Ngày hôm sau Dung xin nghỉ 1 ngày để đi khám bệnh. Nêu ý kiến cho dễ xin nghỉ vậy thôi chứ thực chất Dung không ốm gì cả. Cô không dám vào bệnh viện làm xét nghiệm HIV vì sợ bệnh viện lưu trữ hồ sơ bệnh án, mà chọn một phòng khám tư nhân ở dưới thị xã để vào làm xét nghiệm. Ngồi đợi mãi cuối cùng Dung cũng được cầm kết quả xét nghiệm trên tay, cô run rẩy mở nó ra xem trong lòng hồi hộp hơn bao giờ hết.
Cô ta thở phào nhẹ nhõm, khi kết quả cho thấy mình âm tính với căn bệnh thế kỷ HIV.
Dung định quang kết quả xét nghiệm vào thùng rác bệnh viện nghĩ nó không cần thiết nữa, song rồi lại thôi. Dung gấp làm bốn tờ kết quả nhét nó vào túi, vừa đi vừa mừng thầm trong bụng
“ Phải rồi, ngoài thằng bạn trai cũ và lão Công ra thì mình đâu có ngủ bậy bạ với ai. Cái Xoan nó tiếp khách khác với mình ngồi tiếp rượu kia mà. Hừm!”
Dung ra cổng phòng khám vẫy chiếc xe ôm thuê người ta chở về.
Dung vừa về đến cổng nhà mẹ thì bắt gặp ai đó treo mảnh giấy tòng teng trên cành cây ngoài cổng, hình như trên mảnh giấy có viết chữ.
Cô ta giật phăng mảnh giấy xuống, đọc xong dòng chữ ghi nguệch ngoạc bên trên miệng há hốc, mắt to tròn, toàn thân ngư bị đông cứng đứng mãi một chỗ.
Tiếng mụ Mười trong sân nói vọng ra:
– Về rồi sao không vào nhà còn đứng ngoài đó?
Khi đó chân Dung mới có cảm giác, nhấc lên chạy như bay vào chỗ mẹ đưa mảnh giấy cho bà ta xem.
– Mẹ đọc đi. Ai đã treo nó ngoài cổng nhà mình thế? Giọng điệu này có phải của ông ta không mẹ? Trời ơi, ông ta chưa chế.t.
Mụ Mười lẩm nhẩm hàng chữ” Tao đã biết hết những việc xấu xa mà hai mẹ con mày đã làm, kể cả việc mày sá.t hạ.i tới 4 mạ.n.g người. Rồi mày sẽ bị quả báo sớm thôi Thuỷ à.”
Bà ta mắt trợn ngược. Trong làng này không một ai gọi tên khai sinh của mình ngoài gã bồ tên Công mà mình vừa sá.t hại cách đó không lâu.
Thím Mười bắt đầu sợ, một nỗi sợ vô hình. Sợ gã tình nhân còn sống sẽ đi báo công an phanh phui những chuyện mình làm, song hiện tại lại không biết chính xác ông ta còn sống hay đã chế.t. Thím Mười liếc nhìn sang mé chỗ cái ao, cảm giác rợn sống lưng khiến lông tóc trên người dựng đứng.
Thím Mười vò nát mảnh giấy, nhìn Dung nói:
– Càng những lúc này mẹ con chúng ta càng phải bình tĩnh. Bay sang bên kia trước đi, tao sẽ nghĩ cách rồi nói cho bay nghe sau.
Thuỳ Dung vừa đi khỏi thì thím Mười gọi giật lại, lời nói tựa như lời trăn trối sau cùng:” Dung, nếu sau này mẹ có làm sao thì bay nhớ chăm sóc thương yêu em trai bay nhé. Cả cuộc đời này mẹ chỉ lo cho của hai chị em chúng bay thôi.” Đó là lúc thím Mười sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách chông gai phía trước.
Dung là đứa không biết suy nghĩ sau xa nên câu mẹ nói với cô khác gì nước đổ lá môn, chỉ biết rằng khi mẹ về già phó thác cậu em trai cho mình chăm sóc.
Dung gật đầu rồi ra về.
Thuỳ Dung đi khuất cũng là lúc thím Mười lật đật quay vào bếp nhấc nồi canh sôi ục ục trên bếp xuống, tiện tay ném vào bếp mảnh giấy bị vò nát khi nãy, ánh mắt nhìn chăm chăm vào ngọn lửa xanh ghét, miệng rít lên:
“ Thằng khốn, cứ đợi đấy. Cho dù mày là người hay ma, thì khi dám xuất hiện trước mặt con Mười này lần nữa, tự tay tao sẽ tiễn mày xuống địa ngục lần thứ hai. Hừm..!!!”
——-
Không chỉ bên nhà bác gái đang xảy ra chuyện mà ngay cả bản thân Nghĩa cũng bị vướng vào rắc rối. Hôm ấy Nghĩa đang lom khom cưa cây ngoài vườn thì bỗng điện thoại trong túi đổ chuông.
– Tôi nghe đây, có chuyện gì, nói đi.
Bên kia đầu dây chính là Hạnh, bồ nhí của lão chủ nơi cậu đang làm việc. Giọng của Hạnh run run khe khẽ chỉ kịp nói với Nghĩa câu nói chưa đầy đủ trọn vẹn:” Anh Nghĩa ơi nguy rồi, đã có 4 trường hợp học sinh cấp 2,3 bị liệt não rơi vào tình trạng hôn mê sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, chính là lô hàng anh lấy về ngày trước, em nghe nói công an đang vào cuộc điều tra. Anh..anh…nhớ…” rồi Hạnh đột ngột cúp máy do sau lưng có tiếng bước chân dội tới.
Nghĩa ở bên này cũng cúp máy vì cậu biết bên Hạnh ở phía bên kia ít nhiều gì cũng gặp chuyện.
Nghĩa đi vào nhà, không kịp thay quần áo nhảy phóc lên xe nổ máy phóng ra khỏi nhà.
Hạnh không vội quay đầu lại, cô tuy tắt máy rồi nhưng vẫn cầm điện thoại giả vờ nói chuyện với người bên kia đầu dây.
“ Vậy khi nào anh Nghĩa lên Lạng Sơn buôn bán nhớ ới Hạnh với nhé. Em gửi anh mua ít trà mang về biếu bố mẹ em.”
Nói đến đây Hạnh làm bộ bấm nút tắt cũng là gã đàn em thân cận của ông chủ đi đến:
– Đại ca đang đợi cô trong phòng kìa, chạy ra đây làm gì thế hả?
Hạnh quay lại mỉm cười, đáp:
– Vâng, em vào ngay đây. Em vừa gọi điện cho anh Nghĩa, hỏi xem bao giờ anh ấy đi lấy hàng cho ông chủ trên biên giới thì nhớ mua dùm ít trà.
Gã cười nhếch mép, buột miệng nói:” Trà lần trước đấy hả? Dùng ít thôi, dùng nhiều dễ bị mục xương đấy. Thôi cô vào đi kẻo ông chủ đợi.” Rồi hắn đi thẳng ra cổng lo công chuyện cho ông chủ.
Hạnh biết tác hại của loại trà mà trước đó cô từng nhờ Nghĩa mua nên không dám mang về nhà cho bố mẹ dùng, dặn mua chỉ là cái cớ, khi nhận được hàng hoá cô lại đem vứt xuống sông để nước cuốn trôi đi trên đường về nhà.
Hạnh thở phào nhẹ nhõm, cũng may gã đàn em không mảy may nghi ngờ gì cô. Hạnh toan nhắn tin cho Nghĩa bảo anh nhớ cẩn thận, song lại bị tiếng gọi phía bên ngăn cản.
– Con kia, đại ca gọi mày vào phục vụ nãy giờ, sao mày cứ chết dí ngoài đó thế hả?
Hạnh lật đật cất điện thoại vào túi, đáp:
– Vâng, em vào ngay đây!
—-
Nghĩa dừng xe trước cổng nhà thằng bạn, thấy nó vừa trong nhà đi ra vội vàng hỏi:
– Cậu còn giữ cái điện thoại hôm bữa mình đưa không?
Thằng bạn gật đầu:
– Còn, ở trong nhà kìa, mày cần thì tao trong vào lấy cho.
Nghĩa xua tay:
– Không, tạm thời mày cứ giữ nó giùm tao, ngộ nhỡ tao có bị làm sao thì còn bằng chứng đó để giải thoát án tử cho mình.
Thằng bạn nghiêm mặt, hỏi:
– Mày nói cái quái gì vậy Nghĩa? Cứ như đứa sắp rơi vào vòng lao lý?
Lời thằng bạn nói đúng. Tình cảnh của Nghĩa bây giờ khác gì đã bước một chân vào cánh cửa nhà giam, cậu đã xác định sớm muộn gì cũng có ngày hôm nay, song khi đó bản tính lương thiện trong cậu không thắng nổi sự cám dỗ của đồng tiền. Sai một ly đi một dặm, thay vì chạy trốn thì Nghĩa lại chọn cách đối mặt với hiện tại, bởi cậu nghĩ mọi chuyện là do mình gây ra nên tự mình cứu lấy mình.
Nghĩa chép miệng, gạt phắt đi, giấu nhẹm:
– Không có chuyện gì với tao đâu, là tao qua dặn mày trước vậy đó.
– Còn chuyện hai thằng kia?
Im lặng một lúc Nghĩa mới trả lời:
– Người chế.t là hết. Chúng nó trở về với cát bụi rồi thì tính toán mà làm gì. Tao tha thứ để hai đứa nó ra đi thanh thản.
Cậu bạn nói tiếp:
– Tao chỉ sợ chúng nó nói cho ông chủ biết vụ cái điện thoại mày đưa, vì hôm mày đi chúng nó có mặt ở đó chia tay mày.
Nghĩa gật gù, vỗ vào vai cậu bạn trấn an:
– Tao cũng đã nghĩ tới chuyện này, đợi vài hôm nữa lo xong việc tao sang lấy. Giờ tao đi công việc tí, tối nay rảnh tao qua chở mày đi nhậu.
– Ờ! Thôi mày đi đi. Tối nhớ qua đón tao đấy nhé!
Nghĩa quay xe phóng đi, cũng chẳng biết cậu đi đâu.
—-
Đầu giờ chiều, thím Mười đạp xe lên nhà buôn lợn gọi người vào bán. Đàn lợn 12 con nhà thím nếu để nuôi tiếp thì chỉ sợ người buôn chê lợn to quá, mỡ nhiều, trả giá thấp còn khó bán. Thôi thì đằng nào cũng không còn đám cưới của Dung với thằng Quý nữa, cũng phải bán chúng đi thôi.
Bánh xe vừa lăn bánh đến đoạn đường mé ngoài thôn, bất ngờ chiếc ô tô phía sau phóng vụt lên, mất lái đâm thẳng xuống ruộng. Thím Mười tận mắt chứng mất hết cả hồn vía, bởi lẽ nếu tránh không kịp thì chắc thím đã làm con ma ở đoạn đường này.
Thím Mười còn chưa định hồn lại, bất ngờ Tường Vân đi làm ngang qua thấy chiếc xe gặp tai nạn cô dừng xe, chạy như bay xuống đập tay vào cửa kính, gọi:
– Này anh gì ơi, anh bị sao không? Mở cửa ra, mở cửa ra tôi đưa anh đi bệnh viện.
Trung Tín ngồi trong xe, cú va đập khá mạnh khiến trán cậu bắt đầu chảy máu, mắt dần hoa lên, nhìn ra cửa trông thấy một bóng hình quen thuộc, bất giác cậu mấp máy trong miệng:” Tường Vân..Tường Vân..Tường Vân…”Bàn tay run rẩy muốn đẩy cửa bước ra nhưng không thể, bên ngoài vẫn nghe thấy tiếng gọi của Tường Vân:
– Anh gì ơi, mở cửa ra đi. Anh bị làm sao không?
Không biết vì sao mà túi khí trong xe ô tô khi ấy lại không bung ra, làm cậu chấn thương lần nữa ở vùng đầu.
Thím Mười nhận ra chiếc xe đó là của Trung Tín. Một mình đứng lẩm nhẩm:” Không thể để hai đứa chúng nó gặp nhau, nếu vậy cái Dung nhà mình không còn cơ hội nữa.” Nghĩ đến đây, thím Mười tập tễnh nhanh nhất có thể đi đến bên cạnh Tường Vân, kéo cô lùi ra sau, nói với cô:
– Chân cháu khoẻ chạy vào làng gọi người ra đây đi, để thím ở đây lo cho.
Tường Vân gật đầu:
– Vâng, vậy thím ở đây để cháu chạy vào làng gọi người ra giúp.
Thấy Tường Vân hớt hải chạy đi khoé môi thím Mười hiện ra một nét cười.
“ Mày muốn giành người đàn ông với con gái tao sao? Nhưng tao sẽ không để mày đạt được ước nguyện đâu con ranh à.”
Không may cho Tường Vân, khi cô vừa đi khỏi thì người dân đi làm ngang qua thấy thím Mười tri hô họ xúm lại mỗi người một tay cứu người bị nạn. Sau một hồi không tìm được cách mở cửa thì bất ngờ chốt bên trong tự nảy ra.
Trung Tín bấu chặt tay vào cánh cửa tìm đường ra ngoài, khuôn mặt ướt đẫm máu song đôi mắt vẫn đảo tìm kiếm một bóng hình. Cậu lảm nhảm trong miệng:” Tường Vân..Tường Vân…” cậu nói trong vô thức, không nghe thấy tiếng bàn tán và những câu hỏi lo lắng cho cậu xung quanh mình.
Chỉ có thím Mười nghe rõ hai từ” Tường Vân” từ miệng Trung Tín phát ra. Song thím không đả động gì.
Khi Tường Vân chạy xe ra đến nơi thì được thím Mười cho biết nạn nhân đã được người dân trong xóm chở đi bệnh viện cấp cứu. Hay tin họ không sao Tường Vân thở phào nhẹ nhõm.
Bỗng tim cô nhói lên nhịp, tựa như có bàn tay ai đó bóp chặt. Cô nào đâu biết rằng cậu thanh niên vừa gặp tai nạn chính là cậu bạn Trung Tín chơi thân với cô từ thủa nhỏ.
Trông thấy Tường Vân đứng im như khúc gỗ, thím Mười đi đến bên cạnh, hối thúc:
– Bay còn chưa đi làm sao? Đứng đơ ở đây làm gì nữa.
Tường Vân giật mình, lắp bắp:
– Dạ, con đi ngay đây thím.
Thím Mười đứng cười khẩy, leo lên xe đạp đi tiếp. Lo xong công việc bà ta quay về nhà, ông chủ lò mổ hẹn buổi chiều sẽ xuống xem đàn lợn. May mà đợt này lợn khan hiếm lợn thịt nên sau khi ông chủ lò mổ xuống xem xong đã ngã giá rồi chốt luôn. Ông ấy bảo thím Mười sáng mai dậy sớm từ 3h nấu hai nồi nước sôi cho ông ấy xuống thịt lợn. Mỗi hôm thịt 4 con đến khi nào hết đàn lợn thì thôi.
Buổi tối, thím Mười canh lúc cậu con trai nằm ngủ, còn mình ngồi thức tính toán giá cả và ước chừng cân nặng của bầy lợn để suy ra số tiền kiếm được. Tính toán xong, trừ các khoản tiền chi tiêu mua cám và thức ăn cho lợn, thím Mười thở dài.
“ Cũng chả được bao nhiêu, thế này làm sao đủ tiền cho cái Dung ra Hà Nội?” Rồi lúc sau thím lại lảm nhảm nói chuyện một mình:” Nuôi lợn đúng là không có lời bao nhiêu, mấy lứa rồi cũng chỉ dư được đôi đồng. Đúng là lấy công làm lời đây mà.” Thím gấp quyển sổ tay lại, mở tủ cất nó vào trong rồi quay lại giường leo lên nằm kế cậu con trai. Thím vắt tay lên trán suy nghĩ xem còn cách nào để kiếm thêm được ít được. Nghĩ mãi…mụ ta cũng tự ru mình vào giấc ngủ say.
Nửa đêm, tiếng lợn đột nhiên “ Éc” tiếng ngoài chuồng báo hại thím Mười đang say giấc cũng phải giật mình choàng tỉnh. Kèm theo tiếng kêu “ éc..éc” đó là tiếng bầy lợn chạy kèm theo tiếng thở hồng hộc. Thím Mười bật dậy, bật mãi công tắc không thấy bóng điện sáng, thím làu bàu trong miệng:” quái lại, bóng điện mình vừa mới thay tuần trước kia mà, chẳng nhẽ đã rụng tóc bên trong?” Suy vừa dứt, tiếng lợn kêu thê lương “ Éc..éc…” ngoài kia lại vang lên, lần này thím thôi không thèm mở công tắc điện nữa, một mình xách đèn pin mở cửa ra xem.