Người Âm Mai Mối

Chương 60



Cô ấy hồi hộp trả lời:

– Thế cháu chưa biết gì sao? Đằng kia có người tre.o c.ổ t.ự vẫ.n chế.t đấy. Nghe mọi người bảo trông kinh hãi lắm. Thôi mau qua đó xem thử.

Nói xong cô ấy chạy đi theo đoàn người.

Trúc nghe xong hãi, không dám đi. Cô vẫn ám ảnh bởi chuyện lần trước. Vân vỗ vào vai Trúc, trấn an:

– Cậu sợ thì ở lại đây đi, mình qua đó xem thử thực hư thế nào.

Trúc níu tay:

– Không, mình cũng muốn đi xem thử.

Vân khuyên:

– Lần trước cậu nhìn thấy người chế.t đã bệnh cả tuần mới hết, giờ đi làm gì xem về lại bị ám ảnh.

Song bản tính của những đứa sợ ma như Trúc luôn trỗi dậy sự tò mò mãnh liệt, chân không muốn đi, nhưng lòng lại quyết.

Hết cách, Tường Vân đành gật đầu đồng ý. Cả hai chạy theo hướng đoàn người đang tấp nập, đến chỗ lò gạch thì dừng lại. Họ thấy một xá.c chế.t treo lủng lẳng trên cửa trước của lò gạch, sợi dây thừng được vắt qua xà ngang, xá.c chế.t treo lủng lẳng trên đó, đầu hắn nghẹo sang một bên, chân tay buông thõng. Thỉnh thoảng có cơn gió thổi qua làm cái xá.c đu đưa qua lại.

Một người đứng đó xem, cất tiếng hỏi:
– Ghê quá mày nhỉ? Mà mày có nhận ra nó là ai không?
Người bên cạnh chẹp miệng:
– Tao chịu thôi, làm công nhân ở lò gạch mấy năm rồi mà chưa khi nào tao gặp mặt người này.
– Có khi nào là người mới đến đây xin việc hay không? Hoặc giả đám nghiện hút, bài bạc thiếu nợ, nghĩ quẩn nên chạy đến đây làm liều.
Người kia chẹp lưỡi:
– Ôi dào, tao cũng không rõ. Cơ mà nhìn hãi quá mày nhỉ?
– Ừ! Đợi công an đến điều tra sẽ rõ cả thôi.

Trúc tái mặt, đứng nép mình đằng sau Tường Vân. Cô không dám nhìn đối diện thẳng vào cái xá.c, chỉ lắp bắp nói sau lưng cô bạn.

– Người đó, người đó..hình như là bạn thân của con trai ông chủ.

Vân nghe thấy, ngoảnh lại hỏi:

– Cậu chắc chứ? Mình nghe nói đám người của anh ta ăn chơi sa đoạ dữ lắm. Sao lại chạy đến đây tự vẫn được nhỉ.

Trúc gật đầu, giọng quả quyết:

– Là thật đấy. Vừa mới hôm trước mình còn thấy họ đèo nhau phóng như bay từ cổng nhà ông chủ ra ngoài mà.

– Ừ! Vậy chắc anh ta là bạn của con trai ông chủ thật rồi.

Nguyên buổi sáng hôm ấy cả lò lạch xôn xao bàn tán buôn chuyện nên chẳng ai chịu làm việc. Công an khoanh vùng để điều tra. Họ khiêng xác nạn nhân vào trong lò gạch để m.ổ bụng khám nghiệm tử th.i ngay ở đó. Kết quả chẳng phát hiện ra điểm gì bất thường và bên công an kết luận anh ta chế.t nguyên nhân do tự vẫ.n. Mãi gần trưa họ mới đưa xá.c đi.

Đến buổi chiều cả lò gạch lại được một phen kinh hoàng khi trông thấy cậu Tùng con trai ông chủ phát điên. Cầm da.o hung hồn xông vào lò gạch gặp ai cũng hăm he chĩa da.o đe dọa. Miệng anh ta không ngớt chử.i rủa:

– Mày cút đi, mau cút đi. Biến đi, biến ngay đi. Biến nhanh kẻo tao xiê.n cho phát bây giờ.

Cứ lẩm bẩm trong miệng, rồi lại cười nói một mình, khi thì ôm mặt ngồi xuống khóc nức nở, lúc lại quỳ mọp xuống chắp tay khấn lạy không khí, xin tha mạn.g. Chỉ đến khi ông bà chủ chạy ra cho người xông đến trói anh ta đưa về nhà, thì tính điên của anh ta mới được khống chế.

Chưa ai biết rõ nguyên nhân vì sao con trai ông chủ lại phát điên, nhưng theo nhiều lời bàn tán thì đoán cậu ta chơi đập đá quá liều sinh ảo giác, không làm chủ được bản thân. Song mọi người đâu hề biết anh ta tuy là kẻ ăn chơi nhưng chưa một lần động tới chất gây nghiện, còn lý do chắc một mình anh ta hiểu, bị quỷ ám.

Xẩm tối, khi hoàng hôn tắt nắng. Tường Vân và Thanh Trúc vừa đèo nhau về đến cổng làng thì nghe thấy tiếng xe công an hú còi liên hồi. Hỏi ra mới biết họ đến là mang xá.c của nạn nhân đi. Nghe đâu, một người dân đi làm đồng, khi đi ngang qua đoạn đường mòn sát chân núi đã phát hiện ra có người nằm chế.t ở đó. Hai người nghe người dân trong làng kháo nhau rằng người đó chế.t thảm lắm. Động mạch cổ bị cứa đứt, mặt mũi tím đen, toàn thân bị cào te tua rách nát tựa như xơ mướp, hai mắt còn bị khoét đi mất, chưa thể nhận dạng ra danh tính.

Tường Vân rùng mình. Cô nhớ lại cảnh tối qua mình đi tìm em trai mà không khỏi kinh hãi. Cô đang nghĩ trong đầu liệu nạn nhân có phải là người tối qua đã định bắt cóc mình hay không? Song cô lại nhanh chóng gạt phắt mớ suy nghĩ mông lung ấy ra khỏi đầu.

Khác với Vân và Trúc. Dung đứng nghe đám đông kháo nhau, cộng thêm chứng kiến cái chế.t bất thường của bạn gã Tùng ở lò gạch thì cô chắc chắn rằng cả hai gã đều có liên quan đến Tùng. Nhưng lạ thay gã Tùng bây giờ đã phát điên phát dại, trong đầu lúc nào cũng xem người khác là kẻ thù trước mắt, đáng tiếc nhất vẫn là điện thoại và đoạn video cũng chưa kịp lấy từ tay hắn.

Dung lẩm bẩm trong miệng:” khốn kiếp, phát tiết lúc nào không phát, lại phát dở đúng lúc này. Giá mà nó chịu đưa sớm đoạn video và điện thoại cho mình, thì có phải hay không?” Nghĩ đến đây Dung leo lên xe đạp về nhà, trong đầu cô ta luôn tự hỏi ai là hung thủ đã ra tay với đám đàn em của Tùng.

Thấy Dung chạy vọt qua như đứa mất hồn, bà Phấn đang rửa cỏ dưới bến ao, đứng thẳng người lên gọi:

– Dung ơi, đứng lại bà bảo đã.

Khi đó nó mố kéo mình về thực tại, vội vàng phanh xe, chân chống xuống đất, ngoảnh lại hỏi:

– Bà ngoại gọi con ạ?

Bà Phấn ngoắc Dung lại bảo:

– Quay lại đây bà hỏi chuyện này.
Dung dựng xe, bước đến ngồi trên bến ao vẻ mặt đăm chiêu, hỏi:
– Bà ngoại có chuyện gì cứ hỏi đi.
Bà Phấn nhìn cháu gái, ngờ ngợ hỏi:
– Sao mắt lại thâm quầng thế kia, thiếu ngủ hả cháu? Bà bảo này, con gái sinh ra ở đâu thì sinh, gia cảnh thế nào không quan trọng, nhưng phải biết yêu và chăm sóc bản thân. Có vậy mới giữ được nét tươi tắn để còn kiếm tấm chồng tốt mà lấy.
Dung thở dài:
– Mấy hôm nay cháu mất ngủ bà ạ. Hễ cứ nhắm mắt vào là nghe thấy có tiếng rì rầm nói chuyện bên tai. Nhưng họ nói chuyện gì cháu lại nghe không rõ, chỉ biết có rất nhiều người nói chuyện.

Bà Phấn không quá kinh ngạc khi nghe cháu mình kể chuyện. Ngày xưa, lúc con gái bà là thím Mười do muốn tiết kiệm tiền mua vật liệu nên đã nhặt nhạnh nhiều khúc gỗ còn sử dựng được từ nhà chùa mang về làm công trình phụ. Năm đó bà đồng đã có lời cảnh báo bảo đem trả lại về cho chùa kẻo bị người âm theo về nhà phá, song cả hai mẹ con bà Phấn đều không tin, còn cho rằng bà đồng rảnh háng, ăn cơm nhà đi lo chuyện thiên hạ. Bây giờ ngẫm lại thấy đúng thật, không chỉ có bản thân mình, đến cả cái Trúc trong xóm và giờ cả cháu mình cũng bắt gặp những chuyện ly kỳ, thì không thể xem nhẹ lời khuyên của bà đồng.

Bà Phấn hỏi:

– Mẹ cháu dạo này có khoẻ không? Lâu không thấy mẹ sang chơi nên bà hỏi.

Dung thở dài:

– Mẹ cháu vẫn thường thôi, có bầy lợn sắp được xuất chuồng.

Bà Phấn ậm ừ, nói với cháu gái:

– Ờ! Vậy thôi về nhà đi cháu, kẻo mẹ lại trông ngóng.

Dung gật đầu, đứng dậy chào bà:

– Vậy cháu về đây, cứ tưởng bà ngoại có gì cho cháu, thì ra chỉ nói chuyện phiếm.

Bà Phấn mắng yêu cháu gái:

– Tiên sư nhà chị, bà nhớ và gọi lại nói chuyện tí cũng khó khăn.

Bà Phấn cúi người xuống lom khom rửa cỏ tiếp, chốc chốc lại khựng tay nghĩ về gia đình con gái mình, bà tự nhủ..” Giá mà thằng Mười nó còn sống, thì có phải con gái mình cũng không đến nỗi cơ cực tấm thân như bây giờ.” Sau câu nói là tiếng thở dài não lòng của người mẹ.
—-
Mấy ngày sau.

Buổi tối hôm ấy…

Quý say mèm trong quán nhậu với cậu bạn thân. Cả hai uống đến mờ mắt run tay mà vẫn chưa chịu về.

Phong bảo:

– Thất tình đấy hở? Thôi đừng buồn, biết trước rồi mà còn vậy chứng tỏ mày yêu Vân nhiều lắm.

Quý rưng rưng, nụ cười chan hòa trong nước mắt. Vỗ vỗ vai Phong:

– Đau, đau tim lắm Phong ạ. Cứ như có người bóp nghẹt tim.

Phong đưa sợ mực khô vào miệng cắn, đầu gật gù an ủi bạn mình:

– Vậy cũng tốt, xem như hai người có duyên nhưng không phận. Tình cảm đâu thể gượng ép, như vậy càng khổ.

Quý không hận hay trách gì Vân, bởi anh biết tình cảm bao nhiêu năm nay của mình dành cho Vân đều xuất phát từ thứ tình cảm một phía. Tối qua Vân đã thẳng thừng từ chối tình cảm của Quý bởi cô không muốn kéo dài chuyện tình đơn phương này. Có như thế Quý mới chịu để ý đến người con gái khác, và sớm tìm cho bố mẹ người con dâu tốt.

Quý gượng cười:

– Thôi đành vậy, mình biết chuyện tình cảm không thể cưỡng cầu. Chỉ là đợi Vân tìm được bến đỗ hạnh phúc, khi đó mình mới buông tay.

Phong chẹp lưỡi:

– Mày có cần nặng tình thế không Quý? Suy cho cùng hai người cũng chưa một lần hẹn hò mà. Buông tay sớm có khi lại tốt cả cho cậu và cho cô ấy.

Quý biết chứ. Cậu thích Tường Vân từ năm cuối cấp hai cho đến bây giờ khi sự nghiệp đã ổn định cậu vẫn yêu thầm Vân như hồi mới thích. Chưa một lần cậu để ý đến người con gái khác, bởi hình ảnh mộc mạc chân chất của Vân đã in đậm sâu trong trái tim mình.

Quý đưa chén miệng tu ực cái, khà ra một hỏi gật gù:

– Mình sẽ không nhắc đến chuyện này trước mặt Vân, để không làm cô ấy khó xử nên mình sẽ âm thầm đứng phía sau cô ấy.

Phong rót thêm chén rượu, chìa ra nói:

– Thôi thì tùy cậu, nào..cạn chén.

Mãi khuya lắm, khi ông chủ quán sắp đóng cửa thì cả hai mới đứng dậy khật khưỡng ra về. Vừa ra đến cửa Phong gặp cậu bạn lái xe chung, nó dừng lại rồi hối:

– Ê Phong, hàng hóa gặp chút vấn đề ngoài bãi, lên xe tao chở đến đó xem tình hình bốc vác thế nào.

Phong như tỉnh rượu, mặc dù trong người còn hơi men. Anh quay lại nói với Quý:

– Cậu bắt taxi về trước đi, mình đi xem hàng hoá họ bốc xong chưa. Không xong e là lại thức trắng cả đêm nay ngày mai mới kịp giao hàng.

Quý phẩy tay, đáp:

– Cậu bận thì cứ đi đi. Mình tự bắt xe về nhà được.

Leo lên xe rồi nhưng Phong vẫn không yên tâm, anh hạ kính xuống, hỏi:

– Hay cậu lên đây bọn mình chở về một đoạn, bỏ cậu dở dang như thế này mình không yên tâm.

Cậu bạn của Phong cũng đồng ý. Song Quý đã từ chối:

– Mình không sao, hai cậu cứ đi lo công việc trước đi. Từ đây về nhà cũng không xa mà.

Phong gật gù, nói:

– Vậy bọn mình đi trước, cậu nhớ bắt xe về nhà luôn nhé, nghỉ ngơi sớm mai còn ra Hà Nội.

– Mình biết rồi, đi đi.

Họ vừa đi khuất, Quý chạy sang chỗ chân cột điện cúi người thấp xuống nôn thốc tháo. Hai chân anh mềm nhũn, mắt nhắm tịt mở không ra ngồi phịch xuống lề đường thở dốc.

Khi đó, Dung ôm eo một vị khách từ trong quán hát karaoke đi ra, thấy người ngồi gục bên người trông quen quen, cô nói khéo với khách mình phải về nhà để từ chối qua đêm với ông ta. Từ biệt khách xong, Dung nhanh chân bước đến vỗ vào người Quý, lên tiếng hỏi:

– Anh Quý, là anh thật đó hả?

Quý xua xua tay, giọng lè nhè:

– Ai đấy, đi đi, kệ tôi.

Dung cúi xuống nắm chặt tay Quý kéo anh dậy và bảo:

– Là em, Dung đây. Có chuyện gì mà anh uống nhiều rượu vậy?

Quý hé đôi mắt mờ vì men rượu ngước lên nhìn Dung, nhận ra người quen, Quý nói:

– À, thì là là cô Dung đấy hả?

Lời nói vừa dứt, cơ thể Quý ngả rạp vào người Dung, chân tay anh không đủ sức để đứng vững, người lịm đi dần vì cơn say.

Dung đỡ lấy người Quý, liên tục gọi:

– Anh Quý, anh Quý, tỉnh dậy đi anh, tỉnh dậy đi Dung đưa anh về nhà.

Lời cô ta im bặt khi thấy Quý chìm trong cơn say và cả bảng hiệu” Nhà Nghỉ” còn sáng đèn ở phía đối diện bên kia đường. Trong đầu Dung nảy ra một suy nghĩ táo bạo, muốn gài Quý qua đêm với mình rồi bắt anh phải có trách nhiệm với mình. Dung cười thầm trong bụng, còn đang tiếc vì chiếc điện thoại chỗ gã Tùng và đang không biết chài Quý kiểu gì để anh cam tâm tình nguyện lấy mình làm vợ thì ông trời lại cho mình cơ hội gặp anh Quý ở đây.

Dung dìu Quý sang bên kia đường, khó nhọc lắm mới đưa được Quý vào nhà nghỉ, thuê một phòng khá sạch sẽ. Để Quý nằm trên giường xong, Dung bắt đầu cởi sạch quần áo trên người Quý nhân lúc anh đang say, sau đó đến lượt mình, trút bỏ hết xiêm y.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner