Lá Thư Từ Quá Khứ

Chương 3



06.

Trở thành bác sĩ pháp y luôn là lý tưởng của tôi, tôi muốn đòi lại công bằng thay cho người sống, lên tiếng thay cho người đã khuất.

Mẹ của Tạ Uyên là bác sĩ pháp y đã khám nghiệm bố tôi.

Nhiều năm trước, bố tôi qua đời, chính mẹ của Tạ Uyên đã thông qua khám nghiệm tử thi mà tìm ra nguyên nhân cái chết của bố tôi.

Cuối cùng, cảnh sát cũng bắt được hung thủ.

Sau đó, mẹ của Tạ Uyên gặp chuyện ngoài ý muốn mà qua đời, kể từ đó pháp y trở thành lý tưởng của tôi.

“Mẹ, con còn có thứ quan trọng hơn.”

Thay vì thực hiện lý tưởng của mình, tôi càng muốn Tạ Uyên được an toàn hơn.

Ở trường, tôi chật vật bê cái thùng sách của mình từ lầu năm xuống lầu một. Ban Xã hội ở một tòa nhà khác, đột nhiên có một bàn tay xuất hiện.

Là Tạ Uyên.

Thùng sách nặng trịch bỗng hóa nhẹ nhàng khi vào tay Tạ Uyên. Anh ấy giúp tôi bên thùng sách đến lớp ở ban Xã hội rồi quay người đi luôn.

Nhìn bóng lưng anh, tôi thấy hơi lạc lõng.

Bao nhiêu năm nay, đây là lần đầu tiên Tạ Uyên và tôi không học cùng lớp.

Đối mặt với những bạn học mới trong lớp, tôi lúng túng tự giới thiệu bản thân, rồi lặng lẽ dọn dẹp bàn học.

Sau khi ngồi xuống, tôi vô thức đưa mắt nhìn xung quanh để tìm bóng dáng của Tạ Uyên.

Phải mất một lúc thì tôi mới nhận ra anh không ở đây.

“Tớ là Tạ Uyên, cũng chuyển từ ban Tự nhiên đến đây như Châu Dư Vãn.” Một giọng nói quen thuộc vang lên từ bục giảng.

Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên thì thấy Tạ Uyên đang ôm cặp sách đứng trên bục giảng.

Tôi không kịp có phản ứng gì cho đến khi Tạ Uyên ngồi cạnh tôi.

“Vừa khéo dạo này chán học Hóa rồi, đổi môn khác để thử thách bản thân.” Anh nháy mắt với tôi.

Lông mày của tôi cong lên, tôi nở một nụ cười rạng rỡ với Tạ Uyên.

Không ai để ý và nhận ra dáng vẻ này của tôi.

Sau này Tạ Uyên mới nói với tôi rằng chuyện tôi và anh ấy luôn học chung một lớp hoàn toàn không phải là do duyên phận. Là anh ấy cố tình làm vậy.

Anh ấy đã cố gắng hết sức để có thể luôn ở bên cạnh tôi.

Vậy nên tôi đã cược rằng Tạ Uyên sẽ chuyển đến ban Xã hội với tôi.

Sự thật đã chứng minh, tôi cược đúng rồi.

Chỉ là tôi không nghĩ Tạ Uyên sẽ chuyển đến nhanh như thế.

Không phải là anh ấy luôn muốn làm cảnh sát sao, không suy nghĩ thêm chút nữa à?

Trên đường về, tôi hỏi Tạ Uyên: “Không phải cậu luôn muốn làm cảnh sát à?”

Anh ấy nhìn tôi ngạc nhiên, đôi mắt mở to, vẻ mặt không giống như đang nói dối.

“Tớ muốn làm cảnh sát từ lúc nào thế?”

07.

Trên bục giảng, giáo viên môn Chính trị đang giảng bài, nước bọt bay tứ tung.

Câu nói “Tớ muốn làm cảnh sát từ lúc nào thế?” của Tạ Uyên cứ lởn vởn trong tâm trí tôi.

Trong trí nhớ của tôi, Tạ Uyên rất quyết tâm trở thành cảnh sát, tôi chưa từng hỏi anh lý do tại sao.

Lúc này cách kỳ thi đại học còn có ba tháng thôi, bây giờ Tạ Uyên không muốn thi vào Học viện Cảnh sát, rốt cuộc là sai ở đâu nhỉ?

Tôi cố gắng hết sức để lục lọi lại ký ức của mình nhưng cũng vô ích.

Ký ức của những ngày này trong trí nhớ của tôi giống như một lớp sương mù quấn quanh, không thể tan được.

“Châu Dư Vãn, em nói thử xem tại sao phải thực hiện nền sản xuất xã hội?”

“Hả?” Khi tôi kịp nhận ra thì giáo viên môn Chính trị đã nhìn tôi chằm chằm một cách nghiêm khắc. Tôi ngập ngừng đứng dậy, lật giở cuốn sách trên tay.

Ngay lúc tôi không biết phải tìm ở trang nào thì cậu thiếu niên đang ngồi bên cạnh tôi lúc này đang lặng lẽ làm thủ ấn cho tôi xem, hai bảy.

Tôi nhanh chóng lật sang trang này, quả nhiên đáp án ở trong đó, tôi nhìn sách và đọc câu trả lời.

Sau khi tôi hứa là sẽ không bao giờ mất tập trung nữa thì giáo viên môn Chính trị mới chịu tha cho tôi.

Sau khi ngồi xuống, tôi thở phào nhẹ nhõm và nở một nụ cười biết ơn với cậu thiếu niên đó.

Một lúc sau, tôi nhận được một tờ giấy nhỏ từ cậu ấy: [Tớ tên là Giang Nam, cậu vừa mới chuyển đến đây, nếu có việc gì không biết thì có thể hỏi tớ.]

Tôi đáp lại bằng một hình mặt cười vô cùng khách sáo.

Tôi nghĩ rằng đây chỉ là bạn bè giao lưu lịch sự với nhau thôi nên không chú ý lắm, cho đến khi Giang Nam bí mật nhét thư tình vào ngăn bàn của tôi. Trí mạng là chuyện này đã bị Tạ Uyên phát hiện ra.

“Đây là thư tình tớ dành cho cậu. Bạn học Châu Dư Vãn thân mến…” Tạ Uyên cầm bức thư lên và đọc to trong lớp, nhưng khuôn mặt của Giang Nam lại không hề lộ ra chút bối rối nào.

“Sao nào? Nét chữ của tôi đẹp không? Tạ Uyên, đây là bức thư tình đầu tiên tôi viết cho Châu Dư Vãn, nhưng đây tuyệt đối không phải là lá thư cuối cùng.”

Các bạn trong lớp lần lượt la ó, tôi thấy tình hình không ổn nên vội vàng chạy vào.

“Tạ Uyên, cậu cất thư vào đi, cậu đang xâm phạm quyền riêng tư của người khác đấy.” Tôi đi vào ngăn Tạ Uyên lại.

Trên khuôn mặt của Tạ Uyên có chút thay đổi gì đó nhưng tôi nhìn không rõ lắm, anh ấy vẫn cất bức thư đi và trả nó lại cho Giang Nam.

Giang Nam nhìn thấy tôi thì có chút xấu hổ, nhưng vẫn kiên quyết đưa bức thư tình cho tôi.

“Hừ.” Một tiếng kỳ quái truyền đến từ phía của Tạ Uyên.

Tôi nhận lấy bức thư, liếc nhìn Tạ Uyên rồi nói với giọng vừa đủ để anh nghe thấy: “Tớ thích nhất là thư tình được viết tay đấy.”

Tôi biết anh đã có tình cảm với tôi từ những năm tháng thơ ấu rồi, anh ấy tuyệt đối không phải lên đại học rồi mới thích tôi đâu.

Chỉ là tôi luôn thắc mắc rằng tại sao hồi cấp ba tôi được nhiều bạn nam viết thư tình cho như vậy, lần nào Tạ Uyên cũng tỏ ra ghen tị nhưng anh ấy chưa bao giờ viết cho tôi một bức thư nào.

Cho đến nhiều năm sau, tôi mới biết nguyên nhân.

08.

Giờ tự học buổi tối, tôi vừa nghe nhạc vừa học thuộc bài.

“Có thể hồi ức đã chìm vào biển cả.”

“Có thể có những chuyện cũ không thể quay lại được.”

“Có thể năm tháng sẽ lấy đi những chờ đợi.”

“Yêu nhau dài lâu vẫn có thể chia xa…”*


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner