Người Âm Mai Mối

Chương 69



Nghe điện thoại xong cô Thu bước xuống, thấy Tín bần thần nãy giờ cô Thu hỏi:

– Có chuyện gì vậy cháu?

Trung Tín vội vàng nhét mảnh giấy vào túi quần, cười hề hề đáp:

– Dạ, không có gì cô ạ.

Cô Thu gật đầu, hối thúc:

– Đến nhà ông nội rồi, nhà này ông đặc biệt căn dặn để lại cho cháu, cháu có thể ở cũng có thể không, nhưng đây là tâm huyết do ông bà nội gây dựng lên, ông bà không muốn con cháu bán đi.

Trung Tín đáp:” Vâng, cháu hiểu ý ông bà nội rồi ạ.”

Cô Thu mở cửa bước vào, Trung Tín đứng đằng sau nhìn theo nhiều lần muốn cất tiếng hỏi về chuyện cô gái anh quen ở quê, nhưng rồi lại thôi.
——

Đúng 7h tối, Tín đi ra chỗ bụi tre đầu làng theo sự chỉ dẫn của cô Thu. Cậu bảo muốn đi dạo cho khuây khỏa rồi về ngủ. Cô Thu không nghi ngờ gì còn động viên Tín cứ đi cho thư thái đầu óc.

Đến nơi hẹn, Tín thấy một cô gái đứng ở sát mép bụi tre, mái tóc thắt bím hai bên chân đi guốc mộc. Vốn dĩ cậu trông rõ người con gái ấy là bởi vì xa xa có ánh đèn từ cột điện soi xuống, xua tan bớt đi bầu không gian tối om.

Tín bước chậm rãi bước đến hỏi:

– Cô là…?

Thuỳ Dung từ từ xoay người lại, mỉm cười đáp:

– Em tên Vân, anh Tín không nhận ra em hay sao ạ?

– Tôi..tôi…thứ lỗi cho tôi, tôi không nhớ.

Dung khơi dậy tiếp một vài ký ức đẹp đẽ giữa hai người trong quá khứ do mình bịa ra để tăng thêm độ tin cậy với Tín, Dung còn đưa hẳn cho cậu một xấp thư được viết qua lại giữa hai người.

– Anh Tín đọc đi, đây đều thư anh Tín viết em. Chúng ta có lời hẹn ước vào năm em sắp tròn 13 tuổi. Dạo đó anh Tín hay cùng bố mẹ về quê chơi, chúng ta thường hay đi thả diều, bắt con muồm muỗm ở ruộng lúa đem về xỏ vào cây tre vót nhỏ đem nướng. Anh quên hết cả những chuyện đó rồi sao?

Tín cố sục sạo lại trí nhớ, xem cô gái này mình từng quen biết không. Khi đó chút ký ức bắt đầu ùa về. Hình bóng đứa bé gái hiện hữu mơ hồ trong đầu cậu, cậu nhớ mình từng đưa sách cho cô bé, rồi gặp cô bé ở nhà ông nội. Nghĩ đến đây đầu cậu đau như búa bổ. Tín ngồi thụp xuống, cậu đưa tay lên ôm đầu miệng rên rỉ:” Đau quá, đầu tôi đau quá…” những lá thư cũng vì thế mà rơi xuống đất.

Thuỳ Dung hoảng hốt, cô chạy đến đỡ Tín dậy và hỏi:

– Anh Tín, em đúng là Tường Vân, là Tường Vân thật mà. Để em đỡ anh đứng dậy, chẳng nhẽ những lá thư đó em làm giả được sao?

Đầu Trung Tín càng đau, đến khi cậu chịu không nổi liền đứng dậy vung tay, buột miệng nói:

“ Cô không phải cô ấy!”

Câu nói này làm Thuỳ Dung sững người, toàn thân run lẩy bẩy tưởng đâu Trung Tín đã lấy lại được trí nhớ. Song lúc đó Trung Tín xua xua tay, nói với cô:

– Tôi xin lỗi, tôi còn không biết bản thân mình là thì làm sao tôi nhớ được danh tính người khác.

Nói đến đây Trung Tín quay người bỏ chạy, cậu chạy nhanh nhất có thể tựa như đang chạy trốn ai đó. Với cậu, bây giờ chỉ muốn đầu mình dứt cơn đau, bởi lẽ nó sắp nổ tung vì ký ức khi nãy ùa về.

Thuỳ Dung đứng nhìn theo, cúi người xuống nhặt nhạnh hết số thư mắt đảo bốn phía, thấy xung quanh không có ai, Tín cũng đã bỏ đi thì cô ta mới quay về.

Bỗng, tiếng tạch..tạch..nghe như bàn chân ai đó giẫm lên cành củi khô phát ra động từ phía bụi tre làm Thuỳ Dung giật bắn mình. Cô ta ngoảnh lại nhưng chẳng thấy gì, đến khi quay người đi tiếng động đó lại phát ra. Lần này Dung quay quắt lại, hỏi đổng:

– Ai đấy?

Đáp lại lời cô ta là không gian lặng phắc. Lúc Dung toan quay đi bỏ chạy thì thình lình một bóng dáng quen thuộc từ bụi tre bước ra. Trên người ông ta ướt sũng, ông ta nhìn Dung bằng ánh mắt đầy căm phẫn tựa như muốn ăn tươi nuốt sống cô.

Dung lắp bắp mãi mới thành câu:

– Là..là..ông..thật..sao…?. Ông vẫn chưa ch.ế..t..?

Hình bóng là chú Công. Chú Công không nói gì chỉ đứng lặng thinh trừng mắt nhìn Thuỳ Dung. Song chỉ chớp mắt một cái Dung đã không trông thấy chú Công đứng ở đấy nữa. Ngoài tiếng gió thổi làm lay động ngọn tre kêu xào xạc ra thì không có gì.

Tim Dung lúc ấy đập thình thịch, cô bỏ chạy một mạch về nhà. Thím Mười nhìn thấy con gái trong bộ dạng nhếch nhác, bèn hỏi:

– Bay bị sao thế hử con? Làm gì chạy như đuổi?
Dung vừa thở hổn hển vừa chỉ tay ra mé ngoài cổng, giọng nói đứt quãng:
– Mẹ..m..ẹ..ông..ô..n.g..ta..a..chưa..chế.t
Thím Mười nhíu mày, nhìn theo hướng tay Dung chỉ, vặn hỏi:
– Nói rõ xem nào? Bay đang nói ai cơ?
Thuỳ Dung nuốt nước miếng, lấy lại bình tĩnh, trả lời:
– Là chú Công. Ông ta vẫn chưa chế.t, con vừa nhìn thấy ông ta đứng ở chỗ bụi tre đầu làng, nơi con và anh Tín hẹn gặp nhau.
Thím Mười nghe xong toàn thân run rẩy, tay phải vịn vào thành của chiếc ghế đẩu để đứng vững. Đã nhiều ngày qua mụ ấy vẫn không thấy xá.c lão Công nổi, nên vẫn bán tín bán nghi về cái chế.t của lão. Trong đầu thím thỉnh thoảng lại tự hỏi bản thân:” Liệu lão Công để hẻo thật chưa? Nếu đã hẻo thì tại sao xá.c lão ta lại không nổi?”
Dung lại nói tiếp, cắt ngang dòng suy nghĩ của thím Mười:
– Có điều chớp mắt một cái con không nhìn thấy ông ta nữa.
Nói đến đây Dung bấu chặt vào tay mẹ, sợ hãi lắp bắp:
– Có khi nào ông ta là ma không mẹ? Ông ta chế.t rồi nên muốn hiện hồn về báo thù hai mẹ con mình.
Thím Mười gạt phắt tay ra, trừng mắt giọng trấn an:
– Bay im đi, trên đời này làm gì có ma quỷ. Chắc bay bị hoa mắt đấy thôi.
Thím Mười nói vậy thôi, thực chất trong lòng thím còn sợ hơn cả con gái mình. Nói vậy là muốn Dung không nghĩ ngợi lung tung, tránh làm hỏng việc lớn trước mắt.
Thím Mười hỏi:
– Còn chuyện tao bảo mày đi gặp thằng kia, thế bay có gặp được nó không?

Dung gật đầu, kể lại toàn bộ mọi việc lại cho mẹ nghe, nghe xong, cặp lông mày của thím Mười nhíu lại, lẩm nhẩm trong miệng:” Có lẽ phải tung chiêu cuối cùng thôi, mới mong con gái mình có cơ hội. Tuy thằng kia mất đi trí nhớ nhưng nó đã nói ra cái Dung không phải người trong mộng của nó thì chắc tâm trí nó phải nhớ con ranh kia sâu đậm lắm.”

Nghĩ đoạn, thím Mười đuổi Dung về bên nhà ngủ với Tường Vân để tránh con bé nghi ngờ. Trước khi quay lại nhà cũ, Dung giao hết thư từ cho mẹ rồi nói:

– Đây, mẹ giữ nó đi.

Thím Mười ậm ừ, nói:

– Khuya rồi đó, bay qua bên đó ngủ sớm đi.

– Con biết rồi!

Hôm sau, Tường Vân vừa ngủ dậy đã thấy ông trưởng thôn xách giỏ cá sang cho, chuyện riêng của ông ấy với bà ngoại cô đã nghe phong phanh từ lời đồn. Song đó là chuyện của người lớn, phần con cháu như cô cũng không muốn mang nỗi oán hận từ đời trước đến bây giờ, thôi thì bà ngoại đã không còn, mẹ cũng đã mất, cứ vui vẻ mà sống. Cái gì đến thì mỉm cười đón nhận.

Tường Vân chạy ra mở cổng, cười với ông trưởng thôn:

– Ông mang cho cháu cái gì thế ạ?
Ông trưởng thôn:
– Ông có mớ cá, chú Tiến mới tát ao sáng sớm nay, cất đi trưa về kho mà ăn cháu nhé.
Tường Vân gật đầu:
– Dạ, cháu cảm ơn ông trưởng thôn.
Ông trưởng thôn cười buồn, vừa quay đi chân thình lình khựng lại, ngoảnh đầu nói:
– Cháu này, lần sau gặp ông cháu đừng gọi ta là ông trưởng thôn được không?
Tường Vân lặng người, tay xiết chặt giỏ cá lí nhí không thành câu. Lúc ấy ông trưởng thôn nói tiếp:
– Ông có lỗi với bà ngoại và mẹ cháu nhiều lắm khi không cho bà và mẹ cháu được một danh phận. Nay ngày, tháng, sống của ông chỉ đếm được trên đầu ngón tay, ông muốn hai đứa gọi ông một tiếng” ông ngoại.” Cháu đừng sợ, chỉ cần hai cháu chịu mở lòng ra là được, còn về phía gia đình ông, ông cũng đã thông báo và xin bà cùng cô chú tha thứ cả rồi. Bà và cô chú mời hai đứa cuối tuần này sang nhà ông ăn cơm, trước là để hai cháu tha lỗi cho ông, sau là muốn nhận hai cháu trước tổ tiên dòng họ.

Hai mắt Tường Vân đỏ hoe sắp khắp, song cô cố gắng nuốt những giọt nước mắt vào trong. Vân khẽ mỉm cười gật đầu, đáp:

– Dạ, chỉ cần ông bà và cô chú chịu nhận hai chị em cháu, không trách gì chuyện cũ, phận con cháu chúng cháu xin nghe ạ.

Ông trưởng thôn bật khóc, gật gù vỗ vỗ lên vai Tường Vân:” Cảm ơn cháu nhiều lắm.” Rồi lặng lẽ quay lưng bước đi.

Tường Vân gọi với theo:” Ông ngoại! Ông ngớ giữ gìn sức khoẻ.”

Ông trưởng thôn sững người, đôi chân khững lại. Đây là câu nói ông mong muốn chờ đợi bao nhiêu năm nay đến cuối cùng ông cũng đợi được. Căn bệnh ung thư quái ác ông đang mang trong người khiến cơ thể ông chết dần chết mòn thì giờ đây ông không còn sợ nó nữa. Bởi nỗi trăn trở bao lâu nay trong ông đã được giải toả.

– Thôi, vào nhà cất cá đi cháu, đi làm kẻo muộn. Cuối tuần này nhớ đưa thằng Minh sang nhà ông bà ăn cơm nhé, giỏ cá đó cũng là bà và chú Tiến bảo ông mang sang đấy.

Tường Vân đáp:

– Dạ!

Đợi ông trưởng thôn đi khuất, cô mới xách theo giỏ cá mang vào nhà.
—-
Ông trưởng thôn chưa vội về mà ghé quán bún cá móc ra 10 nghìn, mua một bát xách tòng teng trên tay. Chẳng biết ông đi đang đi đâu, chỉ thấy ông rẽ ra một con đường dẫn đến cánh đồng. Lúc đi đến chòi canh cá ông trưởng thôn tạt vào trong, nói vọng vào:

– Chú mang bát đây tôi vừa mua cho chú bát bún cá này.

Chú Công đẩy cái bát ra:

– Cảm ơn bác trưởng thôn đã cưu mang tôi trong suốt thời gian qua. Nhưng có lẽ đã đến lúc tôi cần phải kết thúc tất cả. Cô ta phải chịu tội trước pháp luật, có như vậy vợ con tôi và anh Mười mới yên lòng nơi chín suối.

Ông trưởng thôn đẩy bát bún cá nóng hổi thơm phức đến trước mặt chú Công, lên tiếng hỏi:

– Chú định đi báo công an thật đấy hả? Nhưng người ngợm đã khỏe hẳn chưa?

Chú Công ho khù khụ mấy tiếng, tay đấm ngực thùm thụp, trả lời:

– Cho dù thân tôi có tàn tạ đến thế nào, tôi cũng muốn bắt hai mẹ con cô ta phải đền tội.

Ông trưởng thôn nghe xong gật gù. Vào buổi tối hôm lọ, khi ông đến nhà thím Mười vào buổi tối muốn thưa chuyện nhận lại hai chị em Tường Vân làm cháu ngoại trước khi nhắm mắt xuôi tay, có vậy ông mới an lòng nhắm mắt, chẳng ngờ ông chứng kiến một cảnh tượng hết sức hãi hùng. Lúc đó ông trưởng thôn đi đến cổng toan đánh tiếng gọi thím Mười, thì bất ngờ trong nhà có tiếng gào thét chửi rủa của chú Công. Ông tò mò nhẹ nhàng đi vào, khi nhìn qua kẽ cửa ông thấy chú Công bị trói chân tay nằm trên giường. Ban đầu ông định vào ngăn cản, song với sức khỏe sắp tàn của mình xông vào cứu người không được lại bị thím Mười ra tay giế.t bịt đầu mối. Nghĩ đến đây ông âm thầm đi về nhà gọi con trai đến giúp một tay, do sợ làm mất lòng thím Mười vì nếu mọi chuyện không phải như ông đang nghĩ nên ông ấy quyết định không làm lớn, âm thầm quay lại nhà thím Mười. Chỉ tiếc lúc quay lại thím Mười đã ép con gái mình phá thai xong, sau đó ông cùng con trai trốn sau bụi chuối chờ thím Mười quăng xác chú Công xuống rồi cả hai mò mẫm kéo lên.

Có vậy chú Công mới thoát được một mạng.

– Hôm đó giá mà tôi cương quyết hơn thì có lẽ đứa bé vẫn còn.

Chú Công đặt đôi đũa xuống, thở dài:

– u cũng là số phận rồi ông trưởng thôn ạ. Tôi sống phản bội vợ con, lấy rắn độc làm vợ, ăn ở thất đức nên tôi bị trời đầy. Là tôi đang phải trả nghiệp do những chuyện xấu mình làm ra.

Ông trưởng thôn an ủi:

– Kìa chú mau ăn đi, bún cá phải ăn nóng mới ngon. À mà khi nào chú định đi báo công an?

Chú Công ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:

– Qua tuần bác ạ!

Ông trưởng thôn đứng dậy, vỗ vỗ vào vai, nói với chú Công:

– Trưa tôi bảo thằng Tiến đem cơm canh ra cho chú. Tạm thời chú cứ lánh nạn ở đây trước đi đã. Cô ta điên thật rồi, dám giế.t người phi tang xác thì khi biết chú còn sống kiểu gì cô ta cũng không chịu để yên.

Chú Công biết chứ, nên bản thân mình mới phải sống chui sống lủi trong cái chòi canh cá ọp ẹp xập xệ này, bởi chú biết muốn tố cáo cô ta phải nắm chắc bằng chứng trong tay, nếu không cô ta sẽ cãi bay cãi biến. Cũng chính vì lý do chưa có đủ bằng chứng nên chú ấy vẫn nấn ná mãi chưa muốn ra tố giác tội phạm.
—-
7h sáng, vừa tới lò gạch chưa kịp dựng xe vào bãi thì Dung hay tin dữ như sét đánh ngang tai.

Họ kháo nhau:

– Mày biết tin gì chưa? Còn nhớ con Xoan trước đây làm công nhân ở lò gạch này rồi chứ?
– Ờ, tôi vẫn nhớ. Con Xoan xấu như ma mút rồi đi chỉnh sửa lại nhan sắc để hành nghề mại dâ.m ấy hả?
– Đúng rồi đấy, con Xoan tao nghe nói nó bị bệnh ết rồi? Phát bệnh ra cả người rồi đấy.
Người kia nói tiếp:
– Thật không vậy? Mới tuần trước tôi còn gặp nó ôm eo lão già nào ấy đi ngoài đường trông tình tứ lắm kia mà? Giờ nó bị AIDS chắc phải lây sang ối người mày nhỉ?
– Chứ sao nữa. Cũng đáng đời nó, cái hay không học lại học tật xấu. Chỉ khổ cho bố mẹ nó, già cả mù lòa bây giờ còn phải chăm đứa con bệnh tật nằm một chỗ.

Dung bủn rủn chân tay, xém làm đổ xe. Cô ta đang sợ căn bệnh thế kỉ kia không biết có lây sang mình không? Bởi trước đó cô ta cái Xoan rất thân nhau, đi đâu cũng như hình với bóng.

Thấy Dung tới mọi người tự động tản ra xa, nhìn Dung bằng ánh mắt dò xét sợ hãi. Họ sợ cũng đúng thôi vì chính bản thân Dung cũng sợ mình lây bệnh ết từ cái Xoan. Cả ngày hôm đó mọi người đều tránh mặt Dung, nhìn cô bằng ánh mắt miệt thị xa lánh.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner