Nhổ xong mấy cây cọc ra khỏi mộ chú Công ôm chúng tức tốc về nhà, vừa vội vừa tức nên quên luôn cả việc mang cái cuốc về trả cho nhà cô Lành.
Trên đường về nhà, chú Công luôn nghĩ làm sao để thím Mười chịu nó ra sự thật, bởi nếu việc này không phải do thím ấy bày ra thì chú lại sợ bị thím Mười đuổi ra khỏi nhà. Như vậy sẽ không còn ai trả tiền rượu cho mình nữa, cũng không có cơm ăn áo mặc.
Đi được nửa đoạn đường, bỗng có tiếng nói “ Đi đâu mà vội vậy Công?” Ở phía bên kia đường làm chú Công khựng chân lại. Ngoảnh sang nhìn thì ra đó là ông Phớt.
– Ồ! Là ông đấy hử. Hôm nay tôi bận rồi, nhậu nhẹt gì để mai tính nhé!
Nói dứt câu chú Công phăm phăm bước đi tiếp.
Cụ Phớt nhìn mấy cây cọc tre chú Công ôm trên tay, bỗng đôi lông mày nhíu lại, đôi môi hơi mấp máy tựa như đang lẩm nhẩm gì đó trong miệng. Một lát sau, khi chú Công đi đã cách xa cả một đoạn, cụ Phớt mới nói với theo.
– Ôm chúng mang về làm gì? Lát nữa đi ngang qua sông, suối thì ném chúng đi. Hoặc chú có thể đem đi đốt, còn mang về nhà tuyệt đối không nên.
Câu nói của cụ Phớt làm chú Công lần nữa khựng chân, đứng im lặng trong giây lát, chú Công ngoảnh lại hỏi:
– Sao tôi phải làm vậy?
Cụ Phớt cũng là người nghiện rượu, thấy chú Công hỏi vậy chỉ cười khà khà, đưa chai rượu lên tu ực ực hai hớp, khà ra một hơi rồi chẳng nói chẳng rằng cứ thế quay lưng bỏ đi.
Chú Công dõi nhìn theo, xí một tiếng, lầm bầm trong miệng:
– Rõ cái loại dở hơi. Ông ta thì biết cái quái mà nói.
Chú Công xoay người đi tiếp, vừa đi được vài bước sực nhớ ra chuyện gì đó lại khựng chân thêm lần nữa. Một mình đứng giữa con đường vắng vẻ giữa bầu trời nhá nhem tối, chú Công nghĩ:
“ Cái lão Phớt phót này có khi nào nói đúng. Nếu đây là cọc bị người ta thư ếm, thì mình nghe nói phải đem đốt chúng đi, hoặc thả nó trôi sông. Như vậy người kẻ chủ mưu sẽ bị quật lại, vận vào người.”
Nghĩ đến đây, chú Công nhìn quanh quẩn thấy không có một bóng người ở nơi này, bèn đổi hướng đi, nhắm thẳng con đường dẫn ra sông. Đoạn..đi đến nơi chú Công dừng lại. Nhìn xuống dòng sông đầy ắp nước đang chảy xiết không hề đắn đo quăng cả mớ cọc tre xuống dòng nước. Đứng lặng thinh nhìn chúng bị nước cuốn trôi đi xa thì mới yên tâm ra về.
Vừa về đến cổng, ông ấy chạm mặt Thuỳ Dung cũng vừa về tới. Thuỳ Dung vẫn như mọi hôm, chẳng thèm mỉm cười hay gật đầu chào mình một tiếng, mặt nặng mày nhẹ toan bước vào nhà thì bị chú Công gọi giật lại:
– Mày không có mồm hả con kia?
Ỷ mình có người chống lưng, nên Thuỳ Dung không còn sợ ông ta nữa. Cô quay quắt người lại, ánh mắt hằn lên tia căm phẫn, trợn trừng nghiến răng rít lên:
– Loại người như ông đáng để tôi phải tôn trọng sao? Đừng tưởng biết chút bí mật cỏn con mà ngỡ đã nắm thóp tôi trong lòng bàn tay. Còn lâu nhé.
Chú Công nhếch môi cười, nhìn Thuỳ Dung một lượt từ đầu đến chân, song lại nghĩ đến đứa con gái ngây ngô của mình bị yểu mệnh chế/t sớm, lòng càng dấy lên mối nghi ngờ, thêm phần chán ghét.
– Nếu tao nói vẫn còn một bí mật nữa chưa nói ra, thì liệu mày có ăn ngon ngủ kỹ, hay đi ôm ấp đàn ông vui vẻ được nữa hay không?
Thuỳ Dung tái mặt, nhìn ông ta chằm chằm bằng ánh mắt dò xét trong giây lát, mãi mới lắp bắp thốt thành câu, hỏi:
– Ông nói vậy là..là..sao..sao..hả?
Chú Công cười ha hả, bỗng nụ cười im bặt, biến mất trên đôi môi, thay vào đó là gương mặt giận dữ, căm tức:
– Mày đừng tưởng tao không biết khi xưa đã có lần mày mưu sá/t con bé Tường Vân hụt vài lần. Tao biết cả đấy, cũng chứng kiến tất cả những lần mày ra tay hại nó. Song tao không vạch trần ra vì tao nể mặt con mẹ mày.
Thuỳ Dung hất cánh tay thô thiển của ông ta ra, đôi bờ vai run rẩy vì sợ.
– Ông điên rồi, điên thật rồi. Đồ khùng, đồ thần kinh.
Chú Công nhấc khuôn mặt ra khỏi người nó, cười ha ha mà rằng.
– Năm mày 13 tuổi, lúc hai mẹ con mày chuẩn bị khăn gói đi khỏi ngôi nhà ấy, mày còn nhớ vào buổi chiều mưa tầm tã đấy không?
Thuỳ Dung sững người, nhớ lại cảnh tượng hãi hùng đó của nhiều năm về trước.
Thì ra, năm đó, khi cơn mưa vừa dứt. Thuỳ Dung nảy ra một sáng kiến cho cả đám đó chính là chơi trò trốn tìm, phần thưởng cho người thắng cuộc nếu không bị phát hiện ra đó chính là gói kẹo dồi chó hôm qua mẹ mua cho. Nghe nói có kẹo, cả đám nhao nhao đồng ý chơi. Nghĩa vốn là đứa lém lỉnh nên đã lén lút quơ vội bộ quần áo của Tường Vân mặc lên người, đầu đội mũ để cải trang, rồi chạy ra trốn sau bụi chuối sát bờ ao cạnh nhà cô Lành để trốn. Thuỳ Dung đếm đến 3, mở mắt ra đã không thấy đám bạn đâu nữa, nghĩ đến lúc phải đi tìm người nên con bé ùa chạy ra khỏi nhà. Lạ thay, tìm mãi chẳng thấy bóng dáng đứa nào, đang lo sẽ bị mất gói kẹo thì bất ngờ ánh mắt nó khựng lại ở bụi chuối. Nhìn qua bộ quần áo trên người thì Thuỳ Dung đoán đó là chị họ Tường Vân. Nó nhẹ nhàng đi tới, toan đánh tiếng tìm bắt người thì chân con bé bỗng khựng lại. Trong đầu nó nảy lên một suy nghĩ tàn độc, nó hết nhìn chị họ đang trốn sau bụi chuối, lại nhìn xuống mặt nước ao đầy ve nước do cơm mưa khi nãy trút xuống, trông thấy khoảng cách mép ao và chỗ người đang nấp chỉ vỏn vẹn có vài bước chân, nó run rẩy không dám bước tiếp. Khi đó, hình ảnh thím Mười mẹ nó đem con gái ra so sánh với chị họ lại ùa về trong tâm trí Thuỳ Dung, vì hay bị mẹ mắng và đem so sánh với người khác nên lâu ngày Thuỳ Dung nảy sinh lòng ganh ghét, đố kỵ. Nó nhích lên vài bước, rồi khựng lại, động tác đó lặp đi lặp lại vài lần cho tới khi nó đứng ngay sau lưng Nghĩa thì mới dừng lại. Hai tay nó giơ lên, run rẩy vươn ra phía trước, khoảnh khắc hai bàn tay nhỏ xíu vừa chạm tới lưng người kia thì thình lình dừng lại. Tấm lưng kia vẫn ngồi bất động, thỉnh thoảng mới nhúc nhích một cái rồi lại nhanh chóng ngồi im. Lúc đó chẳng biết nó lấy dũng khí ở đâu mà cuối cùng vẫn nhẫn tâm đẩy người trốn phía trước mặt xuống ao..”Tòm…” chỉ đến khi nghe thấy tiếng thét và thấy Nghĩa vùng vẫy dưới ao cố ngoi lên tìm sự sống, nó mới biết người nó vừa đẩy không phải là Tường Vân, mà chính là thằng Nghĩa, em họ mình.
Chú Công cười nhếch mép khi thấy Thuỳ Dung đang hồi tưởng lại chuyện năm xưa, bèn lên tiếng nhắc lại.
– Sao nào, nhớ ra chưa, nhớ ra cảnh ngày hôm đó lúc cô đẩy thằng Nghĩa xuống ao chưa? Nhưng tôi không hiểu nổi, cô là chị họ của thằng Nghĩa, mà sao lại nhẫn tâm đẩy ngã nó xuống ao? Chẳng nhẽ là do năm đó thằng Nghĩa đóng giả làm Tường Vân nên cô tưởng nó là chị họ của mình? Tôi nói đúng rồi chứ?
Thuỳ Dung gân cổ lên cãi:
– Đừng ăn nói bậy bạ. Lần đó tôi không cố ý, chỉ là muốn hù nó từ sau lưng, ai ngờ đó là thằng Nghĩa.
Hừ.. chú Công nói tiếp:
– Bản tính độc ác từ bé, không hiểu gen di truyền từ ai sang. Là di truyền từ bố cô chăng? Hay mẹ cô?
– Ông..!!!
Thuỳ Dung tức đến tím mặt nhưng chẳng nói được thêm câu gì trước những lời buộc tội sắc bén của ông ta. Hai tay cô siết chặt, đôi vai run lên vì giận.
Chú Công thấy thế thì cười phá lên. Trước khi bỏ đi còn hăm dọa với Dung thêm một câu:
– Nếu tôi đem chuyện cô định chài thằng Quý và cả chuyện cô cố tình hãm hại con bé Tường Vân nhiều lần ra gia đình thằng Quý biết, thì mọi chuyện sẽ thế nào nhỉ? Chắc vui lắm đây. Ha ha ha…
Chú Công nói xong đi vào nhà.
Thuỳ Dung đứng im một chỗ, nhìn chăm chăm theo bóng lưng của ông ta nghiến răng rít lên:
“ Đồ khốn. Tôi thề sẽ không để ông sống yên thân đâu. Bao nhiêu năm này mẹ con tôi chịu đựng đủ rồi, ngày tháng yên bình sau này của ông không phải do ông trời quyết định, mà nó nằm gọn trong tay tôi.”
Tiếng thím Mười trong sân gọi vọng ra cắt ngang dòng suy nghĩ táo bạo của Thuỳ Dung:
– Dung ơi Dung, về rồi còn không mau vào nhà tắm rửa ăn uống.
Thuỳ Dung hậm hực, nói với vào:
– Biết rồi, con vào ngay đây!
Trong bữa cơm hôm đấy, để dò xét thái độ của thím Mười nên chú Công cố ý làm ra vẻ bộ mặt buồn bã, thở dài nói:
– Mười này, dạo này tôi ngủ hay nằm mơ quá.
Thím Mười khựng đôi đũa, ngước lên nhìn chú Công, hỏi:
– Anh mơ thấy gì?
Chú Công chẹp lưỡi:
– Nói ra sợ em và hai đứa con sẽ sợ, nên thôi anh đành cất giấu nó trong lòng vậy.
Lần đầu tiên thấy chú Công dịu dàng với mình và con từ sau khi mình sinh thằng trai, thì trong lòng thím Mười cảm thấy vui khôn xiết. Thím mỉm cười, ánh mắt âu yếm nhìn chú Công, hỏi:
– Anh nói em nghe thử, anh nằm mơ thấy gì nào?
Chú Công nói tiếp:
– Dạo này đêm nào anh cũng mơ thấy Oanh dắt con đến tìm mình. Nói gì đó em bị người ta hại chế/t, còn bị người ta dùng cọc tre đóng lên mộ trấn không cho hồn hai mẹ quay về. Nước mắt nước mũi cô ấy đầm đìa, nét mặt thì xanh như tàu lá.
Đôi tay thím Mười run run, xém chút làm rơi đôi đũa xuống mâm, song vẫn cố giữ nét mặt thản nhiên, nhưng nụ cười trên môi đã tắt ngấm từ bao giờ.