“ Xin bà tha mạng, đáng lẽ chúng tôi tìm thấy con thỏ chết tiệt kia rồi, nhưng trên đường đi tìm lại gặp ngay kiệu của một vị phu nhân.”
Bà ta gồng mình rít lên:
“ Nó không phải con thỏ chết tiệt như lời người nói, nó là thỏ ngọc, là thỏ ngọc trốn khỏi cung trăng xuống trần gian dạo chơi mấy người hiểu chưa? Một lũ ngu ngốc đần độn đây mà.”
Song bà ta khững lại câu nói, nhíu đôi mắt trắng đục sâu hoắm liếc nhìn bà gã, tập tễnh bước đến bóp cằm một gã, gằn giọng hỏi:
“ Cô ta là ai? Là ai hả?”
Gã lắp bắp:” Là vị phu nhân trẻ tuổi nhà họ Đỗ, nhà ở huyện Trường Gia.”
Tay bà ta buông nơi, nhấc khuôn mặt dữ tợn của mình ra khỏi mặt gã. Chậm rãi bước đến bên tủ, lôi ra một chiếc hộp gỗ nhỏ được phết sơn đỏ, bên trong có chiếc vòng ngọc đắt đỏ rất đẹp, cầm chắc vật đó trên tay, miệng cười man dại. Giọng khàn đục vang lên:
“ Nhà họ Đỗ ư? Ha ha..,lại là người nhà họ Đỗ. Xem như chúng ta chưa hết duyên rồi Đỗ Thái Bảo. Hừm…là các người tự tìm đến, ý trời…ý trời mà..”
Khà…khà…khà…
Bà gã mặt tái mét nhìn nhau, song không gã nào dám ho he nửa lời. Một lúc sau bà ta thôi không cười nữa, quay lại hỏi:
“ Mấy người có dám chắc con thỏ ngọc đang ở chỗ cô ta?”
Ba gã nhìn nhau. Để tránh khỏi cơn giận dữ của bà ta, họ đem mọi chuyện đổ lên đầu vị phu nhân nhà họ Đỗ.
Gã dơ tay, thề thốt:
“ Dạ đúng, là ở trong tay vị phu nhân nhà họ Đỗ. Nhưng bà tính làm gì? Đừng nói bà muốn chúng tôi đột nhập vào nhà họ Đỗ bắt con thỏ đấy đem về đây. Chuyện đó là không thể, nó còn khó hơn lên trời hái sao, bởi trong phủ nhà họ Đỗ luôn được đám gia nhân canh gác nghiêm ngặt.”
“ Phải quá đi ấy chứ, một con ruồi cũng khó mà lọt, huống chi…”
Bà ta quắc mắt nhìn, hắn không dám nói tiếp nữa, lẳng lặng ngồi thụp xuống phía sau. Cất chiếc vòng ngọc vào hộp rồi đậy nắp lại, bà ta còn cẩn thận khóa hộp gỗ rồi mới yên tâm đặt vào chỗ cũ.
“ Cút đi cho khuất mắt ta, phải làm gì tiếp theo ta tự biết sắp xếp.”
Ba gã khúm núm lết ra cửa, bỗng tiếng gọi giật lại phía sau làm cả ba mất đà đổ đè lên nhau:” Nhưng nếu con thỏ không ở trong tay cô ta, mấy người biết mình phải làm gì rồi chứ?”
Họ nhìn bà ta lí nhí đáp:” Bọn tôi biết mà, sẽ bị moi tim, phanh thây….”
“ Hừ! Biết vậy thì tốt, nếu không chịu nghe lời, chất độc trong cơ thể các người sẽ phát tác, lúc đó tứ chi dần bị thối giữa, sống không nổi mà chết cũng chẳng xong. Nhớ đấy, ta rất ghét những ai phản bội mình.”
“ Bọn..,bọn…tôi biết rồi.”
Thoáng một cái, ba người đã vụt chạy ra khỏi ngôi nhà. Họ chạy hết con đường mòn u ám, chỉ đến khi mặt trông thấy con đường lớn mới dám dừng lại. Gã nào gã nấy thở hồng hộc, nhìn nhau chửi thề.
“ Mẹ kiếp, ngày thường mày to mồm lắm cơ mà, sao đứng trước mặt mụ ta mày khép nép ngoan ngoãn như một con chó.”
“ Mày thì kém chắc, nếu không phải do tao thông minh nghĩ ra cách đổ hết tội lỗi lên đầu phu nhân nhà họ Đỗ, liệu rằng hai đứa bay có thoát khỏi cơn hành xác của mụ ta không?”
“ Phải, mày thì giỏi rồi. Nếu để bà ta truy ra được con thỏ ngọc kia không nằm trong tay vị phu nhân thì mày cứ xác định đi, ở đó tự mãn. Hừ…!”
“ Chết tiệt thật!”
Cả ba im lặng một lúc, biết cãi nhau cũng không phải là cách, họ bình tâm lại kéo nhau ngồi xuống cạnh gốc cây, tính kế.
“ Hay bây giờ thế này. Sáng mai tao ra chợ mua một con thỏ màu trắng rồi tìm cách thả nó vào phủ nhà họ Đỗ, làm vậy mụ ta sẽ nghĩ đấy là con thỏ ngọc mình đang tìm.”
“ Còn nếu bà ta phát hiện ra nó không phải là thỏ ngọc thì sao?”
“ He he…thì lúc ấy chúng ta bảo nhìn nhầm, đã là thỏ thì con nào chả giống nhau, thêm màu lông trắng toát thì có gì khác nhau, phải không nào.”
Ngẫm nghĩ một lúc, một gã lên tiếng:
“ Thôi thì cũng được, làm vậy còn hơn ngồi không chờ chết. Mẹ kiếp, bao giờ mới thoát ra khỏi vòng tay của mụ ta đây, biết vậy hôm đó không nên tùy tiện uống rượu mụ ta đưa cho.”
“ Thôi về nhà, tao muốn ngủ một giấc, đã hai đêm một ngày tao chưa được chợp mắt. Chuyện ngày mai, để mai tính.”
Họ chia tay nhau, mỗi người mỗi ngả. Không biết bọn họ có lường trước được những hậu quả mình gây ra hay không, song cũng là nguyên khiến một gia tộc sụp đổ.
——
Sáng hôm sau, trời còn mờ hơi sương. Thu Dung đang vấn tóc cho phu nhân, thì vị phu nhân cất tiếng hỏi:
“ Thu Dung, lát nữa dùng bữa sáng xong em đưa ta đến phòng thầy lang, ta muốn xem vết thương con thỏ.”
Thu Dung mỉm cười, cài thêm chiếc trâm lên búi tóc, chỉnh lại cho ngay, đáp:
“ Phu nhân, người mới về phủ hôm qua, có nên nghỉ ngơi thêm không ạ? Em sẽ đi đến phòng thầy lang hỏi thăm tình hình, sau đó về báo lại cho phu nhân yên tâm.”
Vị phu nhân đứng dậy, vỗ vào tay Thu Dung:
“ Không cần thiết phải làm vậy đâu, ta muốn đích thân tới đó. À mà, em bảo quản gia chuẩn bị kiệu cho ta, một lát nữa chúng ta ra chợ huyện mua ít vải. Cận tháng sinh rồi, ta muốn đích thân may cho tiểu thư mấy bộ quần áo.”
Thu Dung gật đầu, đáp:” Vâng, em đi chuẩn bị ngay đây ạ.”
Dùng bữa sáng xong, chuẩn bị khăn áo chỉnh tề cho chồng ra ngoài, phu nhân và Thu Dung mới yên tâm đến tìm thầy lang. Gian nhà của thầy lang nằm ở phía tây, nơi mà ít ai được ra vào. Nghe đâu, ở đó có rất nhiều loại thảo dược quý hiếm được mua về từ các nước lân cận, chỉ có những người am hiểu về thảo được mới được phép ra vào, những ai không phận sự miễn tiếp.
Trông thấy vị phu nhân đến, thầy lang từ trong phòng chạy ra, cúi chào:
“ Sao phu nhân vất vả đến tận đây? Người cần gì cứ sai Thu Dung đến là được.”
Vị phu nhân mỉm cười, nói:
“ Thầy Bùi, lâu ngày không gặp, ông khỏe chứ?”
Thầy Bùi đáp:
“ Dạ cảm ơn phu nhân đã hỏi thăm. Nhờ phước của lão gia và phu nhân nên tiểu nhân vẫn khỏe ạ.”
“ Thầy không cần nói chuyện khách sáo như vậy, thầy xem, trong phủ Đỗ gia từ già đến trẻ đều do một tay thầy chăm sóc thuốc thang mỗi khi họ bệnh.”
Thầy Bùi xúc động, đáp:
“ Tiểu nhân có ngày hôm nay cũng do ân huệ của lão gia và phu nhân ban cho. Kiếp này hay kiếp sau tiểu nhân xin ghi nhớ.”
Thấy thầy Bùi cố chấp không chịu bỏ tính nói chuyện khách sáo, mặc dù ông ấy bằng tuổi chồng mình, song cách nói chuyện lúc nào cũng như ông cụ non, mỗi khi mở miệng nói chuyện đều thưa dạ lễ phép, nên cũng không nói gì thêm.
Cậu nhóc thư đồng, cháu trai bà giúp việc cho thầy Bùi, ôm con thỏ trong tay hớn hở chạy đến, cười toét miệng ra nói:
“ Phu nhân ơi phu nhân, con thỏ này dễ thương lắm. Có thể tặng nó cho con được không?”
Bà giúp việc chạy đến lôi cháu trai lùi lại, thưa bẩm:” Xin phu nhân tha tội, trẻ con ăn nói không biết suy nghĩ, già sẽ dạy bảo nó ạ.” Nói xong bà ấy quay sang mắng cháu trai:” Cháu à, đây là phu nhân, là người có quyền lớn thứ hai trong phủ, cũng là người giúp hai bà cháu mình có chỗ dung thân, bởi vậy lần sau con gặp phu nhân, việc đầu tiên là phải lễ phép chào phu nhân nhớ chưa con? Mau, xin lỗi phu nhân đi con.”
Thằng bé xìu mặt, len lén nhìn phu nhân, lí nhí đáp:
“ Dạ, con xin lỗi phu nhân.”
Phu nhân xua tay, nhìn cậu bé mỉm cười hiền từ, nói với bà giúp việc.
“ Thím Sáu, cậu bé năm nay mấy tuổi rồi?”
“ Dạ thưa phu nhân, thằng bé năm nay sáu tuổi ạ.”
Phu nhân gật gù, nhỏ giọng nói:
“ Cũng đến tuổi học chữ rồi. Ta sẽ bàn với lão gia thuê thầy về đây mở lớp dạy chữ cho con cháu của gia nhân trong phủ, nghèo thì nghèo, song không được thất học.”
Bà giúp việc kéo tay cậu cháu trai quỳ mọp xuống đất, cảm kích đáp:
“ Dạ đội ơn lão gia và phu nhân. Ơn nghĩa của hai người dù có chết già cũng không quên.”
“ Ơ kìa, thím Sáu, đứng lên nói chuyện. Thím làm vậy tôi sẽ mất hết phước đức. Cậu bé, ta có tặng cháu món quà khác, còn con thỏ này ta sẽ nhận lại.”
Cậu bé nhoẻn miệng cười, ôm con thỏ giao cho phu nhân tươi cười nói:” Vậy người cho con chăm sóc nó mỗi ngày được không ạ?”
Phu nhân gật đầu, nói với cậu bé:” Được chứ, nó cũng cần có người bầu bạn và chăm sóc đúng không nào.”
Xoa đầu cậu bé, phu nhân ôm thỏ vào trong nhà, vuốt ve bộ lông mềm mượt của nó, hỏi thầy lang Bùi:
“ Vết thương của nó ổn chứ?”
“ Bẩm phu nhân người yên tâm, vết thương tuy sâu nhưng đã lành.”
“ Ông làm tốt lắm, ta rất cảm kích vì ông chữa lành vết thương cho nó.”
Thầy lang Bùi đáp:
“ Thưa, không phải tiểu nhân cứu nó đâu ạ. Là vết thương tự lành.”
Phu nhân nhíu mày ngạc nhiên, còn bán tín bán nghi những lời thầy Bùi nói, vạch lông thỏ ra xem quả nhiên trên người nó không có bất cứ vết thương nào.
“ Chuyện này là sao, hôm qua lúc đưa nó về phủ, nó còn bị thương rất nặng cơ mà, ta phải lấy khăn tay buộc tạm vào vết thương để cầm máu.”
Thầy Bùi trả lời:
“ Dạ thưa, đúng là như vậy. Chỉ có điều lúc tiểu nhân chuẩn bị xong nước ấm rửa vết thương để đắp thuốc, thì nhận thấy vết thương trên người nó đã tự lành. Đặc biệt, vết máu trên lông không lau cũng tự bốc hơi biến mất.”
Phu nhân tiếp tục kiểm tra, đúng là vết thương hôm qua đến bây giờ không để lại một dấu vết. Cảm thấy chuyện này có điều gì đó rất lạ, phu nhân lại nhớ đến giấc mộng đêm qua, con thỏ này xuất hiện vào lúc mình nguy kịch, cứu hai mẹ con cô chỉ trong gang tấc. Nghĩ đến đây, phu nhân giao con thỏ cho thầy Bùi và dặn:
“ Phiền thầy chăm sóc nó dùm tôi, nhớ đừng để nó nhiễm khí lạnh. Tí nữa sẵn tiện xuống chợ huyện mua vải, ta sẽ mua thêm vài cuộn len về đan áo cho nó.”
“ Vâng, phu nhân cứ yên tâm, tiểu nhân sẽ chăm sóc nó cẩn thận.”
“ Được rồi, tôi luôn tin tưởng thầy mà. Thu Dung, đi xem quản gia đã chuẩn bị kiệu xong chưa?”
Thu Dung đáp:
“ Dạ bẩm phu nhân, khi nãy ông quản gia cho người đến báo, kiệu đã chuẩn bị xong, đang đợi phu nhân ngoài cổng.”
“ Ừ! Vậy chúng ta đi thôi, kẻo trễ.”
Thầy Bùi tiễn phu nhân ra cửa, còn không quên dặn dò:” Phu nhân, người đi thong thả.”
—-
Ở huyện Trường Gia, một tháng chỉ có bốn ngày họp chợ phiên. Không như những phiên chợ nhỏ lẻ khác ở những thị trấn lân cận được họp liên tục trong tuần. Chợ huyện được họp phiên theo tuần lễ, và mỗi tuần một ngày vào những ngày cuối tuần. Tuy họp phiên ít, nhưng hàng hoá mỗi phiên chợ lại vô cùng phong phú, đa dạng nhiều hàng hoá, đầy đủ màu sắc trông rất bắt mắt, hay nói tóm lại nó chẳng thiếu thứ gì. Cũng vì vậy mà những con buôn nhỏ lẻ từ các tỉnh thành, hay những thị trấn nhỏ lẻ nườm nượp kéo nhau về buôn bán. Kẻ tới người đi, tấp nập nguyên ngày.
Thu Dung dìu phu nhân xuống kiệu, cô thắc mắc mãi trong lòng không sao thốt ra được, nghĩ mãi không thông, cuối cùng đành lên tiếng hỏi:
“ Phu nhân, nhà chúng ta chẳng phải có nhiều cửa tiệm bán vải cho các con buôn, sao phu nhân lại cất công xuống tận đây tìm mua vải?”
Phu nhân cười nhẹ, không quá ngạc nhiên trước câu hỏi của Thu Dung, bởi người biết trước sau khi Thu Dung cũng hỏi câu này. Phu nhân điềm tĩnh nói:
“ Ta đến đây cốt là để tìm một người, còn nói mua vải chỉ là cách nói che mắt thiên hạ.”
Thu Dung hỏi tiếp:
“ Em vẫn chưa hiểu, nếu phu nhân nói là cách nói để che mắt thiên hạ, vậy sao người không nói đi xem hàng hoá, hoặc khảo sát giá cả dưới chợ huyện thay lão gia, lại nói đi mua vải, liệu cách nói này của phu nhân có đi ngược lại suy nghĩ của người không?”
Vị phu nhân vẫn điềm tĩnh, giải thích:
“ Thu Dung, em còn trẻ, lại chưa va chạm với thế giới bên ngoài nhiều, cũng không am hiểu trong kinh doanh. Nếu muốn bán đắt một mặt hàng nào đó, thứ đầu tiên người bán cần nắm được không phải là am hiểu tâm lý người mua, mà cần biết chất lượng sản phẩm mình đang bán. Có một câu nói như thế này: Hãy bán giá trị, đừng bán sản phẩm. Em hiểu chưa?”
Thu Dung vỡ lẽ ra được nhiều điều sau câu nói của phu nhân, cô cười hì hì đáp:
“ Phu nhân quả thực không hổ danh là cánh tay đắc lực của lão gia. Bây giờ em hiểu vì sao lão gia lại luôn yêu thương trân trọng phu nhân rồi.”
Phu nhân, mỉm cười, dí tay vào trán Thu Dung, mắng yêu:” con bé này, biết lẻo mép từ khi nào đó hả?”
Họ dừng chân trước con hẻm nằm tách biệt với khu dân cư đông đúc. Nếu ngoài kia luôn tấp nập người qua lại mua bán, thì con hẻm này lại vắng tanh vắng ngắt, hoạ hoằn lắm mới có một vài người khách ghé xem hàng hoá. Đây chính là phố Chợ Ma, được người trong giới buôn đặc biệt ưu ái đặt cho.