Trong cơn say Quý luôn cảm nhận cơ thể mình nặng trĩu, tựa như có vật gì đó khá nặng đè lên người mình. Cố gắng lắm anh mới hé được đôi mắt ra nhìn một cách gắng gượng, cơ thể trắng nõn của một cô gái chính là thứ duy nhất tồn tại trong đôi mắt mình lúc này.
Quý lảm nhảm trong miệng:
– Tường Vân, là em có đúng không?
Thuỳ Dung sững nụ hôn lại sau câu hỏi của Quý, nhưng đã làm tới bước này thì cô ta nghĩ mình không thể dừng. Dung nghĩ:”cho dù lúc này anh gọi tên người con gái nào đi chăng nữa, thì nhất định đêm nay bắt buộc mình phải trở thành người con gái của anh ấy.” Nghĩ đến đây Dung lại vô vập, hôn hít lên môi lên cổ, rồi vòng xuống chỗ nhạy cảm.
Khi đó Quý lăn ra ngủ.
Không còn hợp tác khiến Dung hơi hụt hẫng, song khoé môi cô ta khẽ nhếch lên để lộ một nét cười vô cùng xảo trá.
Dung nằm gối đầu lên cánh tay Quý, xoay người ôm trọn cơ thể săn chắc của anh, bàn tay không chịu để yên cứ vuốt ve mái tóc đen nhánh và gương mặt điển trai của Quý, nói chuyện một mình.
“ Cho dù đêm nay giữa chúng ta không xảy ra quan hệ, nhưng như vậy thì đã sao, chẳng phải chúng ta đã có một đêm tuyệt vời bên nhau hay sao. Khi đó, để xem anh còn trốn em được nữa không.”
Hihi..hi..hi…
Nằm bên cạnh Quý, Thuỳ Dung bắt đầu tưởng tượng ra được gả vào nhà anh, làm vợ anh, tương lai sẽ làm bà chủ của cửa hàng phân bón và cả tiệm tạp hoá lớn nhất xã trên chợ. Ngày tháng sau này cần gì đi gánh gạch thuê, càng không phải lo cái ăn cái mặc. Chỉ cần vậy thôi, Dung lại rúc nách Quý cười khúc khích, hít hà mùi cơ thể đàn ông.
—-
Trời sáng bảnh mắt, Phong chạy xe đến nhà tìm Quý. Cô Đào lo lắng nói với Phong:
– Cô tưởng tối qua hai đứa đèo nhau đi ăn nhậu, chia tay thằng Quý hết phép quay lại Hà Nội làm việc? Thế thằng Quý nhà cô đâu? Sao cả đêm qua nó không về nhà, cô chú gọi cho cả hai đứa mà không thấy ai bắt máy. Cô lo quá, đang tính bảo chú Nhân chở cô sang nhà cháu hỏi xem thằng Quý có ngủ bên ấy không.
Phong ngơ ngác, ngãi đầu ngãi tai, kể với cô Đào chuyện đi nhậu tối qua. Kể xong, Phong đáp:
– Mọi chuyện là vậy đấy cô à, cháu và Quý chia tay nhau khi cả hai vừa bước ra khỏi quán nhậu.
Linh tính của một người mẹ rằng Quý đã gặp chuyện, cô Đào bắt đầu lo lắng, ruột gan xoắn vặn cả lên.
Cô Đào hối Phong:
– Đi, chở cô xuống chỗ quán nhậu, hỏi ông chủ quán xem có thấy thằng Quý nhà cô đi đâu không.
Phông gật đầu:
– Vâng..vâng, cô lên xe cháu chở cô đi.
Cô Đào vừa lên yên xe thì Quý bắt taxi về tới. Anh bước xuống trong bộ dạng thất thểu và bên cạnh còn có một cô gái với chiếc váy ngũn ngỡn muốn lòi cặp mông.
– Ai kia Phong?
Tim cô Đào đập thình thịch, đôi mắt nhìn về hướng con trai và cô gái kia không rời. Cô Đào bấu chặt bàn tay vào cánh tay của Phong, lắp bắp:
– Cháu nói với cô gì đi Phong, rằng kia không phải sự thật. Không thể nào thằng Quý nhà cô nó lại..nó lại…
Phong cũng đã hiểu ra ý của cô Đào muốn hỏi. Cậu trấn an:
– Có gì đợi thằng Quý vào nhà rồi mình hỏi cũng chưa muộn cô ạ. Cháu tin thằng Quý có thể ăn bậy, nhưng sẽ không nói bậy và đặc biệt không qua đêm bậy với phụ nữ.
Nghe được những lời an ủi của Phong cô Đào thấy yên tâm hơn phần nào, song đầu thâm tâm cô đang cầu trời khấn phật, vái lạy tổ tiên, đừng để những suy nghĩ của mình là thật.
Quý dẫn Dung vào nhà, cả hai ngồi xuống bàn uống nước, phía đối diện là bố mẹ và cậu bạn thân.
Cô Đào nhìn Dung không mấy thiện cảm, cũng chưa vội mở lời hỏi con trai. Khi đó Phong lên tiếng xua tan bầu không khí im lặng:
– Thằng Quỷ, hôm qua tao tưởng mày về nhà nghỉ ngơi rồi chứ? Thế trốn đi đâu cả đêm giờ mới mò về. Mày có biết cô chú lo cho mày đến thế nào không?
Quý ậm ừ, nét mặt buồn thiu. Hai vợ chồng cô Đào nhìn nhau vẻ lo lắng, dự cảm Quý đã làm chuyện gì đó với Dung vượt qua sự cho phép của bản thân ngày một lớn trong tâm trí.
Mãi một lúc sau, Quý nhìn thẳng vào bố mẹ, nói với họ:
– Bố, mẹ, chúng con..chúng con…con xin lỗi.
Vậy là điều cô Đào sợ nhất đã xảy ra. Giờ đây tim cô chết lặng khi nghe con trai thừa nhận chuyện qua đêm với Dung, một đứa con gái có tiếng hue hỏng trong làng.
Chú Nhân nắm chặt tay vợ mình, nhìn cô khẽ gật đầu.
– Quý, con nói con và cô ấy đã..hai đứa đã..vượt qua giới hạn trai gái?
Quý gật đầu:
– Vâng thưa bố. Đêm qua con say quá, khi Phong đi khỏi thì con được ai đó dìu đi. Bởi vì quá say nên con cũng không biết đêm qua đã xảy ra chuyện gì với Dung. Tới sáng con mới phát hiện ra người nằm bên cạnh mình là..là..Dung.
Cô Đào ngả người vào bờ vai của chồng mình, rưng rưng nước mắt vì một phút lỗi lầm của con trai và cô biết một đứa con gái như Dung sẽ không bao giờ để tuột mất cơ hội hiếm có này. Thế nhưng trong tình cảnh này cô không thể xúi con trai phũ bỏ trách nhiệm.
Chú Nhân nói:
– Hôm nay chúng ta nói chuyện đến đây đã, đợi hai đứa bình tâm lại chúng ta nói chuyện này sau. Cháu đi cả đêm chắc mẹ cháu cũng đang lo lắng ở nhà, tạm thời về nhà nghỉ ngơi trước đi cháu.
Dung mỉm cười, đứng dậy gật đầu chào xong thì bước ra khỏi nhà Quý với bộ mặt kênh kiệu đắc ý. Khi đi ngang qua chỗ cửa hàng phân bón, cô ta khựng lại trong giây lát, rồi hất nhẹ mái tóc ra đằng sau,” hừ” tiếng xong bước đi tiếp.
—-
Trông mãi mới thấy con gái về, thím Mười vội kéo tay Dung vào buồng, vặn hỏi:
– Nói mau, cả đêm qua mày ngủ cả đâu hử con?
Thuỳ Dung hất cánh tay mẹ mình ra, đứng dậy mở tủ lấy quần áo tính thay nhưng lại bị thím Mười ghì chặt xuống ghế. Thím nhìn con gái, nghiêm sắc mặt hỏi:
– Trả lời tao đi chứ?
Thuỳ Dung lần nữa gạt tay mẹ ra khỏi người mình, nhún vai, nói tỉnh bơ:
– Con ngủ bên nhà cái Xoan. Mẹ không tin cứ việc sang đó hỏi nó.
Nói dứt câu Dung đứng dậy, lấy bộ đồ ngoảnh sang nói với mẹ.
– Mẹ chuẩn bị của hồi môn cho con gái mẹ đi là vừa.
– Mày nói gì đấy con? Mày quen ai? Quen ai hử?
Dung cười:
– Thì con ai vào đây nữa.
Thím Mười đôi mắt sáng bừng mở to tròn, ngờ ngợ hỏi:
– Thằng Quý hử? Có thật là thằng Quý không?
Dung bĩu môi, giọng chắc nịch:
– Chỉ có anh ấy mới đủ bản lĩnh cưới con gái mẹ thôi.
Nghe xong thím Mười cười thật tươi, mừng cho con gái mình thành công tán Quý và hơn cả mừng cho nó gả được vào nhà giàu. Danh tiếng hiền lành tốt bụng của bố mẹ Quý cả làng này có ai mà không biết. Dung mà về đó làm dâu thì khác gì chuột sa chĩnh gạo.
Cuộc nói chuyện của hai mẹ con vô tình đã để chú Công nghe thấy. Chú ta nghĩ thầm trong đầu:” Để tôi điều tra ra cô có dính líu đến cái chế/t của vợ con tôi, thì lúc ấy đừng trách thằng này tàn á.c.” Chú Công bỏ đi trước khi thím Mười vén rèm cửa đi ra khỏi phòng.
Sau chuyện ăn nằm với Dung, Quý vẫn quyết định ra Hà Nội lo công việc, mọi chuyện đã cũng rồi nên anh buông xuôi, phó mặc cuộc đời mình cho ông trời quyết định. Bởi anh nghĩ, số phận đã an bài thì mình muốn tránh cũng tránh cũng không được.
—-
Cuối tuần, Tường Vân sang nhà bà đồng lúc gần 12h trưa theo giờ bà ấy đã hẹn trước đó. Đáng nhẽ Vân muốn sang nhờ bà đồng gọi vong chú lên từ mấy ngày trước, nhưng do bà đồng bận đi cúng ở xa nên đành rời lịch hẹn đến hôm nay.
Bà đồng bảo Tường Vân ngồi xuống manh chiếu trải sẵn giữa điện thờ thánh Mẫu, thắp nhang khấn vái xong bắt đầu lên đồng.
Hôm nay bà đồng không ăn mặc rêm rúa hay quần áo sặc sỡ như trong các buổi múa hầu đồng diễn ra ở lễ hội lớn vào các dịp đặc biệt. Chỉ đơn giản quần áo chỉnh tề tươm tất. Cơ thể bà đồng lắc lư, miệng lầm rầm niệm chú song mãi vẫn không thấy vong chú Mười lên. Một lúc sau bà đồng mở mắt ra, nhìn Tường bảo:
– Thánh Mẫu nói vong chú ấy không có ở đây. Trước khi đi cháu đã thắp hương xin phép tổ tiên hay chưa?
Tường Vân vẫn nhớ lời bà đồng dặn, trước khi đi gọi vong người nhà lên hỏi chuyện thì phải thắp hương xin phép các cụ trước xong mới đi.
Tường Vân gật đầu:
– Cháu có thắp hương thưa bà.
– Vậy lạ nhỉ? Sao tôi không thấy chú ấy đến.
Bà đồng đã thử rất nhiều lần nhưng không tài nào trông thấy vong chú Mười. Khi đó Tường Vân nhắc lại về giấc mơ.
– Có khi nào chú cháu không về được một phần liên quan đến giấc mơ không bà?
Bà đồng chau mày, ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
– Vậy chỉ có một khả năng mà thôi?
– Nó là gì thưa bà?
– Mộ phần của chú ấy đã bị người ta dở trò.
– Ý bà là…?
– Đúng vậy, ta nghi mộ chú ấy đã bị ai đó thư ếm.
Để chứng minh lời mình có đúng sự thật hay không, Tường Vân và bà đồng dẫn nhau ra thăm mộ chú Mười. Vừa đặt chân đến nơi, nhang chưa kịp cắm lên mộ, chỉ cần nhìn vào thôi bà đồng đã đoán ra ngay mộ bị người ta dở trò. Bà đồng bảo với Tường Vân.
– Cháu đi xung quanh mộ kiểm tra xem, trên mộ có bị đóng cọc hay có điểm gì bất thưởng hay không?
Tường Vân” Dạ” tiếng, dò dẫm kiểm tra theo lời bà đồng. Bỗng, tay cô khựng lại ở chỗ mô đất dùng để cắm hương, ánh mắt bừng lên nhìn bà đồng:
– Cháu thấy rồi bà ơi.
Bà đồng nhanh chân chạy sang xem, quả nhiên thấy đầu chiếc cọc tre nhô lên hẳn 2cm. Bà đồng ậm ừ:
– Đúng nó rồi, không biết ai hận chú ấy đến nỗi phải dùng cọc tre đóng vào ngực người nằm dưới mộ này cơ chứ.
– Nhưng sao họ không đóng sâu xuống, để hở lên thế này có khi nào chúng ta đang nghĩ quá xa.
Bà đồng lắc đầu:
– Cọc tre còn phết sơn đỏ như máu chó mực thế này thì ắt hẳn là người đóng cọc cố ý hành hạ người dưới mộ, trấn hồn không muốn để người đó quay về báo mộng cho người nhà. Còn vì sao mà nó lỗi hẳn lên khỏi bề mặt, thì tôi nghĩ do trải qua nhiều năm tháng mưa gió, mộ thị chặt xuống, đất cát sói đi nên mới bị nhô ra đó.
– Chuyện này…chuyện này…tại sao..?
Tường Vân oà khóc quỳ xuống ôm mộ chú mình, ký ức ngày chú Mười mất lại ùa về trong tâm trí cô. Bà đồng vỗ vai, nói an ủi:
– Bình tĩnh, bình tĩnh nào. Cũng có thể mấy gã chủ ghi đề đóng cọc xuống để đám nghiện đề đóm không ra mộ người mới mất xin số được. Nhưng cho dù ai đóng đi chăng nữa thì cứ nhổ cái cọc này lên, đem thả nó trôi sông, người nằm dưới mộ sẽ không còn bị hành hạ nữa.
Nghe thấy vậy Tường Vân liền lau vội nước mắt, hì hục mãi cuối cùng mới rút được chiếc cọc tre lên. Để chắc chắn mộ không còn cọc bị sót lại, trước khi cúng bái vong linh chú Mười và ra về, Tường Vân đã kiểm tra lại một lượt rất kỹ.
—-
Vài ngày sau, người ta phát hiện ra xá.c thằng Tùng nằm chế.t cứng đơ trên giường. Tư thế nằm chế.t vô cùng độc lạ. Phần đầu của hắn luồn dưới gầm giường, chân vắt lên thành, cơ thể giãn ra dẻo nghẹo như dây lạt. Toàn thân không có vết thương chỉ có mỗi khuôn mặt bị bầm tím. Người ta nghi do khi chế.t phần đầu của nạn nhân bị dốc xuống, máu huyết trong người đổ dồn về nên mới có hiện tượng ngưng tụ máu ở mặt. Gia đình nó từ chối để công an họ khám nghiệm tử thi, nên đám tang của nó được diễn ra ngay sau đó.
Buổi chiều, hai gã bạn thân của Nghĩa đang ngồi uống rượu trong quán thì thấy Tường Vân đạp xe đi ngang qua. Một trong hai gã hất hàm về phía Tường Vân, nói với người còn lại:
– Đại ca có bảo khi nào ra tay không?
– Tao cũng chưa biết.
– Gần cả tuần rồi kể từ ngày thằng Nghĩa đi buôn mà bên phía đại ca chưa có động tĩnh gì? Nếu nó quay về thì kế hoạch khó mà thành công.
Gã gật gù, đưa chén rượu lên miệng tu ực cái, toan nói gì đó nhưng bị tiếng điện thoại ngăn cản.
– Mày lặng im đi, để tao nghe điện thoại. Vừa nhắc tào tháo thì tào tháo gọi đến. Linh phết đấy chứ.