệt nói:

– Chị đừng nói vậy. Gia Huy làm việc cho em đã nhiều năm, không chỉ trách nhiệm lại còn rất tận tụy với công việc. Nay nghe cậu ấy bị tai nạn, em cũng lo lắng lắm. Chẳng gì, tình cảm hai chị em cũng thân thích như người một nhà.

Mẹ Gia Huy gật đầu, nhìn bà Nguyệt bằng ánh mắt tràn đầy sự cảm kích. Lúc bà ấy đi ra ngoài, Gia Huy chỉ tay vào một chiếc tay nải được mẹ cậu để trong tủ đồ cá nhân, nói:

– Bà chủ, tay nải…

Bà Nguyệt hiểu ý, đi đến mở tủ lấy ra chiếc tay nải vẫn còn loang lổ vết máu lúc cậu gặp tai nạn, đưa nó cho Gia Huy và hỏi:

– Cậu muốn lấy thứ này phải không? Cậu cần gì cứ nói, đừng có cử động. Tôi đã đăng ký cho cậu xuất chăm sóc đặc biệt, lát nữa họ sẽ cho y tá đến, luân phiên chăm sóc phục vụ cậu 24h mỗi ngày.

– Bà chủ không cần phải làm vậy đâu, bố mẹ tôi sẽ đến đây mỗi ngày.

Bà Nguyệt nghiêm mặt nói:

– Đây là mệnh lệnh, cậu cũng thấy bố mẹ cậu lớn tuổi rồi đúng không? Hãy để các cụ ở nhà nghỉ ngơi, khi nào nhớ con muốn vào thăm thì vào. Hôm qua nghe cậu bị tai nạn, lòng tôi nóng như lửa đốt, ơn trời cậu vẫn ổn.

Gia Huy nhoẻn miệng cười, lúc này trông cậu như một đứa trẻ, song cậu ngạc nhiên hơn khi thấy cách bà chủ quan tâm lo lắng cho mình, quả thực, nó khác xa với tính cách thường ngày của bà ấy.

Gia Huy mò mẫm tìm vật gì đó trong chiếc tay nải, lấy ra một quyển sách cũ đưa nó cho bà Nguyệt, và nói.

– Những quyển sách khác thì đã bị mất, còn quyển này tôi vẫn giữ lại được. May mà bọn chúng không tìm kỹ, chứ nếu không e là cũng bị lấy đi.

Bà Nguyệt chau mày, nhận quyển sách trên tay Gia Huy, ngạc nhiên hỏi:

– Tôi tưởng nó bị mất trong vụ tai nạn rồi cơ chứ? Làm cách nào mà cậu vẫn giữ được nó?

Gia Huy nhăn mặt, kể lại bà Nguyệt nghe hết mọi chuyện, cả vụ khi mình đứng ngoài vườn nói chuyện với bà ấy và có một kiến trúc sư đi đến, đứng sau lưng cậu từ bao giờ cậu cũng không hề hay biết. Song ánh mắt của người này rất lạ, nó không có sự lương thiện, để ý kỹ sẽ nhận ra nét bối rối gian xảo ẩn sâu bên trong. Tinh tính mách bảo cậu đây không phải người tốt, nên Gia Huy đã lén đã bỏ riêng quyển sách này vào tay nải rồi để dưới sàn xe ngay chỗ mình ngồi, những quyển sách khác được cậu bọc vào giấy báo rồi đặt ở bên kia chiếc ghế. Mọi chuyện sau đó xảy ra rất bất ngờ, làm Gia Huy không kịp trở tay, may mà bọn họ không phát hiện ra, cũng không tước đi mạng sống của cậu.

Bà Nguyệt chú ý lắng nghe, không bỏ sót một chữ. Bà ấy im lặng, ngồi lật xem từng trang sách,bên trong viết bằng chữ hán nôm làm bà Nguyệt cũng không thể hiểu. Song nhìn vào mấy trang sách nằm ở phía cuối, bà Nguyệt thấy trên đó có cắm rất nhiều cột cờ đầy đủ màu sắc, thoáng nhìn qua giống y chang tấm bản đồ giả mà lão thầy Chom-Bay đưa cho ông Sơn. Có điều, bà Nguyệt không biết chuyện đó.

– Nghĩa là công ty mình đang có nội gián?

Gia Huy đáp:

– Vâng, tôi nghĩ là vậy thưa bà chủ. Chỉ dựa vào ánh mắt và thái độ bối rối của anh ấy, thì không thể kết luận được gì. Nhưng người biết tôi tìm ra những quyển sách bên trong thư viện thì chỉ có một người, chính là cậu ta.

Bà Nguyệt gấp quyển sách, cất nó vào trong chiếc túi xách của mình, nói với Gia Huy.

– Cậu ta có đúng là nội gián hay không, thì tôi sẽ cho người đi điều tra. Cậu bây giờ cậu tạm gác mọi công việc của công ty qua một bên, lo nghỉ ngơi dưỡng sức đi, tương dài còn mà, không vội.

Gia Huy lo lắng hỏi:

– Bà chủ định làm gì cậu ấy?

Bà Nguyệt hừ một tiếng, nói tiếp:

– Những kẻ phản bội trong mắt tôi, thì không một ai có kết thúc viên mãn. Tha cho họ, cũng đồng nghĩa với tạo cơ hội mới cho họ phản bội mình. Đã muốn nhổ bỏ, thì không thể nương tay.

Bà Nguyệt ở mãi đến gần trưa mới về, lúc ra đến bãi đậu xe thì gặp Tư Minh và ông Lực cùng xuống. Họ lướt ngang qua nhau cũng chỉ gật đầu chào xã giao, song ông Lực lại khựng chân, ngoảnh lại nhìn bà Nguyệt. Bất giác, ông có linh cảm không lành, vội đi đến tiếp cận bà Nguyệt.

Tư Minh mở cửa xe, vừa mới quay sang định hối thúc ông Lực lên xe thì thấy ông ấy đang đứng cạnh bà Nguyệt. Cậu cất tiếng gọi.

– Chú Lực, mình về thôi chú.

Ông Lực không trả lời, thình lình chộp lấy cánh tay bà Nguyệt, nhìn sâu vào đôi mắt, khép lại, ngẫm nghĩ. Bà Nguyệt tuy lấy làm lạ, song biết ông Lực là chính là Kpang, một người có căn số, chỉ tiếc ông ấy không may bị tai nạn, nên tạm thời mất đi trí nhớ. Bà đứng yên lặng muốn xem ông Lực sẽ làm gì.

Tư Minh đi đến, cậu định lên tiếng hỏi xong bị bà Nguyệt ngăn cản, bà Nguyệt đưa tay lên miệng, suỵt khẽ một hơi, ra hiệu cho Tư Minh đừng đánh tiếng. Tư Minh hiểu ý gật đầu, cậu âm thầm đứng sau lưng quan sát.

Ông Lực từ từ mở mắt, nhìn bà Nguyệt nói:

– Bà sắp gặp nạn, kiếp nạn này của bà khó mà hoá giải. Nặng thì vong mạng, nhẹ cũng bị thương.

Bà Nguyệt ngạc nhiên hỏi:

– Vậy ông có cách hoá giải vận hạn dùm tôi hay không? Tốn bao nhiêu tiền tôi cũng xin chi trả.

Ông Lực khẽ chau mày, thở dài rồi nói:

– Tiền bạc thì không có cần, nhưng tôi khuyên bà, nên để ý những đồ vật trong nhà mình. Một trong những thứ ấy đã bị người ta yểm.

Bà Nguyệt và Tư Minh nghe xong há hốc miệng kinh ngạc. Trước giờ con người của bà Nguyệt đặng làm việc gì cũng rất cẩn thận, những thứ bà mua về đều phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Nay nghe ông Lực nói bà cảm thấy ngờ vực, chưa tin lắm, bèn thử tay nghề bói toán của ông ấy.

– Nếu ông biết xem tướng, đoán vận mệnh, vậy tôi mạn phép xin hỏi ông vào điều có được không?

Ông Lực quay sang nhìn Tư Minh, ông biết cậu ấy đang đợi mình. Chỉ đến khi Tư Minh gật đầu đồng ý, ông Lực mới lên tiếng, hỏi.

– Bà muốn tôi đoán gì?

Nét mặt bà Nguyệt giãn ra, cảm thấy người đàn ông này không khó để tiếp xúc, thậm chí còn rất thật thà, điềm đạm.

– Tôi muốn xem quẻ cho con gái. Lá số tử vi cho con bé?

Ông Lực hỏi:

– Ngày, tháng, năm, sinh…của cô ấy?

Bà Nguyệt nắm tay ông Lực, dùng ngón tay viết những con số ngày, tháng, năm sinh….. của Châu Anh vào lòng bàn tay của ông Lực. Bà Nguyệt vừa thu tay về thì ông Lực thốt lên.

– Trời đất, con bé sinh vào giờ âm, ngày âm, tháng âm..?

Bà Nguyệt sửng sốt hỏi:

– Vậy con bé nó có bị làm sao không?

Ông Lực đưa tay lên luận quẻ, nói vanh vách:

– Tâm địa thiện lương, hành sự cẩn trong, ngoài cứng trong mềm, thái độ làm người hòa nhã, vui vẻ, ý chí kiên định. Song về tính cách sống hơi gấp gáp, tâm địa mềm mỏng, nhu thuận, nhưng dễ nổi nóng, cáu gắt, bực bội nếu trái ý. Tính khí bốc đồng, không ngồi yên một chỗ, không có thời gian nhàn rỗi. Năng lực học tập tốt, nhưng chỉ chú tâm 3 phần còn 7 phần để ý tới các hoạt động khác. Ngoài ra, theo tử vi của người sinh vào tháng bảy âm, cũng là tháng Cô hồn, về bệnh tật, tháng 7 âm lịch là tháng Thân, thuộc ngũ hành Kim, người này cần chú ý các bệnh về bàng quang, bả vai, bắp đùi.

Nói đến đây, ông Lực khẽ thở dài, lắc đầu:” Con bé, là người chỉ mang nửa linh hồn. Tôi e, năm mười tám tuổi sẽ yểu mệnh mà chết.”

Bà Nguyệt nghe xong không kìm nén nổi cảm xúc lo lắng đang nhen nhóm trong lòng, bà lảo đảo lùi lại, tựa lưng vào thành xe, lảm nhảm trong miệng:” Là người mang một nửa linh hồn ư? Vậy là sao? Là sao chứ…?”

Dù bà ấy nói rất nhỏ, song ông Lực vẫn nghe thấy hết. Ông ấy trấn an:” Vẫn có cách hóa giải, nếu như tìm được một vật.”

Bà Nguyệt thình lình đứng thẳng người, nhìn ông Lực chăm chăm, hỏi:” Có nghĩa vẫn còn cách hoá giải vận hạn cho con gái tôi? Ông nói đi, nó là vật gì? Dù có đắt đến đâu tôi cũng tìm mua cho bằng được.

Ông Lực xua tay, nói:” Bà này hay nhỉ, động tí xíu là lấy tiền ra mua bán. Vật tôi muốn nói nó không tồn tại trong nhân gian nữa rồi, hay nói cách khác, nó chỉ có trong truyền thuyết. Như vậy, có thể dùng tiền mua được không?”

Bà Nguyệt nghe xong lại thất vọng, xìu mặt xuống buồn bã. Quả thực, dạo này bà luôn gặp nhiều chuyện không hay theo đúng lời ông Lực vừa nói. Cả về tính cách của Châu Anh, ông ấy tả cũng rành mạch. Bà Nguyệt cảm nhận bà thấy được nhiều lúc Châu Anh đang ngồi học bài, bỗng con bé lấy giấy ra vẽ vời theo sở thích, khi đó trông thái độ của con bé lạ lắm, cứ đờ đẫn, ngây ngây, cặm cụi tô vẽ một cách chăm chú. Lúc ấy bà Nguyệt có gọi Châu Anh hỏi, nhưng con bé không lên tiếng, chỉ lặng thinh ngồi vẽ, thao tác cũng nhanh hơn. Bà không quá để ý, chỉ nghĩ Châu Anh đang tập trung cho những nét vẽ và không muốn bị làm phiền. Hôm nay nghe ông Lực nói vậy, bà Nguyệt nhận ra thái độ thờ ơ của Châu Anh khi đó, thực sự có vấn đề.

Đó là lời ông Lực phán, còn theo dân giam quan niệm:

Tháng 7 âm là tháng Cô hồn, tháng của ma quỷ nên những người sinh vào ngày này thường bị cho rằng là “con của ma quỷ”.

Do đó, theo những quan niệm dân gian được truyền miệng lại tới bây giờ, hầu hết đều cho rằng người sinh trong tháng Cô hồn thường có vận mệnh rất cứng rắn, ngang bướng, khó nuôi, dễ mang xui xẻo,điều không may cho gia quyến… Nhiều trường hợp phải đi xin làm con nuôi cũng vì thế.

Tuy nhiên vẫn có những ý kiến trái chiều về vận mệnh của người sinh trong tháng Cô hồn, cụ thể được chia thành 2 luồng ý kiến:

– Một là vận mệnh quá “cứng”, nhưng không khắc người xung quanh. Những người như vậy được ví như tấm “bùa hộ mệnh” cho người xung quanh.

Nói cách khác, chính vì mệnh của họ quá cứng rắn nên có thể giúp người bên cạnh tránh được một số tai ương, xui xẻo trong cuộc sống như tai nạn xe cộ, đổ máu…

– Hai là vì quá cứng rắn nên khắc người xung quanh như cha mẹ, anh em, con cháu…

Châu Anh thuộc vận mệnh cứng rắn. Ai ở gần cô ấy đều rất có lợi, bà Nguyệt là một ví dụ. Tuy Châu Anh thiệt thòi khi sinh ra đã không biết cha mình là ai, song bù lại bà Nguyệt hết mực yêu thương cưng chiều cô, dành cho cô tất cả những gì tốt đẹp nhất, để bù đắp tình cảm cho người cha. Cho cô một cuộc sống đầy đủ, sung sướng như một nàng công chúa.Ngược lại, từ ngày Châu Anh sinh ra, bà Nguyệt thấy cuộc đời mình thay đổi hẳn. Làm ăn trúng mánh, vận đỏ đeo bám cho tận bây giờ.

Chỉ tiếc….con bé lại có bát tự không được tốt. Yểu mệnh vào năm 18 tuổi.

Bà Nguyệt thở dài, than thở:” Chẳng nhẽ số trời đã định vậy? Con người không thể thay đổi? Có nghĩa con bé chỉ sống bên cạnh mình với số ngày tháng được đếm trên đầu ngón tay?” Bà bật cười thành tiếng, nụ cười chan hòa trong nước mắt.

Ông Lực đi đến nắm bàn tay của bà Nguyệt đưa lên. Do không có chu sa, cũng không có cọ và mực tàu, ông đành đưa ngón tay lên miệng, cắn cho chảy máu, xong vẽ một chữ bùa vào lòng bàn tay bà Nguyệt, rồi dặn dò:

-Nguy hiểm, ngày hôm nay bà đi lại nên cẩn thận. Tôi chỉ có thể nói được đến đây, tất cả còn phải dựa vào số mệnh của mỗi người.

Nói xong, ông Lực quay đi, hối Tư Minh:

-Mình về thôi cháu.
—-

Ngồi trên xe, Tư Minh hỏi:

-Chú ơi, chú nhớ ra được quá khứ rồi sao?

Ông Lực lắc đầu:

-Vẫn chưa, tôi vẫn không có một chút ký ức gì về sư phụ và những chuyện trước kia tôi từng trải qua. Nhưng lại bắt đầu nhớ ra những câu chú và cách luyện chữ bùa trước đây tôi học.

Tư Minh mỉm cười:

-Vậy có nghĩa cách chữa trị này của bác sĩ đang đi đúng hướng. Cháu cũng như anh Lâm Phong, luôn mong chú sớm bình phục lại trí nhớ.

Ông Lực mỉm cười, nói:

-Thật tình tôi cảm ơn hai cậu và bố mẹ cậu nhiều lắm, đã giúp những người xa lạ như tôi có chỗ ăn ở, còn lo tiền thuốc thang chữa bệnh.

-Chú đừng khách sáo, anh Lâm Phong làm vậy cũng bởi muốn sau khi chú lấy lại được ký ức, sẽ kể lại những chuyện xảy ra năm đó. Cho tới giờ, bọn cháu vẫn chưa điều tra ra được chút manh mối gì.

Tư Minh sắc mặt hơi buồn, cậu vẫn nhớ ông nội rất nhiều, và nhớ như in buổi chiều hôm ấy, khi cảnh sát khiêng chiếc băng ca xuống khỏi xe, bố cậu tay run run lật tấm vải trắng phủ kín trên cái xác cháy đen của ông, khoảnh khắc đó tim cậu muốn nghẹt thở, như có ai đang bóp. Cậu cũng muốn tìm ra chân tướng sự việc, tìm ra hung thủ sát hại ông nội mình, song không hiểu vì sao, bên phía công an họ lại nhanh chóng quên đi, cũng không muốn mở lại cuộc điều tra, mặc dù Lâm Phong đã thử liên hệ.

Họ nói, vụ án xảy ra quá lâu, bây giờ điều tra lại sẽ rất khó, chưa kể nếu điều tra lại, những vụ án trước mắt phải tạm hoãn.

Sau câu nói chỉ là những tiếng thở dài.
—-
Buổi trưa, trời nắng gắt. Mấy ngày hôm nay chưa được trận mưa rào nào, nên thời tiết có vẻ ngột ngạt oi bức. Chỉ cần chui ra khỏi phòng máy lạnh, rất dễ đổ mồ hôi.

Bà Nguyệt vẫn không hiểu vì sao ông Lực lại vẽ chữ bùa trong lòng bàn tay mình, còn dặn ngày hôm nay đi lại nhớ cẩn thận. Chiếc xe của bà Nguyệt dừng trước đèn đỏ, vô tình ánh mắt của bà dừng lại ở chiếc gương chiếu hậu. Bà Khẽ cau mày, nhìn trân trân vào hai chiếc xe mô tô phân khối lớn dừng ngay phía sau, linh tính mách bảo bà rằng, sẽ có chuyện gì đó sắp xảy đến với mình.

Bà Nguyệt lục tìm trí nhớ, ký ức chợt ùa về. Ngay thời khắc này bà nhận ra nó giống y chang cái ngày định mệnh làm cuộc đời bà rẽ sang một trang mới, nếu hôm đó bà không được người ta cứu chữa kịp thời, thì có lẽ mộ mình đã xanh cỏ.

Bà Nguyệt cười nhếch môi, lấy điện thoại ra gọi.

-Cậu, thuê cho tôi một tay IT giỏi công nghệ, nhớ phải tầm cỡ bọn hacker mới làm được việc. Giá cả không quan trọng, cậu hiểu ý tôi chứ?

Người bên kia đầu dây nói vọng đến:

-Tôi hiểu rồi thưa bà chủ. Ngày mai tôi sẽ báo cho bà chủ biết.

Bà Nguyệt lái xe qua ngã tư, rồi bấm số mới gọi điện cho người khác, đợi phía bên kia đầu dây nghe máy, bà liền nói:

-Hai cậu đến địa chỉ tôi vừa gửi, bắt hắn về cho tôi.

-Vâng, đưa hắn đến chỗ cũ đúng không ạ?

Bà Nguyệt cười khẩy:

-Đúng rồi, tối ngày mai tôi sẽ đích thân đến nói chuyện.

-Dạ, chúng tôi xin nhận lệnh.

Bà Nguyệt gọi thêm một cú nữa, đầu dây bên kia vừa nhấc máy nghe, bà ấy bảo:

-30 phút nữa hai cậu chạy xe ra xa lộ Đại Hàn, thu gom hết số đinh sắt tôi sẽ rải trên đường. Nhớ, đừng có bỏ sót dù chỉ một chiếc.

Bên kia đáp:

-Chúng tôi đã hiểu và xin nhận lệnh.

Dặn dò phân chia việc cho đàn em của mình xong, bà Nguyệt ghé vào một gara xe bên đường, nói ông chủ kiểm tra lại phanh xe và mấy chỗ cần thiết cho mình. Bà xuống xe, trong lúc đợi họ kiểm tra xong, bà xin chủ tiệm cho mình đi nhờ nhà vệ sinh. Lúc ở bên trong tiệm, bà Nguyệt gọi điện cho ông chủ gara xe, hỏi ông ấy.

-Có thấy mục tiêu khả nghi xuất hiện chưa?

Ông chủ tiệm kẹp điện thoại áp vào tai, vờ nói chuyện với khách cốt là để bọn họ không nghi ngờ.

-Có hai chỗ cần phải sửa, nhanh thôi, đợi tôi 20 phút.

Hai chiếc mô tô đậu phía bên kia không nghe được cuộc điện thoại giữa bà Nguyệt và ông chủ tiệm vừa nói, song đấy lại là ám hiệu giữa bà Nguyệt và ông chủ gara xe. Một lúc sau, xe đã kiểm tra bảo dưỡng xong, bà Nguyệt bước ra ngoài, trả tiền cho ông chủ, gật đầu lên xe lái xe.

Xa lộ này khá vắng, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc xe tải đường dài chạy ngang qua. Bà Nguyệt lái xe nhanh, thì hai chiếc mô tô phía sau cũng rồ ga tăng tốc, hễ bà giảm tốc độ, thì hai chiếc xe kia cũng giảm. Chạy theo xe của bà Nguyệt một đoạn, thì họ nghi ngờ mình đã bị bà Nguyệt phát hiện, có vẻ như bà ấy đang cố tình trêu tức mình. Bọn họ nháy nhau, cùng nhau kéo ga tăng tốc, xong bà Nguyệt cũng là người không chịu đứng yên chờ chết, đợi hai chiếc xe kia vừa lao đến, bất ngờ bà Nguyệt hạ kiếng xe, tăng ga chạy với tốc độ chóng mặt, cả ba chiếc xe cứ như thế phóng đi vù vù như tên lửa. Cảm thấy khoảng cách xe mình và hai chiếc mô tô kia khá an toàn, bà Nguyệt liền nhanh tay rải túi đinh có những mũi nhọn trông như quả cầu lửa xuống mặt đường. Đinh văng khắp nơi, nằm san sát dưới mặt đất, bọn chúng đang trong đà chạy nhanh nên không kịp trở tay khi thấy bà Nguyệt cầm túi đinh rải.

Kít…Rầm… cả hai chiếc mô tô ngã lăn quay ra đường, chiếc xe văng ra xa, người bắn một hướng, trượt dài cả mấy mét.

Làm xong, bà Nguyệt cười ha hả, hình ảnh bọn chúng nằm ngã bất động trên đường, càng làm cho bà Nguyệt hài lòng.

Bà ấy kéo kính xe lên kín mít, đeo cặp mắt kiếng hàng hiệu lên mắt. Bấm gọi cho đàn em.

-Đến nơi chưa? Phải gom cho sạch đinh đừng để người sau gặp tai nạn. Còn kẻ nào sống sót, bắt chúng lại, đưa đến địa chỉ cũ canh giữ cho cẩn thận, chờ tôi đến.

-Vâng, chúng tôi vừa đến. Sẽ xong ngay thôi ạ.

Bà Nguyệt nghĩ thầm trong đầu:” Muốn đấu với tôi sao? Mấy người con non và xanh lắm. Hừ…!!!!”

Chiếc xe của bà Nguyệt xa chạy khuất.
——

Trong lúc này, ngay trong thành phố, tại một căn biệt thự sang trọng.Ông Hào lo lắng gọi điện thoại báo cho ông chủ của mình biết, kế hoạch đã thất bại.

Người đàn ông bên kia quát:

– Cái gì? Ông nói kế hoạch đã thất bại? Khốn kiếp, bốn gã giang hồ mà không hạ được một con đàn bà, thì mấy người hãy xem lại bản thân đi.

Ông Hào phân bua:

– Mong ông chủ bớt giận, tôi sẽ nghĩ cách khác đoạt lại quyển sách từ trong tay bà ta cho bằng được.

Người đàn ông kia tức giận nói:

– Đừng có ở một chỗ ba hoa với tôi. Hai ngày nữa nếu không lấy được quyển sách, thì đừng có vác mặt đến đây.

– Ông chủ yên tâm, tôi sẽ tìm mọi cách giải quyết thật ổn thoả.

Người đàn ông kia cúp máy, xong lại bấm điện thoại gọi cho lão thầy Chom-Bay, khi ông ta vừa nghe máy, người đàn ông đó vội nói:

– Kế hoạch bị thất bại, quyển sách chỉ đường đi trong hầm vàng người của tôi vẫn chưa lấy được. Theo thầy, chúng ta cần làm gì bước tiếp theo?

Lão Chom-Bay vọng tới:

– Ông cứ bình tĩnh, vốn dĩ bà ta chỉ là chủ của một công ty, may mắn được cậu chủ nhà họ Nguyễn ưu ái hợp tác sửa chữa căn biệt thự. Chứ không phải người thân nhà họ Nguyễn. Nên quyển sách dù có ở trong tay bà ta đi chăng nữa, thì đối với bà ta nó cũng chẳng có ích gì. Ông nên ám binh bất động, đợi vài ngày xem người của ông thu thập được gì rồi chúng ta tính tiếp.

Người đàn ông kia nghe lão Chom-Bay nói xong, cơn giận trong người ông ta tạm lắng xuống. Nhưng bởi kế hoạch thua một người đàn bà, nên ông ta vẫn có vẻ không tâm phục.

Người đàn ông đấm mạnh tay xuống bàn, nghiến răng nói một mình:” Cứ đợi đấy, tôi sẽ không để cho mấy người cười đắc ý đâu!”

Bên này, ông Hào gọi điện cho ông Thông. Sau một hồi chuông mới có người nghe máy.

– Thông, tôi cần ông giúp sức, làm cùng tôi một việc. Nó khá mạo hiểm.

Ông Thông trả lời luôn mà không cần suy nghĩ:

– Được thôi, nhưng là chuyện gì?
——
Màn đêm buông, bầu trời không trăng, không sao tối đen thăm thẳm. Ý An đang cặm cụi ngồi trên bàn, dùng sáp màu tô bức tranh mà hồi sáng Châu Anh mới vẽ. Đã mấy ngày nay Châu Anh không vẽ bức tranh nào kể từ khi bức tranh lần trước vẽ xong. Sau hơn 30 phút miệt mài tô, cuối cùng bức tranh cũng đã tô màu xong. Ý An nhìn chăm chăm vào bức vẽ, chợt sững người khi nhân ra, cô gái trong tranh chính là mình. Khung cảnh bên trong và cả ngôi nhà, nó không đâu xa lạ, thậm chí còn quá đỗi quen thuộc, nó chính là căn nhà ông ngoại và cô đang ở.

Ý An lảm nhảm trong miệng, rất khẽ:

“ Chẳng nhẽ nạn nhân tiếp theo chính là mình?”

Ngoài cô gái trong tranh đang ẩn nấp trong bóng tối, thì xung quanh cô có đến ba bốn cái bóng lờ mờ xuất hiện.

Bất giác Ý An rùng mình ớn lạnh.

Không gian nơi này đang lặng phắc, thình lình sợi dây ống bơ mà cô treo ngoài vườn bỗng leng keng vang lên, giữa đêm khuya thanh vắng.

– Có người đột nhập?

Bụng bảo dạ:” Có kẻ đang cố tình muốn đột nhập vào đây, sát hại mình?”


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner