Mãi tầm hơn 10h sáng, cô Lành kéo xe cải tiến về, khi đi ngang qua cổng nhà thím Mười bỗng dừng lại vì có tiếng gọi thất thanh:
– Cô Lành đi làm về rồi đấy hử?
Cô Lành ngước lên nhìn thím Mười, cười hì hì, hỏi:
– Vâng! Thế bá Mười tìm thấy cụ Doãn hay chưa?
Chỉ đợi cô Lành hỏi vậy, thím Mười chẹp lưỡi, tỏ vẻ quan tâm lo lắng cho mẹ chồng mà rằng:
– Nào đã thấy đâu cô. Tôi chạy vòng quanh làng thế mà chả thấy bóng dáng cụ nhà tôi đâu. Lạ thật, chậc.
Cô Lành thở dài, nói tiếp lời:
– Rõ khổ, hay bá thử sang nhà bác trưởng thôn nhờ ông ấy ra đình phóng tin tức lên loa phát thanh của thôn xem sao? Biết đâu có người trong làng nhìn thấy cụ Doãn.
Hai mắt thím Mười sáng lên, vỗ tay đét cái, nói:
– Đúng rồi, có vậy mà tôi cũng nghĩ không ra. Thế tôi phải chạy sang nhà tìm gặp bác trưởng thôn ngay đây, cảm ơn cô Lành nhiều nhé.
Nói xong, thím Mười leo tót lên xe nhắm thẳng hướng nhà ông trưởng thôn cong mông đạp. Cô Lành đợi thím Mười đi khuất, bấy giờ mới kéo xe đi tiếp. Vừa đi cô Lành vừa bĩu môi, lầm bầm trong miệng:’’ ôi dào, thường ngày chửi bới ngược đãi mẹ chồng như hát hay, thế mà hôm nay bá Mười có vẻ lo lắng cho cụ Doãn thế. Haizzz…chả biết đường nào mà lần. Vẫn có câu lòng người khó đoán mà.’’
—-
Ngồi trên xe, thím Mười vừa đạp vừa ngẫm nghĩ: “ Quái lạ, con mụ Lành nó đi làm ở hướng ngôi miếu hoang, vậy sao nó lại không trông thấy xá/c mụ Doãn già nhà mình nhể? Chẳng nhẽ…” nghĩ đến đây thím Mười khựng lại, rồi thình lình phanh xe gấp gáp”kítttt” một tiếng dài, hai chân thõng xuống tiếp đất, lẩm bẩm trong miệng:” Không thể nào. Rõ ràng đêm qua mụ già ấy ngã gần chế/t rồi kia mà? Không có gậy chống thì mụ ấy làm sao về được? Trừ khi có người cứu giúp khi biết mụ ấy còn sống.” Chỉ cần nghĩ đến cảnh cụ Doãn còn sống quay trở về, vạch tội mình trước bàn dân thiên hạ là tim thím Mười đã nảy lên nhịp, hồi hộp xen lẫn sợ hãi.
Thím Mười co chân đạp xe đi tiếp. Chẳng hiểu sao, ngay khi bác trưởng thôn phát thông tin cụ Doãn mất tích lên loa phát thanh của thôn mà tin tức về cụ Doãn vẫn bặt vô âm tín. Thím Mười nửa vui nửa hoang mang, vì tới giờ này vẫn chưa rõ cụ Doãn còn sống hay đã chế/t.
Đang suy nghĩ miên man, bỗng sau lưng có tiếng gọi thất thanh.
– Chị Mười đấy hả? Cụ Doãn tôi chưa nhìn thấy, nhưng tôi nhặt được tấm hình của chú Mười này.
Thím Mười quay lại nhìn, trông thấy một bác trong thôn cầm ảnh thờ của chồng mình trên tay, thì bắt đầu nhập vai diễn.
Đầu tiên, thím Mười không kịp dựng chân chống xe đoàng hoàng mà tiện tay buông ra luôn, làm cái xe thường ngày thím nâng hơn nâng trứng, hứng như hứng hoa bị đổ phạch xuống,nằm chỏng chơ dưới đường. Nước mắt cá sấu bắt đầu rơi lã chã, gào ầm lên tỏ ra đau sót. Tiếp đến, thím Mười lao đến giật phăng ảnh thờ của chồng mình từ tay bác hàng xóm, giơ lên ngang mặt đặt bàn tay gian ác lên di ảnh xoa xoa, gào khóc trong nước mắt.
– Ối mình ơi là mình. Sao số mình lại khổ thế hả mình. Mình chế/t rồi mà vẫn không được yên.
Bác hàng xóm khuyên nhủ:
– Tôi cũng không biết sao ảnh thờ của chú Mười lại nằm ở đó, nhưng chuyện cấp bách trước mắt cần tìm thấy cụ Doãn cái đã thím ạ.
Thím Mười ôm ảnh thờ của chồng vào lòng, đưa tay lên quẹt nước mắt, đáp:
– Vâng, em cũng đang xót hết cả ruột gan đây bác. Không biết u em bỏ đi đâu nữa.
– Hay là do bà cụ nhớ con trai quá nên ôm di ảnh của chú Mười ra thăm mộ? Thím đã thử tìm ở mộ chồng mình chưa?
Thím Mười thôi không nữa.
Gật đầu nói với bác hàng xóm vẻ gấp gáp:
– Vâng..vâng. Vậy em ù ra đấy xem u em có ở đó không. Cảm ơn bác nhiều về tấm hình nhé.
– Ờ! Thôi thím đi đi cho sớm, trời cũng sắp tối rồi còn gì.
Bác hàng xóm nhìn theo bóng dáng của thím Mười, thở dài lắc đầu rồi quay đi.
—-
Sẩm tối, thôn xóm dần lên đèn.
Tường Vân đứng trên hiên đôi mắt luôn hướng ra cổng chờ thím Mười và bà nội về nhà. Sau bao giờ trông ngóng cuối cùng con bé cũng thấy thím Mười đạp xe về, nhưng bà nội thì không thấy. Con bé vừa nhoẻn miệng cười ngay lập tức khựng lại, nụ cười trên môi biến mất, buồn vì biết thím chưa tìm thấy bà nội.
Vừa về đến, Tường Vân còn chưa kịp chào hỏi thím, đã bị cản lời bằng tiếng quát mắng:
– Con kia, lại đây cầm cái ảnh đặt lên bàn thờ cho tao. Cơm nước nấu xong chưa dọn ea cho tao ăn, đói rụng rời chân tay cũng do bà già kia báo đấy.
Tường Vân chạy đến đỡ khung hình chú Mười, rồi hỏi:
– Thím ơi thím, bà nội..bà nội…chưa tìm thấy hả thím.
Thím Mười trừng mắt, hừ tiếng nói:
– May có mù không mà không hả Tường Vân? Không thấy tao về một mình đấy hả?
– Dạ..con..con..lo cho bà nội quá thím à.
– Hừm! Nòi giống nhà mày thì mày lo cho bà già ấy là phải rồi. Còn như tao, nếu tao bệnh nằm đấy chắc ngữ mày để thối cũng không thèm đếm xỉa tới đấy nhỉ?
Con bé mới hơn 12 tuổi đôi khi chưa thể hiểu hết hàm ý trong câu nói đay nghiến của thím Mười. Chỉ cảm nhận được rõ nét sự tức giận của thím đối mới mình, mỗi khi bản thân con bé làm không vừa ý của thím.
– Vâng! Con đi dọn cơm cho thím ăn.
Cơm nước xong xuôi, thím Mười ngồi thừ trên hiên, thỉnh thoảng lại hướng ánh mắt dõi ra cổng. Không phải thím lo cho sự an nguy của mẹ chồng, mà bởi thím đang sợ cụ Doãn vẫn còn sống. Giờ đây, thím Mười luôn cầu trời khấn phật trong lòng, mong rằng cho mẹ chồng mình ra đi sớm.
Mãi hơn 9h tối Tường Vân mới thấy thím Mười quay vào phòng nghỉ ngơi. Khi đó con bé chạy đến bàn thờ gia tiên, đốt hương lẩm nhẩm khấn vái. Mong ông nội, bố mẹ và cả chú Mười nữa, phù hộ cho bà nội được bình an.
—
Đêm nay, gió ngừng thổi, mây ngừng trôi. Bầu trời thoáng đãng tuy ánh trăng mờ nhạt đi đôi chút hơn mọi hôm, nhưng cũng đủ nhìn thấy cảnh vật xung quanh.
Trong mơ, thím Mười thấy mình đứng trước ngôi miếu hoang ngoài cánh đồng, nhìn trân trân vào đó. Một khung cảnh u ám lạnh lẽo dần hiện ra trước mắt, tất cả mọi thứ nơi đây tĩnh lặng đến dị thường. Thím Mười nghe rõ nhịp đập thình thịch của con tim mình. Không hiểu sao thím muốn nhấc chân lên bỏ chạy khỏi nơi quỷ quái này, nhưng bỗng xa xa có tiếng gậy gỗ lộc cộc quen thuộc dội đến, làm thím Mười giật nảy mình.
– Là bà già đó chăng? Mụ ta vẫn chưa chết?
Mặc dù trong lòng rất sợ hãi, nhưng vốn cái mỏ hỗn láo và bản tính gian ác nên rất nhanh sau đó thím Mười lấy lại sự kiêu căng trong con người mình, tự đặt ra câu hỏi về cụ Doãn.
Tiếng gậy tre lộc cộc ngày một gần, lúc này kèm theo cả tiếng bước chân lẹt xẹt. Thím Mười rùng mình ớn lạnh, song vẫn cố tỏ ra mình không sợ trời, không sợ đất, nói rõ lớn trong mơ:
– Bà già, tôi không sợ bà đâu nhé! Có ngon thì thò mặt ra đây?
Lời thím Mười vừa dứt, một bóng đen đổ dài xuống mặt đường to cao gấp đôi với thân hình người bình thường, đang ngày càng tiến lại gần chỗ thím Mười đứng.
Thím Mười sợ hãi bước thụt lùi về phía sau theo phản xạ, nhưng không bước được dài và nhanh, chỉ bật hai bước chân rồi khựng lại, tựa như có ai ở sau lưng không cho phép mình lùi tiếp.
– Tôi..tôi..không sợ bà đâu! Đừng ở đó giả thần giả quỷ.
Cái bóng vẫn đổ dài xuống mặt đường, dáng đi xiêu xiêu vẹo vẹo ngặt nghẽo ngả nghiêng hai bên, tựa như con rối nước đang được người ta điều khiển.
Khi đó, thím Mười chỉ biết đứng chôn chân tại chỗ, toàn thân như bị đóng băng muốn cử động hay nhúc nhích đều không được.
Trán thím vã mồ hôi ra như tắm.
Thím Mười nói lí nhí:
“ Tôi..không..sợ..bà..đâu. Bà già!”. Nói vậy thôi, chứ thím Mười đang sợ đến xanh mặt, cắt không ra giọt máu.
Dưới ánh trăng mờ nhạt, bóng dáng cụ Doãn từ từ bước ra từ màn đêm, tiến đến trước mặt thím Mười, vươn cánh tay dài khẳng khiu gầy trơ xương bấu chặt vào cánh tay đang run rẩy của cô con dâu, giọng nói đứt quãng, có phần khó nhọc vang lên:
“ Mười ơi, Thủy ơiii..i..i…i..ở đây u cảm thấy lạnh lắm, u lạnh lắm..m..m..đưa u về nhà con ơi.”
Thím Mười không ngừng gào thét vào mặt mẹ chồng:
“ Bà cút đi, cút ngay đi. Đồ ma quỷ.”
Bỗng, thím Mười rùng mình một cái, hai mắt mở bừng nhìn trân trân lên mái nhà, hơi thở hổn hển, cả cơ thể nhẹ tễnh tựa như lông ngỗng. Đó là lúc thím Mười nhận ra mình đang nằm mơ mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao giấc mơ đó nó lại quá đỗi rõ nét.
Thím Mười ngồi bật dậy, đưa tay lên quẹt mồ hôi đang chảy thành dòng hai bên thái dương, miệng lảm nhảm nói một mình:
– Cứ thế này thì không ổn. Ngày mai mình phải sang xã bên tìm ông thầy giúp mình một tay mới được.