Cứ tưởng Quân Tam chỉ bị đau ốm bình thường, nào ngờ ông thầy lang tới bắt bệnh lại phán cậu ấy chẳng bệnh gì. Thế nhưng cậu ấy luôn rơi vào cơn mê sảng, trán vã mồ hôi hột, chân tay khi nào cũng lạnh ngắt.
Cả nhà ông Hoành lo lắng khôn xiết khi thấy ông thầy lanh tới bắt bệnh vội lắc đầu.
– Tôi nghĩ cậu ấy không phải bị bệnh, mà do cơ thể cậu ấy đã nhiễm tà khí chăng? Tôi có một người bạn thân chuyên gỡ vong giải bùa cho người khác, hay tôi giới thiệu người bạn tới đây xem thử.
Bà Nhã thì không tin, cả Quân Ninh cũng vậy. Ban ngày ban mặt ma với mồ ở đâu ra vì họ cho rằng ma chỉ xuất hiện vào ban đêm, ban ngày mà ám cái nỗi gì.
Họ đuổi ông thầy lang về, cho rằng ông là thứ lang băm chỉ muốn hù doạ người khác cấu kết với bạn nhằm moi tiền của người bệnh. Ông thầy lang thu gom đồ nghề, đeo tay nải lên vai, trước khi đi có kê toa thuốc cho Quân Tam và dặn:
– Tôi gắn bó với nhà ông chủ cũng phải đến gần 10 năm, bản thân tôi là người thế nào không phải ông bà chủ đây không biết. Nay mọi người không tin lời tôi nói cũng đành chịu. Tôi xin phép ra về. Thuốc này sắc lên, ba bát nước lấy 1 đem cho cậu ấy uống ngày 2 lần.
Dặn dò xong ông thầy ra về, không ngoái đầu nhìn lại thêm lần nào nữa.
Nhung nối tiếp mấy ngày sau tình trạng bệnh của Quân Tam không có gì khởi sắc, thuốc thang không chịu uống, hễ ai vào phòng lại khơi khơi đuổi ra, suốt ngày sống khép mình và nằm lì trên giường, dường như cậu rất sợ ánh sáng. Cả gian buồng trở nên u tối tĩnh mịch. Có lần thằng Thuận được sai bưng thuốc vào thì bị Quân Tam tung cước đá cho nó ngã dấm dúi.
Bất lực ông Hoành phải cho người đi dán thông báo tìm thầy tới chữa bệnh cho con trai. Từ hôm ra thông báo có rất nhiều thầy lang với thầy cúng chẳng ai hẹn ai cứ thế thi nhau kéo tới. Ông Hoành cho người vào trói con trai lại để các thầy vào xem.
Với biểu hiện bất thường của Quân Tam, các thầy thuốc, thầy cúng đều ngờ là có ma quỷ, nhưng không biết làm thế nào, bởi Quân Tam một mực không chịu hợp tác.
Đến ngày thứ bảy kể từ khi cậu đổ bệnh, đến lúc này nhìn thân hình cậu gầy trơ xương, hai hốc mắt trũng sâu, lòng tử trắng giãn ra, đôi môi bạc phếch, nhìn cậu tựa như sắp cạn hơi thở thì bất ngờ một ông lão khăn cũ giày rách , ăn mặc lôi thôi nhếch nhác đến gõ cổng.
– Nghe nói nhà gia chủ đang có người trở bệnh nặng. Hãy cho tôi vào bắt mạch xem thử.
Những thầy lang, thầy bói, thầy cúng đã có mặt ở đó từ sớm đều đổ dồn ánh mắt xem thường nhìn ông lão, cho rằng ông chỉ là một kẻ hành khất mà thôi, có tài cán gì so với danh tiếng lừng danh của họ.
Nhưng chỉ cần một câu nói của ông lão đã khiến họ phải thay đổi sắc mặt và thái độ đối với ông.
– Các ông đều là những kẻ học chưa thông đạo hạnh, bắt bệnh chưa nhớ hết tên hết thì chỉ khiến bệnh tình của người ta trở nên nặng hơn mà thôi.
Các ông ấy nhìn nhau, rồi lại nhìn ông lão, một người bước ra điềm tĩnh hỏi:
– Vậy mời ngài vào bắt bệnh thử, nếu ngài chữa được cho cậu ấy tôi đây xin dập đầu vái lạy, bái thầy làm sư phụ.
Ông lão xua xua tay, tỏ vẻ không hứng thú:
– Không, xưa giờ đối với tôi việc nhận đồ đệ không khó, nhưng để tìm được người có duyên với mình mới khó. Nếu hôm nay tôi chữa khỏi bệnh cho cậu ấy thì mấy người nên về nhà học hành lại cho tới nơi tới chốn.
Nghe khẩu khí của ông lão ông Hoành và vợ lại nuôi hy vọng vào tài năng của người thầy mới đến. Tốn kém tí cũng chẳng sao, miễn là con trai mình khỏi bệnh.
– Mình à, sao tôi thấy ông lão đó cứ kỳ lạ làm sao ấy, liệu rằng có chữa khỏi bệnh cho con trai mình không?
Ông Hoành thở dài:
– Còn nước còn tát, có bệnh thì vái tứ phương. Người thầy cúng bạn thân của ông thầy hay lui tới nhà mình thăm bệnh đã bị bà đuổi đi không cho vào, lần này mình đừng nhúng tay vào nữa, cứ để mọi chuyện tôi lo.
– Nhưng mà…
Bà ấy nói chưa hết câu đã bị ông Hoành gạt phắt lời đi:
– Thôiiiiiii, bà làm ơn đứng sang một bên giùm tôi. Đúng là đàn bà, toàn lo bò trắng răng.
Ông lão bước vào, thoạt nhìn Quân Tam một ánh nhìn thôi đã đoán ra ngay được cơn nguồn gây bệnh. Quân Tam thấy ông lão ngày một tiến sát đến chỗ mình thì cơ thể lập tức co rúm. Cậu ngồi dậy, lết mông lùi lại tới sát mép tường thì dừng, ngồi trong tư thế co đầu gối, gằm mặt nhìn xuống, chốc chốc lại len lén nhìn trộm ông lão.
– Đưa tay ra đây cho tôi.
Lời nói của ông lão tựa như mệnh lệnh, khiến Quân Tam răm rắp nghe theo. Toán ông thầy lang, thầy thuốc đứng bu kín đứng xem ngoài cửa, người nào người nấy nhìn chăm chăm vào trong không rời mắt. Họ ngạc nhiên khi thấy thái độ thay đổi đột ngột của Quân Tam, bởi mới khi nãy cậu vẫn không đồng ý cho ai bắt bệnh.
Ông lão xem xong, gật gù nói:
– Không hề gì, chỉ có lục phủ ngũ tạng không điều hoà, sinh ra mê hoặc nóng nảy. Trần bì phụ tử, đem sắc lên uống.
Phương thuốc quá đỗi đơn giản khiến mấy ông thầy ngoài kia vẫn ngờ vực về kinh nghiệm thăm khám của ông lão.
Ngay sau đó, ông Hoành bèn sai gia nhân đem thuốc đi sắc, đợi thuốc bưng lên quạt cho thuốc bớt nóng rồi đưa tới trước mặt ông lão và hỏi:
– Cứ đưa cả bát cho con trai tôi uống chỉ sợ nó lại quăng bát thuốc đi, lúc ấy lại công cốc đó thầy à.
Ông lão mỉm cười:
– Vậy thì đổi cách khác. Đem cho tôi 1 cái chai rỗng đến đây.
Một lúc sau người gia nhân mang chai đến, ông lão liền đổ bát nước thuốc vào trong. Đưa nó cho Quân Tam rồi bảo:
– Uống đi, mau ngoan ngoãn uống đi.
Quân Tam răm rắp nghe theo, sau khi uống hết chai nước thuốc thì nôn ra một bãi bọt dãi rồi thiếp đi.
Ông sai người đỡ Quân Tam nằm xuống, sau đó đứng dậy nhìn vào khuôn mặt xanh xao của Quân Tam mà rằng
– Tôi nhận thấy trong người cậu ấy có tà yêu, khi nãy phải nói dối về tình trạng của cậu ấy cho mọi người nghe, làm vậy cậu ấy mới ngoan ngoãn chịu uống thuốc. Còn muốn xua đuổi trục vong thì phải tìm cặn kẽ nguồn cơn.
Ai nghe xong cũng kính phục.
Ông lão đi ra cửa, chỉ tay ra ngoài chỗ cái giếng rồi nói tiếp:
– Mau cho người xuống dưới đó vớt xương cốt nên, đem đi thiêu, sau đó tán nhuyễn xương cốt thành than đem rồi mang ra sông rải tro xuống nước.
Sau đó họ làm theo y chang lời ông lão dặn, xuống giếng ngụp lặn vớt xương lên. Đến cuối cùng là đem đi đốt, tán nhuyễn rải tro xuống dòng sông lạnh lẽo.
Tối đó, cơm nước xong xuôi, ông lão biết ngày mai mình phải đi xa và không có ngày quay lại bèn gọi ông Hoành đến và bảo:
– Mảnh đất này nhà ông nhiều yêu ma quỷ quái, do năm xưa họ bị chế.t oan nên những oan hồn đó vẫn ôm khư khư mối hận không chịu buông bỏ chấp niệm. Về lâu dài oán khí thù hận trong họ quá cao nên biến thành yêu ma quỷ quái, tác oai tác quái trong nhà.
Ông Hoành và vợ hai người nhìn nhau:
– Vậy thầy xem có cách nào giải trừ được yêu khí không?
Ông lão lắc đầu:
– Tôi không tiện xen vào, bởi như thế càng khiến họ nổi giận. Việc tôi bảo cho người bốc xương cốt lên đã là quá sức của tôi.
Tiện gặp được thầy giỏi, ông Hoàng cất lời:
– Thú thực với thầy, dòng họ nhà tôi bị rơi vào cảnh trùng tang, hễ những ai là nam nhân trong dòng họ đều không sống nổi quá 35 tuổi.
Ông lão nghe xong thở dài:
– Cả dòng họ làm điều ác để đời con cháu gánh nghiệp còng lưng. Muốn hoá giải được mọi chuyện không phải do tôi, mà do người khác.
Ông Hoành ngạc nhiên hỏi lại:
– Thầy có thể nói rõ hơn được không?
Ông thầy trả lời:
– Tôi cũng không rõ, nhưng trong quẻ bói của tôi tiên đoán rằng người thay đổi đại hạn lần này cho gia đình ông chính là một cô gái. Đứa con được cô ấy sinh ra chính là chìa khoá để hoá giải mọi nguồn cơn.
Hai người mải nói chuyện mà không hề hay biết rằng có kẻ đang đứng nghe lỏm ngoài cửa sổ. Người đó nghe xong, nghĩ thầm trong bụng:” Chỉ cần đứa con gái nào mang thai con cháu nhà họ Ngô, ta nguyện bóp chế.t nó từ trong trứng.” Người đó nở nụ cười chế giễu rồi xoay người âm thầm rời đi.
– Mảnh đất này xưa kia má.u nhuốm đỏ, vẫn là không nên ở thì hơn.
– Tôi nghe lời khuyên này không phải lần đầu, song mảnh đất này quả thực là niềm ao ước của bao nhiêu kẻ có tiền trong tay.
– Tôi biết chứ, nhưng khuyên ông chủ đây vậy thôi. Còn nghe hay không thì tùy.
Thấy trời cũng không còn sớm, ngày mai còn phải lên đường sớm. Ông lão bèn đứng dậy cáo lui xin về phòng nghỉ ngơi. Lúc đi ngang qua khu vườn hoa rực hương thơm ngát thì bất ngờ ông lão bèn khựng chân.
Một người con gái chừng mười tám đôi mươi đang đưa tay nâng niu những đoá ra, trông cô nương đó thật ngây thơ trong sáng.
Ông nhìn vào vị cô nương mà phán rằng:” Chỉ thương hồng nhan nhưng bạc phận.” Rồi ông đi tiếp, miệng vẫn lầm bầm không ngớt:” Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Gieo nhân nào thì gặt hái quả đó. Nghiệp họ gây ra quá lớn khiến liên luỵ đến cả con cháu mai sau mà thôi.”
Thật đáng tiếc, đáng tiếc!