Bác hàng xóm nói đúng.
Mẹ cô Oanh mất khoan hãy bàn tới.
Nhưng hiện tại hai mẹ con cô đều gặp tình trạng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, kích thích, khó chịu, giãy giụa, đôi lúc bị ảo giác, cuối cùng là co giật và bây giờ là hôn mê, đồng tử giãn. Mạnh đập nhanh hơn bình thường, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.
Khi mọi người đưa cô Oanh vào đến bệnh viện thì bác sĩ báo cô ấy đã chết trên đường tới bị suy thận cấp do sốc, hoại tử ống thận, tiêu cơ vân.
Con gái cô Oanh cũng bị tương tự, thời gian tử vong của con bé sớm hơn mẹ mình. Nên khả năng con gái cô Oanh đã mấ/t mạn/g ngay từ lúc ở nhà trước khi chuyển đến bệnh viện. Còn về mẹ cô Oanh ra đi sớm nhất, chắc do bà cụ ăn nhiều rau dưa muối nên độc tích cao mà mất mạn/g sớm.
Bầu tang thương u uất bao trùm xuống cả thôn. Chú Công hay tin dữ vội vàng về nhà luôn trong ngày, vậy mà khi đến nơi chỉ nhận được ba xác người lạnh lẽo, cứng đơ. Tuy chú ấy ăn nằm với người đàn bà khác bên ngoài, nhưng chưa từng nghĩ đến chuyện làm hại vợ con để được tự do thoải mái chung sống với nhân tình. Có chăng, do bản tính ác độc, chiếm hữu cao của thím Mười mà thôi.
Thím Mười vừa tắm xong, mới đặt chậu quần áo xuống nền giếng, thì tiếng cô Lành bên kia bờ rào nói vọng sang.
– Bá Mười có đi viếng đám ma không? Em với bá cùng đi.
Thím Mười bĩu môi, cười, ra vẻ thương xót cho gia đình nạn nhân, nói vọng sang:
– Cô Lành sang đám ma đấy hử? Đợi tôi tí, tôi sang liền.
– Vâng! Nhanh nhanh lên bá nhé. Em đợi.
Trên đường đi, cô Lành luôn miệng kể về cái chế/t bất thường của ba mẹ con bà cháu nhà cô Oanh cho thím Mười nghe.
– Bá có hay tin gì chưa?
– Tin gì?
Cô Lành chậc miệng:
– Ơ! Thì về cái chế/t của vợ con bác Công người làng mình đấy.
Thím Mười thở dài, nói:
– Haizz…tôi nào hay tin gì đâu cô Lành. Đi làm đồng về nghe người ta kháo nhau mới biết đấy chứ.
Cô Lành:
– Em nghe nói họ chế/t thảm lắm. Trước khi chế/t còn giãy giụa, sùi bọt mép, hai mắt trắng ởn nhìn ghê lắm. Lạ ở chỗ, dù bác Công có vuốt mắt đến tận 3 lần mà bá Oanh vẫn không chịu nhắm mắt. Phải đến khi bố đẻ cô ấy sang vuốt mắt mới chịu khép lại đấy.
Thím Mười ậm ừ:
– Ờ! Vậy sao. Nghe cũng ghê thật cô nhể.
Cô Lành vỗ đùi, đét cái, nói:
– Vâng! Chứ sao nữa bá. Mà này! Em còn nghe nói mẹ con bà cháu nhà bá ấy bị chế/t oan, nên mắt mãi mới không chịu khép lại đấy. Cứ mở trừng trừng nhìn thấy khiếp.
Thím Mười im lặng trong giây lát, nhỏ giọng hỏi:
– Thế cô Lành trông thấy tận mắt hử?
– Haizz, em chỉ nghe mấy bà trong xóm kháo nhau vậy thôi. Chứ bây giờ em mới sang.
Từng câu từng chữ của cô Lành như mũi dao xuyên thấu tim thím Mười. Nghe xong những lời này, tim thím Mười nhói lên nhịp, mạch đập dồn dập hơn, tựa như người đang hồi hộp mà cũng là bởi đang sợ hãi.
Đến đám ma, họ đã thấy người dân trong làng kéo đến viếng đông lắm. Nhìn hai chiếc quan tài một lớn, một bé đặt chễm chệ trước gian nhà chính, dưới ánh điện tù mù, khung cảnh càng thêm lạnh lẽo.
Riêng về thi thể của mẹ cô Oanh, gia đình cô ấy đã thuê xe chở về nhà để lo hậu sự.
Tiếng chú Công khóc lóc trong nhà như một đứa trẻ vang lên, khiến nhiều người có mặt ở đó chứng kiến cảnh tang thương cũng muốn khóc theo.
Nhìn chú ấy ngồi phủ gục bên cạnh hai chiếc áo quan làm thím Mười cảm thấy rất khó chịu. Rồi thím Mười nhìn lên di ảnh hai mẹ con cô Oanh, đột nhiên thấy đôi mắt của cô Oanh trên di ảnh cử động, hễ thím Mười đi tới đâu, thì dường như ánh mắt đó đưa theo tới chỗ ấy. Thím Mười đưa tay lên dụi mắt, bức di ảnh lại chẳng hề xảy ra hiện tượng gì lạ. Cô Oanh trong tấm hình thờ vẫn đang mỉm cười, thần thái y như hồi cô ấy còn sống.
Lúc đến lượt thím Mười vào viếng. Vừa cắm nhang vào bát hương thì bất ngờ bát nhang bốc cháy phừng phừng. Thím Mười hốt hoảng bật lùi lại phía sau, nhìn chăm chăm vào di ảnh cô Oanh, lắp bắp lí nhí nói:” Không..không…không phải tôi.” Khi ấy, chú Công đứng phắt dậy, nhanh tay lấy chiếc khăn đập vào đám cháy, khi đó ngọn lửa mới được khống chế.
Người dân bàn tán xôn xao, nhưng ngoài cô Lành biết về mối quan hệ mờ ám giữa thím Mười và chú Công ra, thì dường như không một ai hay biết. Cô Lành đứng một bên quan sát, thấy ánh mắt chú Công nhìn thím Mười khác lạ, đó là lúc chú ấy hất hàm nhẹ, ra hiệu cho thím Mười về trước.
—-
Cả đêm hôm ấy thím Mười không tài nào chợp mắt. Hễ nhắm mắt ngủ thì hình ảnh hai mẹ con cô Oanh lại xuất hiện trong tâm trí với khuôn mặt đầy máu từ các tứ chi chảy ra. Có lúc, thím Mười còn nghe thấy tiếng móng tay cào sồn sột vào cánh cửa sổ, khi đó, giọng nói ma mị vang lên, văng vẳng ngay bên tai, chỉ một mình thím Mười nghe rõ:
“ Trả mạn/g lại cho chúng tôi… trả mạng..trả mạn/g..mạn/g..”
Thím Mười ngồi bật dậy, mồ hôi chảy đầm đìa, hồng hộc thở như trâu. Rất nhanh, thím Mười lấy lại vẻ tin tin đanh đá vốn có của mình, nhìn ra ngoài khung cửa sổ vẫn khép im lìm, nói như thách thức.
– Đất có thổ công, sông có hà bá. Nếu mấy người còn dám về đây quấy quả người còn sống, đừng trách tôi không nể mặt anh Công.
Lời thím Mười vừa dứt, tiếng sấm khô khan nổ rền trời từ trên cao đánh xuống, khiến cánh cửa sổ chỗ thím Mười nằm ngủ phát ra tiếng kêu” tạch”, sau đó cánh cửa gỗ mục bị mối mọt gặm nhấm xuất hiện một vết nứt khá dài và to.
Thím Mười vội vàng ngồi thu mình nép vào trong, đôi mắt sợ hãi len lén nhìn ra ngoài, lảm nhảm nói trong miệng:” Tôi..không có tội, tôi làm vậy chỉ muốn có được anh ấy. Đã là con người, ai chẳng có mưu cầu hạnh phúc.”
Sau đêm đó, những hiện tượng lạ không xuất hiện trong đêm nữa. Điều đó làm cho thím Mười càng tin hơn vào may mắn mà con rắn Hổ Mang chúa đem lại.
Thức ăn cho rắn tuy không khó tìm, chủ yếu là ếch, nhái, chuột hay gà, vịt nhỏ. Nhưng nguồn mồi phải chắc chắn phải khỏe mạnh và được vặt sạch lông, riêng cóc thì phải mổ bỏ sạch phân. Đó là những lời dặn dò chăm sóc và nuôi rắn mà thím Mười đã được ông chủ quán thịt rắn truyền cho. Từ khi ấy, thím Mười càng ra sức chăm con rắn Hổ Mang hơn, quý nó hơn cả sinh mạng mình.
Buổi chiều hôm ấy. Tường Vân đang quét sân thì bác văn thư của thôn dừng xe trước cổng, cất tiếng gọi:
– Tường Vân, ra nhận thư này cháu.
Con bé ngó ra, hai mắt long lanh như biết cười, đáp lời:
– Dạ, cháu ra nhận đây bác!
Bác văn thư nhìn Tường Vân mỉm cười, nói:
– Thư từ Hà Nội đấy cháu nhé. Nếu có muốn biên thư hồi âm gửi đi, đem lên bưu điện nằm cạnh xã mà gửi nhé.
– Dạ! Cháu cảm ơn bác nhiều ạ!
– Ừ, ngoan. Thôi bác về nhé!
Tường Vân” Dạ” một tiếng rõ lớn.
Cảnh này đã vô tình lọt vào đôi mắt tàn ác của thím Mười. Khi Tường Vân vừa quay lại, đã bị thím Mười đưa tay lên đầu gõ” cốc” cái, đau điếng, trừng mắt quát:
– Con ranh! Mới nứt mắt ra đã thư với từ nhắng nhít yêu đương. Có tin tao đánh co mày lên bờ xuống ruộng, để mày chừa cái thói đĩ điếm hay không?
Cụ Doãn chầm chậm bước đến, nói:
– Con bé mới hơn 12 tuổi, sao chị đã reo tiếng ác cho nó thế? Nhà chị thật vô lý đấy.
Nói xong, cụ Doãn ngoắc tay Tường Vân lại và bảo:” Vào nhà cất thư đi con rồi ra quét sân cho xong, còn đi tắm vào ăn cơm nữa.”
Con bé gật đầu, đáp:” Dạ!”
Cụ Mười vừa quay đi, thím Mười mặt chầm bầm tay chống nạnh đứng phía sau, lèm bèm nói:
– Con mụ già này đáng ghét thật. Từ ngày mụ ta giữ hết tiền bán đất trong tay thì chẳng thèm coi mình ra cái đếch gì. Tốt nhất bà giấu tiền cho kỹ nhé, để còn này lấy được thì sẽ cho bà cháu mấy người ra rìa. Hừ..!!!
Nói xong, thím mười bực tức quay vào phòng. Lúc đi ngang qua chỗ cụ Doãn còn không quên bỏ lại ánh mắt chán ghét nhìn cụ.
Đó thư của Trung Tín. Đọc xong khiến Tường Vân buồn man mác. Vốn dĩ khoảng cách từ quê ra đến Hà Nội đã xa, hôm nay trong thư Trung Tín báo cậu sẽ sang nước ngoài định cư, học tập cùng cha mẹ, co lẽ phải lâu lắm họ mới quay lại Việt Nam. Thì khoảng cách giữa đôi bạn trẻ lại càng thêm xa cách. Nhưng con bé vẫn cảm thấy vui vì cuối thư Trung Tín viết một câu” Đợi anh về Tường Vân nhé.” Chỉ cần vậy thôi, con bé cũng không cảm thấy mình lạc lõng.
Nửa đêm hôm sau…
Thím Mười không ở nhà ngủ, mà lén lút dậy âm thầm ra khỏi nhà, mò mẫm sang tận nhà tìm chú Công. Hôm nay cũng đã qua giỗ tuần đầu của vợ con chú ấy nên thím Mười nghĩ chắc có lẽ chú Công đã bớt đau buồn.
Chú Công đang nằm ngủ trong buồng, bỗng bên ngoài cửa sổ cạnh chỗ mình nằm vang lên tiếng gọi, rất khẽ:
– Anh Công ơi, dậy mở cửa cho em. Là em, Thuỷ đây!