Người Âm Mai Mối

Chương 71



Từ trong nhà đi ra chỗ chuồng lợn cách nhau không mấy bước chân, vậy mà khi ra đến nơi bầy lợn 12 con đã chết như ngả rạ.

Thím Mười khựng chân, mắt nhìn chăm chăm nét mặt hiện rõ vẻ kinh ngạc. Nghĩ có kẻ nhẫn tay phá hoại hại chế.t bầy lợn của mình lên thím quyết định tiến sát đến kiểm tra. Song không phát hiện ra điểm bất thường, nhưng sao bầy lợn đột nhiên chế.t hết, đó là câu hỏi hiện hữu trong tâm trí.

Thím Mười lẩm nhẩm trong miệng:” Không được, bao nhiêu công sức tiền bạc đổ cả vào đàn lợn, không thể để công sức đổ xuống sông xuống biển được. Ít ra phải vớt vợt được gì chứ?” Một lúc sau thím Mười quay vào bếp nhóm lửa đun hai nồi nước sôi to tổ chẳng, đợi thợ đến thịt lợn như đã hẹn.

Sáng sớm hôm sau, hai người thợ xuống đến nơi thì được chủ nhà thông báo đàn lợn đã bỗng dưng chế.t hết đêm hôm qua. Nghe xong lời trình bày của thím Mười, một trong hai người thợ lên tiếng.

– Chị làm ăn vậy chết chúng tôi không cơ chứ? Mấy phản thịt trên chợ đang đợi chúng tôi giao thịt.

Thím Mười:

– Các anh xem có thịt được thì dùm tôi cái, tiền bạc bớt đi nửa giá cũng được. Tôi chỉ cần gỡ gạc lại chút tiền cám để trả cho người ta.

Người đàn ông ra chuồng lợn xem tình hình, khi quay vào ông ấy lắc đầu:

– Lợn này chết đã bốc mùi cả lên chị còn vảo chúng tôi đến thịt. Thịt là thịt thế nào được, chúng tôi làm ăn luôn uy tín nên phải giao thịt lợn đạt chất lượng cho khách, như vậy mới làm ăn lâu dài được chứ. Còn số lợn nhà chị đem đi mà tiêu huỷ kẻo lây mầm mệnh ra cả làng thì lại khổ.

Nói xong ông ấy gọi đồng đội của mình đi xe, lúc ngồi trên xe ông ấy còn lèm bèm nói:” lợn chết thối cả ra còn tiếc rẻ, đúng thật là…” nói đến đây ông ấy nổ máy xe phóng đi mất.

Thím Mười ngồi thụp xuống dân, hai tay giơ lên trời rồi dập tay xuống đất gào khóc, than thở với trời đất.

“ Ôi trời ơi là trời, tại sao ông lại bất công với tôi như vậy hả trời.”

Sáng trắng ra bà Phấn mới sang đến nhà con gái. Khi hay tin bầy lợn thịt chế.t hết hôm suất chuồng thì bà ấy không tỏ ra ngạc nhiên như thím Mười tưởng.

Bà Phấn khuyên:

– Thôi con ạ, đằng nào thì chuyện cũng đã xảy ra rồi, có ngồi đây khóc lóc hay kể khổ thì trời xanh nào đâu thấu. Mai gọi người vào thuê người ta dỡ mái, đem mấy khúc gỗ kia trả lại cho chùa.

Thím Mười nói trong nước mắt:

– U nói vậy mà nghe được à. Lợn con cực khổ nuôi con xót. Còn cái mái u bảo thuê người đến dỡ là làm sao?

Bà Phấn:

– Thì trước đây tao nghe bà đồng nói mấy khúc gỗ ấy chị nhặt từ chùa mang về làm mái chuồng lợn còn gì? Đồ nhà chùa chớ đừng dại mang về, tao nghe nói đồ vật trong ấy đều có linh hồn đeo bám đấy.

Thím Mười ngày đó do muốn chi phí mua cây lợp mái nên khi thấy nhà chùa sửa sang có bỏ đi mấy khúc cây gỗ còn dùng được nên thím mới nhặt về gác lên làm mái công trình phụ nhà mình. Dạo đó bà đồng đã nhiều lần cảnh báo bảo mang trả lại cho nhà chùa chánh bị vong linh quấy quả nhưng thím Mười nằng nặc không nghe. Đến ngày hôm nay xảy ra chuyện thì thím ấy mới ngẫm ra lời khuyên của bà đồng là đúng, song đã muộn cả rồi. Nếu chết vì bệnh tật cũng không thể nào cách mấy tiếng thân thể con lợn đã bốc ra mùi hôi thối, ruồi nhặng bay vo ve bu kín như thế.

Sau ngày hôm ấy, thím Mười nhờ người đến dỡ mái chuồng lợn, gom mấy khúc cây gỗ rồi bỏ lên xe cải tiến kéo thẳng ra nhà chùa trả lại vật về chỗ cũ. Bà Phấn thì tin vào tâm linh hơn con gái nên mua lễ nhờ bà đồng sang giải hạn cúng kính cho.

Trước khi ra về bà đồng còn nhắc đến xác con mãng xà nằm vắt vẻo từ ngoài cửa vào chỗ bàn thờ cũng phải mua sắm lễ lộc mà cúng, cúng giải đen ba năm liền mới hết, song tâm trí thím Mười bây giờ đang để ý vào chuyện khác, những lời bà đồng nói như gió thoảng qua tai.

Đêm nay, gió lạnh ngoài cánh đồng thổi vù vù lùa vào chòi dưa. Chú Công đang nằm ngủ bỗng có bàn tay lạnh ngắt vừa chạm vào chân mình, chỉ lướt qua rất nhanh và rất nhẹ.

Chú Công rụt chân theo phản xạ, mắt vẫn nhắm nghiền mà miệng cất tiếng, hỏi:” Ai đấy?” Không có ai trả lời, cơn gió trời mang theo luồng khí lạnh cóng tựa như bản thân mình đang nằm giữa mùa đông lạnh giá như cắt không một tấm chăn đắp. Chú Công rùng mình choàng mở mắt, thấy bóng người đen nhẻm đứng ngay bên ngoài cửa chỗ chòi dưa làm chú giật bắn mình, tỉnh cả ngủ.

“ Ma..ma…” miệng chú Công lắp bắp.

Người đó già lắm, già cằn cỗi đến nỗi cẳng tay gầy guộc khô đét, mái tóc đốm bạc rụng gần hết trên da đầu chỉ còn lại lưa thưa vài ba lọn tóc xơ xác nhìn thấy cả da đầu.

Chú Công ngồi thu mình nép vào vách, lắp bắp hỏi:” Ai? Bà là ai? Là quỷ sao? Là ai cũng được, mau mau biến đi, tôi không sợ đâu nhé.”

Ngọn đèn dầu trong chòi đang tắt ngấm bỗng bập bùng lên mấy nhịp rồi tự dưng lóe sáng mặc dù chú Công không hề thắp nó. Dưới chút ánh sáng le lói đỏ oạch chú Công càng trông thấy rõ hình hài người đứng ngoài kia. Nhìn nó khiếp đảm vô cùng.

Một giọng nói ồm ồm khàn đặc vang lên:

– Thứ không nên thân, không nhận ra tao sao?

Chú Công lắc đầu, lưỡi cứng nhắc mãi mới thốt được thành câu:

– Bà là ai? Muốn gì ở tôi?

Cụ bà nở nụ cười quái dị trên môi, làn da trên khuôn mặt sạm đen nhăn túm khiến mặt cụ biến dạng không thể nhận ra. Đôi mắt trũng sâu không thấy con ngươi, chỉ thấy hai hốc mắt sâu thăm thẳm không thấy đáy chính là điểm nhấn làm chú Công sợ hãi nhất khi nhìn vào gương mặt già nua kia.

– Tao muốn ăn thịt mày á! Hà hà hà…

Câu nói ấy làm toàn thân chú Công run như cầy sấy. Hai hàm răng va đập vào nhau nghe lập cập y như bản thân chú ấy đang phải ngâm mình trong hồ nước phủ đầy tuyết.

Chú Công chưa kịp trả lời bỗng thình lình một cánh tay khô khốc vươn dài ra, túm lấy cổ chân ông ta bấu chặt những chiếc móng tay đen thui dài ngoằng cắm chặt vào da thịt, làm nó dần bị sưng tấy. Bàn tay kéo giật cơ thể chú Công về phía mình, miệng bà cụ vẫn không ngừng phát ra giọng cười ma quái:

– Tao muốn ăn thịt mày, tao muốn lấy thể xác và linh hồn của mày. Khà..khà..khà..

Kỳ lạ thay, ngọn lửa trong cây đèn dầu không hề tắt mặc dù bị gió thổi làm cho nghiêng ngả. Nhờ vào chút ánh mơ hồ đó mà chú Công nhớ lại vào một đêm mưa gió sấm chớp cách đây nhiều năm, cái đêm mà mình với mụ Mười cõng cụ Doãn bỏ lại ở miếu hoang, hôm ấy trên người cụ Doãn cũng mặc bộ đồ y chang như thế này.

Chú Công thét lên đầy kinh hãi:

– Không, tha cho tôi. Làm ơn tha cho tôi, hôm ấy chủ ý giết bà tất cả đều do mụ Mười sắp đặt.

Cũ Doãn cười khục khặc, song đôi môi không hề mấp máy vậy mà ngữ âm vẫn phát ra từ cổ họng:

– Đôi gian phu dâ.m phụ, đáng chế.t, đáng chế.t lắm..khà khà khà..

Vào khoảnh khắc bàn tay của cụ Doãn vừa chạm vào yết hầu trên cổ chú Công thì đột ngột khựng lại sau câu ông ta thét lên:” Tôi muốn sống, tôi chưa muốn chế.t. Thù giế.t vợ con chưa trả xong, nếu bà bắt tôi đi như thế này tôi không cam tâm.” Cánh tay khẳng khiu của cụ Doãn thụt lại.

Cụ nhìn chăm chăm vào người tình của con dâu bằng hai hốc mắt đen ngòm, ồm ồm hỏi:

– Muốn sống cũng được thôi, nhưng ngươi phải làm giao ước với ta mới mong được sống tiếp.

Chú Công thở hổn hển, gật đầu:

– Được, là việc gì?

– Mạng của ngươi, chính là thứ ta muốn.

Chú Công lắc đầu nguây nguẩy:

– Không, tôi không thể. Biến đi, đừng tới làm phiền tôi. Cút đi….

Thình lình nụ cười trên môi cụ Doãn biến mất, thay vào đó là khuôn mặt méo xẹo và cái miệng rộng hoác nhảy chồm về phía chú Công. Bấu chặt vào cổ bóp muốn nghẹt thở, ngọn đèn dầu trong chòi bị đổ khiến căn chòi bốc cháy phừng phừng.

Ông ta thét lên:

“ Cứu mạng, thả tôi ra..” rồi giật mình bừng tỉnh. Hai mắt mở trân trân nhìn lên mái lá miệng thở hổn hển. Thì ra đó chỉ là giấc mơ, song không hiểu sao nó rõ nét đến từng chi tiết.

Chú Công ngồi bật dậy, gập đầu gối vòng hai tay đan xen vào nhau nghĩ lại về giấc mơ khi nãy. Không gian xung quanh tối đen như mực, tối đến nỗi ông ấy thử giơ bàn tay năm ngón lên không trung, căng hai mắt ra để nhìn mà vẫn không nhìn rõ năm ngón tay của mình đang sờ sờ ngay trước mặt.

“ Lạ thật nhỉ, sao giấc mơ khi nãy nó sống động đến vậy?” Ông ta lẩm nhẩm trong miệng.

Khi đó, ông ta quờ quạng với hộp diêm quẹt sáng một cây rồi châm vào bấc đèn. Căn chòi có chút ánh cũng bớt u ám hẳn. Vừa định châm điếu thuốc hút cho đỡ nhạt miệng thì bỗng tay ông ta cảm thấy vướng vướng. Khi kéo sợi dây ra thì ông ta sửng sốt nhận ra đó không phải là sợi dây mà là sợi tóc bạc rất dài.

Ông ta ném đi thốt lên đầy kinh hãi:” Mẹ kiếp, đúng là bà ta. Bà ta đã từng ở đây?” Rồi ông ta ngẫm những chuyện vừa rồi không phải là giấc mơ, nó tựa như một lời cảnh báo hay một điềm xấu sắp xảy đến với mình. Đôi mắt sợ hãi nhìn xa xăm vào khoảng trời tối đen trước mặt, cơ thể không ngừng run.
——

Hôm nay, vừa mở cửa ra thím Mười giật mình khi thấy cô Thu tay xách nách mang lỉnh kỉnh túi quà to quà bé đến thăm nhà mình. Còn chưa hết ngạc nhiên cô Thu đã mỉm cười lên tiếng trước.

– Chị Mười, em chào chị.
Thím Mười khẽ gật đầu, cười xòa hỏi:
– Cô Thu đó hả? Trông cô vẫn trẻ đẹp quá nhìn mãi tôi mới nhận ra là cô Thu con gái cụ Tâm đấy.
Cô Thu mỉm cười, đáp:
– Vâng, em cảm ơn chị Mười đã quá khen.
– Thế hôm nay cô Thu đến nhà tôi có việc gì mà sớm thế?
Cô Thu nói thẳng vào vấn đề:
– Hôm nay em đến đây trước tiên là muốn cảm ơn chị đã giúp thằng Tín nhà em trong vụ tai nạn, còn chuyện thứ hai là em muốn hỏi về cháu Tường Vân. Không biết Tường Vân có sống ở đây chung với chị Mười không?
Thím Mười giật mình, nghĩ trong đầu:” Nếu cô Thu đã nhắc đến cái Vân thì có nghĩa thằng Tín đã hoàn toàn hồi phục lại trí nhớ sau vụ tai nạn vừa rồi. Không được, mình phải ngăn cản họ gặp con bé ấy, kế hoạch mới chỉ bắt đầu thôi mà, sao có thể kết thúc nhanh vậy được. Hừ!” Nhưng rất nhanh sau đó thím Mười lấy lại tự tin, cười cười nói với cô Thu.
– Cái Vân nhà tôi ấy hả? Nó có sống ở đây cùng tôi, cơ mà ban ngày con bé đi làm rôi.
Rồi thím Mười lại lảng đi chuyện khác, cố ya thăm dò:
– Ơ thế cậu Tín khoẻ hẳn chưa cô Thu?
Cô Thu gật đầu:
– May mắn cháu Tín nhà em không sao, nhờ trời phật và tổ tiên độ cho không những không sao nó còn hồi phục lại được trí nhớ. Nó nói với em nó có cô bạn chơi thân từ nhỏ ở quê nội tên Tường Vân sống cùng người thím bà nội.
Nét mặt thím Mười bối rối, hỏi:
– Vậy có nghĩa cậu Tín đã nhớ ra tất cả? Vậy sao cậu ấy không tự đến đây gặp con bé Vân?
Cô Thu giải thích:
– Thằng Tín nhà em cũng muốn lắm, cơ mà đúng hôm hai cô cháu định về quê cảm ơn mọi người thì công ty ở bên Mỹ lại có công việc gấp cần cháu nó sang giải quyết gấp. Nó bảo với em, trước khi gặp lại cô bạn Tường Vân thì nó muốn về Mỹ lấy lại một số đồ dùng cần thiết, sau đó sẽ bay về Việt Nam tìm con bé.

Thím Mười ngớ người. Thì ra là vậy. Song thím lại nghĩ như vậy cũng tốt vì chừng nào Tường Vân và thằng Tín chưa gặp nhau thì con gái mình vẫn có cơ hội. Tuy nó rất mong manh nhưng còn hơn không có.

– Tôi hiểu rồi. Thế bao giờ cậu Tín về lại Việt Nam?
– Dạ, em cũng chưa rõ. Chắc phải tầm 1 tháng mới lo hết công việc bên ấy.

Vừa nói cô Thu vừa dòm ngó tựa như đang muốn xem mặt cô gái trong lòng của cháu trai mình. Thím Mười hiểu ý, song không đưa ảnh của Tường Vân cho cô Thu xem, mà cố ý quay vào buồng bê ra một cái hộp nhỏ đặt nó trước mặt cô Thu và bảo:

– Cô Thu xem này, thư từ chúng nó viết cho nhau từ ngày xưa đấy. Cái Vân nhà tôi vẫn giữ hết cả đó.

Cô Thu lấy thư ra xem, khi phát hiện ra tấm hình của Dung hồi bé được kẹp lẫn vào trong những lá thư thì lập tức cầm xem tấm ảnh.

Khuôn mặt vui tươi nhìn thím Mười hỏi:

– Đây là Tường Vân lúc bé sao chị?
Thím Mười gật đầu:
– Đúng con bé đấy. Giờ nó trổ mã thành thiếu nữ rồi, xinh lắm. Cơ mà do nhà nghèo nên không có máy ảnh hay điện thoại chụp choẹt gì nhiều.

Biết rõ cô Thu là người thoát ly ra Hà Nội học tập từ bé ở nhờ nhà người thân nên đôi khi không nắm rõ về người dân trong làng, thím Mười đã muốn đánh tráo thân phận của hai đứa trẻ trước, sau đó sẽ tìm cách gài con gái thế vào chỗ Tường Vân sau.

Đợi cô Thu đi khỏi, thím Mười khép cửa lại vội vàng đem số thư đi cất.

“ Còn tới 1 tháng nữa thằng kia mới về mà cũng có thể sẽ lâu hơn. Nhiêu đó thời gian thôi đủ để mình hoàn thành tâm nguyện cho cái Dung.” Thím Mười nghĩ thầm trong đầu.

Ngay buổi chiều hôm ấy, thím Mười đèo con gái sang nhà bà ngoại gửi, khi bat Phấn hỏi thì thím trả lời qua quýt cho xong.

Đúng trước một trung tâm Phẫu Thuật Thẩm Mỹ lớn nhất thành phố, tự dưng tim thím Mười đập thình thịch.

Khi thím Mười bước vào nhân viên chạy ra niềm nở đón tiếp, đối với họ mỗi một người khách vào đây đều không quan trọng giàu hay nghèo, xấu hay đẹp bởi họ đều là những khách hàng tiềm ẩn, nếu không cần thẩm mỹ viện can thiệt thì chẳng ai rảnh họ chạy đến đây.

Thím Mười được nhân viên dẫn vào phòng gặp bác sĩ, thím đặt song song hai tấm hình lên bàn rồi đẩy nó sang chỗ bác sĩ, rụt rè hỏi:

– Ông có làm được không? Đổi mặt hai đứa cho nhau?

Ông bác sĩ thẩm mỹ há hốc miệng ngạc nhiên, song vẫn cố tỏ ra bình tĩnh hỏi lại thím Mười:

– Tại sao phải đổi hai gương mặt với nhau, theo kinh nghiệm của tôi thì hai cô gái này đều đủ xinh đẹp rồi, chỉ cần tô thêm tí son và thay đổi cách ăn mặc, trang điểm nhẹ chút trên gương mặt sẽ trở nên hoàn hảo.

Thím Mười trách thầm trong bụng:

“ Cái thằng cha bác sĩ này chắc nó không muốn kiếm tiền đây mà.”

Nghĩ đến đây thím Mười chồm người dậy, tay đập xuống bàn túm lấy hai tấm hình rướn người về hướng ông bác sĩ làm ông ta giật thót mình. Thím trợn mắt nói với ông ta.

– Tôi hỏi ông có làm được không? Không làm được thì để tôi đi chỗ khác. Hừ! Cái gì mà Thẩm Mỹ Viện hàng đầu cơ chứ, đến cả cái việc bé tí còn làm không được vậy mà quảng cáo cho lắm.

Ông bác sĩ sợ người đàn bà này ra tới bên ngoài sẽ làm lớn chuyện, ảnh hưởng đến công việc của mình và mất danh tiếng cho trung tâm nên đã kéo thím Mười ngồi xuống, trầm giọng cười hề hề nói:

– Tôi cá với chị cho dù chị có đi hết đất nước Việt Nam này thì cũng không một bác sĩ thẩm mỹ nào dám đảm nhận ca này. Phần vì chưa đủ chuyên môn để làm một người giống y hệt người kia và mặt khác còn là lương tâm của họ. Mà nếu có cái giá thường rất đắt, có khi bằng cả một gia tài. Chị nghĩ mà xem, nếu chị không có mục đích thì sao phải hoán đổi 2 gương mặt này cho nhau trong khi họ đã rất xinh đẹp?

Thấy người đàn bà rơi vào trầm tư vị bác sĩ hiểu ra mình đã chạm đến điểm yếu của bà ấy. Ông ta cười, móc ra 1 tấm danh thiếp ghi toàn tiếng Thái Lan đặt ra trước mặt cho thím Mười xem và bảo:

– Trên thế chỉ có hai người dám nhận trường hợp của chị thôi, nhưng họ không phải ở Việt Nam. Một người hiện tại ở Hàn Quốc, người còn lại đang hoạt động hành nghề bên Thái Lan. Tôi cho chị danh thiếp của một trong hai vị bác sĩ đó, chị có điều kiện dẫn hai cô gái sang Thái Lan một chuyến.

Thím Mười giơ tấm danh thiếp lên xem, ngẫm lời vị bác sĩ này nói cũng có lý. Đổi hai gương mặt cho nhau không phải chuyện dễ hơn nữa đâu thể ép buộc Tường Vân thay đổi khuôn mặt mình. Nghĩ đã thông não thím Mười vui vẻ cầm tấm danh thiếp về cũng không làm khó thẩm mỹ viện. Cả chặng đường về nhà thím Mười nghĩ cách kiếm tiền rồi lại nghĩ cách phải làm sao để Thuỳ Dung mang gương mặt Tường Vân một cách hoàn hảo nhất. Rồi trong đầu thím Mười loé lên một suy nghĩ rất tàn độc.

“ Phải rồi, mảnh đất đó, căn nhà đó, vườn tược đó, lão Mười chế.t thì tất cả đều là của mình. Chỉ cần bán chúng đi cũng được kha khá tiền đấy, nhưng trước tiên phải đuổi hai chị em và mụ già kia ra khỏi nhà trước đã.”

Hừm..!!!


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner