Khi bỏ xe chạy bộ về đến nhà thì mặt của Trúc cắt chẳng ra giọt máu.
Người dân lại hay tin ở ngoài gốc cây cổ thụ có người chế/t, lại thi nhau lũ lượt kéo ra xem.
Người ta bàn tán khi thấy thằng Giang chế/t đứng:
– Đấy, ăn trộm ở đâu không ăn trộm, lại hay lảng vảng trộm cắp ở đền, miếu, chả bị người âm người ta vật cho.
Người bên cạnh tò mò hỏi:
– Sao cô biết nó hay ăn trộm ở đền, miếu, thế?
Người phụ nữ chẹp miệng:
– Ôi dào, thì cụ nhà em là tay hòm chìa khoá ở đền làng mình bá không nhớ hả? Mấy lần u em vừa cất tiền khách đặt lễ vào thùng xong quay ra đằng sau dọn đẹp đóng cửa để về nhà, thì ở đằng trước bị kẻ gian bẻ khoá ôm hết tiền đi mất. Mà khi đó mấy bác làm ruộng gần miếu bảo rằng thấy thằng Giang chạy xe ngang qua, nó đi vội vàng lắm. Tuy không bắt được tận tay, day tận trán, cơ mà chẳng nó thì ai.
Người kia thở dài, nói:
– Cơ mà vẫn không có bằng chứng thì đừng đổ vạ cho ai, tội người ta.
Một người khác lên tiếng, như thể chứng minh lời người phụ nữ kia nói là đúng:
– Chị ấy nói đúng đó các bác. Dạo trước em còn thấy hai mẹ con thằng Giang mang hoa quả ra đền Ông thắp nhang khấn vái, dáng vẻ trông thậm thụt mờ ám lắm, sau hỏi ra mới viết bó lỡ trộm con trâu đồng trên điện thờ của quan điểm lấy tiền ăn chơi, bị người âm hành cho sống dở chết dở bao nhiêu ngày. Mà lạ thay cúng rồi cũng không hết, thế là phải mời bà đồng người làng mình ra đặt lễ, bà đồng thỉnh bà cô lên đàm phán với quan ông, quan ông mới đồng ý tha cho nó một mạng, nhưng phải đem con trâu đồng trả lại, đặt vào chỗ cũ đấy. Các bác, bác cô chú không tin thì cứ sang nhà bà đồng xóm mình hỏi sẽ rõ cả thôi. Chuyện này xảy ra vào cận tết năm ngoái.
– Ồ vậy à! Thế tâm linh đôi khi không tin cũng không được các bà nhể?
– Phải đấy, chỉ là đừng có mù quáng u mê mê tín dị đoan, tránh để người ta lợi dụng mình khi đánh vào tâm lý. Chứ từ xưa đến nay, dân mình vẫn có câu” có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mà các bác.
Đứng sau đám đông bà Phấn đã nghe thấy tất cả. Bà không nói gì, cũng không còn tâm trạng xem lý do vì sao thằng Giang chế/t. Bà Phấn vội vàng quay xe đạp vào làng. Đi đến cổng nhà bà đồng thì dừng lại. Bà Phấn nhìn vào trong nhà thấy cửa vẫn đóng, toan quay về thì có tiếng chào hỏi từ giếng vọng ra.
– Bá Phấn sang nhà cháu chơi hay tìm u cháu ạ?
Tiếng là tiếng của cậu con trai bà đồng đang khoắng thùng cám lợn, chú ấy đứng thẳng người nhìn bà Phấn, hỏi:
Bà Phấn cười xòa để che giấu tâm trạng bối rối của mình, nói vọng vào trả lời:
– À ừ! Tao sang đây tìm u mày có tí chuyện. Thế u bay có ở nhà không?
Chú ấy đáp:
– Vâng, u cháu được người ta đón đi từ sớm sang huyện khác cúng rồi bá. U cháu dặn nếu bá sang tìm thì ngày mai quay lại u cháu mới về.
Bà Phấn ngạc nhiên, hỏi:
– Hả? U bay biết tao sẽ sang đây tìm hử?
Chú ấy mỉm cười, gật đầu, đáp:
– Vâng! U cháu còn biết bá sang đây muốn xin giúp chuyện gì cơ, nhưng u cháu chỉ bảo vậy chứ không nói rõ.
Nói đến đây chú ấy lại lúi húi khoáng chậu cám. Bà Phấn đứng ngẩn người ngoài cổng một lúc rồi đạp xe về nhà. Khi cậu con trai của bà đồng ngẩng mặt lên toan nói gì đó thì đã không thất bà Phấn đứng ở đó nữa.
Về đến nhà, bà Phấn gọi cháu trai ra vặn hỏi:
– Lại đây bà biểu.
Nghĩa ngáp ngắn ngáp dài thất thểu đi đến rồi ngồi phịch xuống bên cạnh bà nội, bộ dạng thiếu ngủ mệt mỏi hỏi:
– Bà bảo gì cháu?
Bà Phấn nhìn thằng cháu đích tôn thở dài lắc đầu, rồi nói:
– Chắc đêm qua lại đi chơi tận khuya mới về đúng không? Bà bảo bao nhiêu lần rồi, đi chơi thì đi, 9h tối phải về nhà mà nghỉ ngơi sớm cho khoẻ cứ không nghe lời. Sáng nào bà cũng thấy mày ngáp trông như thằng nghiện lên cơn thèm thuốc í.
Nghĩa phì cười, nhìn bà nội, đáp:
– Chán bà nội thế, ví cháu với ơi không ví, lại đi ví với mấy thằng nghiện ngập.
– Chả thế thì không à. Bà lo cho mày lắm đấy cháu.
– Thế bà bảo gì cháu?
Bà Phấn sực nhớ ra chuyện chính, bèn nói:
– Thằng Giang người xóm mình vừa chế/t đêm qua ở ngoài gốc cây cổ thụ đấy, nghe dân làng đồn nó hay trộm cắp ở đền, miếu nên bị người âm quật cho. Bà dặn này, nhà mình không giàu, song từ bé đến lớn ông bà bố mẹ không để cháu thiếu thứ gì, nên chớ dại mà đắc tội hỗn láo với thần linh nghe chưa?
Nghĩa bừng tỉnh hẳn. Nó cũng thấy ngạc nhiên khi hay tin thằng Giang chế/t, bởi mới mấy hôm trước nó còn gặp đám thằng Giang ngồi ăn nhậu chung quán ở dưới thị trấn, hôm nay đã hay tin dữ, đời đúng thật vô thường.
Nó xua tay, chẹp miệng, nói trấn an bà nội:
– Bà yên tâm, con lông bông vậy thôi chứ chưa tới mức đi trộm cắp.
Bà Phấn thở phào nhẹ nhõm.
Hai bà cháu đang nói chuyện thì đứa cháu trai thứ hai của Phấn chạy đến, thằng bé muốn sà vào lòng bà nội nhưng lại bị bà ấy đẩy ra xa.
– Biến đi, cái thứ xấu xí biến đi cho khuất mắt bà.
Thằng bé oà khóc khi bị bà nội đẩy ngã xuống đất. Nghĩa thấy vậy chạy đến đỡ em trai dậy, ôm nó vào lòng đu đưa nói:
– Nín đi, nín đi! Lát anh mua kẹo mút cho.
Bà Phấn bĩu môi, ghẻ lạnh:
– Sao nó không chế/t quách đi cho đỡ vướng bận chân tay, sống mà cứ ôm bệnh tật cả đời còn khổ hơn chế/t sớm. Hừm!
Nghĩa nói:
– Sao bà nội lại nghĩ vậy, em con nó bị vậy đã là thiệt thòi lớn đối với nó. Phải yêu thương em nó nhiều hơn chứ bà.
– Tao…
Bà Phấn nói chưa hết thì bị chồng mình mắng:
– Thằng Nghĩa nó nói đúng đấy. Bà bớt phân biệt đối xử với cháu nó đi. Lỗi lầm này là do bà với cái Mười gây ra cả mà? Sao sứ phải đổ hết trách nhiệm, dồn hết oan ức lên đầu con dâu với thằng cháu trai của mình thế? Rõ thật là…
Ông ấy bỏ dở câu nói.
Thì ra, chuyện thím Mười đánh chế/t con rắn hôm đào móng làm nhà rồi mang về làm thịt ăn, còn cho bà Phấn ít trứng rắn mang về cho em dâu ăn đã bị cả nhà biết qua lời kể của thím Mười.
Dạo đó, gia đình bà Phấn và cả thím Mười đã ôm con, ôm cháu sang nhà ông cụ Phón nhờ ông bắt mạch cắt thuốc thì bị ông ấy mắng xơi xơi, bảo gia đình sống không biết tích đức nên đời con cháu mới hay gặp hoạ. Lúc đầu thím Mười cứ chối đây đẩy bảo không phải bệnh tình của hai đứa bé do ăn thịt rắn mà bị, nhưng khi ông cụ Phón phán ra một câu thì thím ấy chết sưng
– Nhà chị ăn tới hai con rắn đấy chứ không phải một con. Nó đâu phải rắn thường, một con là rắn tinh, con còn lại do chị thỉnh về làm bùa giật chồng. Chị còn chối?
Thím Mười nghe xong lặng người, không đối đáp được câu gì.
Ai cũng té ngửa ra khi hay sự thật. Nhất là bố thím Mười, ông cụ sốc lắm, sốc đến nỗi bệnh luôn cả tháng trời còn xém chút từ mặt cả đứa con gái. May mà cả nhà ra sức khuyên nhủ nói đỡ cho thím Mười, thì cơn giận trong lòng ông mới tạm lắng xuống. Từ đó ông không còn ghét cháu trai mình nữa, mà yêu thương vỗ về nó nhiều hơn. Chỉ có người cố chấp như bà Phấn vẫn không nhận lỗi sai đó thuộc phần mình, nên cho dù sống chung dưới một mái nhà, bà vẫn hắt hủi, ghẻ lạnh đứa cháu bệnh tật của mình.
Nghĩa dắt em trai vào nhà, trước ánh mắt chán ghét nhìn theo của bà Phấn.
—-
Ở lò gạch.
Tường Vân không thấy Trúc đi làm thì cứ thấp thỏm ngó lên ngóng cô bạn. Lúc đó một đám nhân công kháo nhau ở bên kia đống gạch, Tường Vân chăm chú lắng nghe không bỏ sót một từ nào.
– Mày hay tin gì chưa?
– Tin gì?
– Con Trúc hôm nay nó xin nghỉ là vì lúc đi làm nó bắt gặp người chế/t đấy. Chắc do sợ quá nên mất hết hồn vía rồi.
– Ồ! Thì ra là vậy à. Sáng tao tạt vào quán ốc ăn cũng nghe người ta đồn ầm lên, nào là người thanh niên ấy chế/t đứng, trên người không bị thương nhưng trông mặt mũi tím bầm nhìn hãi lắm.
– Ừ! Gặp vậy ai chả sợ, nếu là tao thì tao cũng chế/t khiếp chứ chạy được về nhà như nhỏ Trúc còn may.
– Thôi làm tiếp đi chúng mày, quản đốc mà thấy đứng đây buôn dưa chuột thì lại mắng cho.
Bây giờ Tường Vân đã hiểu ra lý do vì sao Trúc nghỉ làm hôm nay, cô dặn với lòng mình khi nào về sẽ sang nhà thăm Trúc.
—
Mấy hôm nay trông cái Xoan lại lắm. Thường ngày nó có be bịt mặt mình bao giờ kể cả khi trời nắng gắt như đổ lửa. Vậy dạo này cứ kín như bưng.
Tường Vân thấy lạ, đang làm cạnh đó quan tâm lên tiếng hỏi:
– Xoan bị ốm à, sao mấy hôm nay trông Xoan khác lạ lắm.
Vốn chẳng ưa gì Tường Vân vì Xoan là bạn thân của Thuỳ Dung, hai đứa suốt ngày nói xấu sau lưng Tường Vân nên khi nghe thấy Tường Vân hỏi, Xoan không cảm thấy vui, trả lời cộc lốc qua quýt:
– Có thấy người bệnh đi làm bao giờ chưa ha? Hỏi bằng thừa.
Nói xong, Xoan te te gánh quang gánh gạch đi. Khi đó một nữ nhân công khác cũng vừa đi đến, nói với Vân:
– Chị Vân hỏi cô ta làm đếch gì. Nó vừa đi xăm môi làm chân mày gì gì đó ở tiệm spa mới mở bên kia đường kia chị.
Tường Vân nhìn theo hướng tay chỉ của cô gái, gật gù nói:
– À! Thì ra là vậy. Hèn gì chị thấy Xoan nó be mặt mấy hôm nay.
Người nhân công kia đảo mắt nhìn xung quanh, tựa như đang thám thính xem xung quanh đây có người khác không, thấy ở đây không có ai, cô ấy ghé sát vào tai Tường Vân thì thầm to nhỏ chuyện gì đó, mà nghe tới đâu Tường Vân há hốc miệng ra đến đó.
Còn tiếp…