Trùng Tang Nhà Phú Thương

Chương 27: Ả danh kỳ



Hôm sau, lấy lý do chào mừng đón hai cô con dâu mới về nhà, lão Hoành bèn thuê cả đoàn hát về nhà biểu diễn 3 ngày 3 đêm.

Bà Nhã thừa biết ý định của chồng nhưng không vội vạch trần âm mưu. Bà ngoắc thị Cải lại và hỏi:

– Mọi chuyện sắp xếp xong cả rồi chứ?
Thị Cải gật đầu:
– Bẩm bà chủ, kế hoạch tôi đã sắp xếp xong. Đợi bọn họ tới chúng ta chỉ việc hành động.
Bà Nhã cười khẩy, ánh mắt nhìn xa xăm rít lên.
– Chỉ cần ông ấy vẫn làm đúng lời hứa thì ta sẽ chừa lại cho ả ti tiện ấy một mạng.
Thị Cải hùa theo:
– Bà chủ làm vậy là quá nhân từ với ả tiểu tam đó rồi ấy chứ.
Bà Nhã hừ tiếng:
– Trái tim người đàn ông nếu đã không còn đặt ở chỗ mình nữa, thì cho dù giữ được người đó bên cạnh, đó cũng chỉ cái cơ thể không hồn.

Thị Cải trùng lại suy nghĩ, bà ta đồng cảm với phu nhân bởi bà ấy cũng là phụ nữ. Để phu nhân được vui, thị Cải nói lảng sang chuyện khác.

– Bà chủ, có lẽ đã đến lúc để tiểu thư Quế Yên lộ diện được rồi. Tôi đảm bảo tất cả mọi người sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên trước màn lột xác ngay khi tiểu thư xuất hiện.

Bà Nhã ậm ừ, một lát sau nói:

– Bà nói cũng đúng đó thị Cải. Tuy số mệnh của con bé được ông thầy kia tiên đoán rằng sẽ là người nối gót trong nghiệp trùng tang, nhưng chẳng phải đã hoá giải rồi sao, cũng đã qua đám giỗ 100 ngày của Quân Hào mà con sẽ may mắn vẫn bình an vô sự.

Đó cũng là một trong hai lý do mà vợ chồng bà ấy không để cho cô con gái út tên Quế Yên xuất hiện trong những ngày diễn ra tang lễ của con trai cả, hay vào dịp đám giỗ và cả ngày cưới của hai con người trai hôm qua, Quế Yên chỉ được phép ở trong phòng, có người cơm bưng nước rót hầu tận miệng. Không có chuyện gì gấp thì không cần ra ngoài.

Ngoài lý do đó ra, còn một lý do khác khiến ông bà không cho con gái xuất hiện đó chính là sợ con bé tự ti về bản thân mình. Nhưng bây giờ thì khác, con gái út của họ đã hoàn toàn lột xác ra khỏi vẻ bên ngoài đen đủi trước kia, tất cả đều nhờ vào công lao của thị Cải.

Bà Nhã lẩm nhẩm trong miệng:

– Phải rồi, đã đến lúc, đến lúc không cần cấm vận con bé nữa rồi.

Ngày đó, để cắt trùng tang, ông thầy đã cắt nguyên một nắm tóc của Quế Yên cũng chính là cô con gái út của ông bà, sau đó kết tóc vào đầu hình nhân vải, tô son, điểm phấn, viết họ tên cô trước ngực con hình nhân, tiếp theo đặt hình nhân vào một chiếc tiểu, cuối cùng là thả nó xuống huyệt giả nằm ngay bên cạnh mộ người chú họ.

Vốn dĩ huyệt giả được đặt nằm bên cạnh mộ của chú ấy là bởi trong đám tang người chú họ, Quế Yên vì quá tiếc thương ông chú họ luôn thương yêu mình như con ruột đã trốn cha mẹ tới viếng đám tang, không may lại tới trùng giờ khâm liệm, nước mắt cô đã vô tình rơi xuống mặt ông ấy.

Đó là điều cấm kỵ khi nhà có tang sự. Sau chuyện đó thì cô bị cha mẹ cấm tiệt, bởi họ lo cho con gái và lời tiên đoán kia sẽ linh ứng lên người cô.

Nghĩ tới đây bà thôi không muốn nghĩ tới đau đầu đó nữa.Bà ngả lưng ra sau thành chiếc ghế đẩu, tranh thủ thư giãn một chút để lòng vơi bớt đi nỗi buồn.
——
Nhài bưng nước ấm vào phòng cho Miên Lam, vừa đặt chậu nước xuống nó vội hỏi:

– Mợ chủ, em nghe nói tối nay có đoàn hát tới nhà biểu diễn, mợ có ra ngoài xem không? Em cũng nghe gia nhân trong nhà kháo nhau rằng, ông bà chủ mời đoàn hát đến là để chào mừng hai người con dâu mới gả qua.

Miên Lam nằm sấp trên giường, nở nụ cười gượng trả lời rằng:

– Nếu thực sự họ đối xử với chúng ta tốt như vẻ bề ngoài vốn có, thì chị đã không phải hứng chịu trận đòn roi thừa sống thiếu chế/t này rồi.

Nhài lại nghĩ đến cái đêm hai người bị đánh thuốc mê ở nhà họ Thái, sau đó bị nhốt cả đêm trong nhà kho chứa củi, trước khi bị đánh thuốc mê hai người cũng được đối đãi rất tử tế bằng một bữa ăn thịnh soạn. Giờ Nhài ngẫm lại, đúng là chẳng có bữa ăn nào miễn phí, miễn phí có lẽ chỉ có nước mưa và cứ.t chim từ trên trời rơi xuống.

Nhài thở dài. Nhúng chiếc khăn vào chậu nước ấm rồi vắt kiệt, sau đó đi đến bên cạnh giường ngồi xuống, lau vết thương cho mợ chủ.

– Mợ chủ, chắc mợ đau lắm!
Miên Lam mỉm cười:
– Ừ! Chị đau lắm, nhưng có Nhài ở bên cạnh chị bớt đau rồi.
Nhài rơm rớm nước mắt, than trách:
– Tại sao cùng là con người với nhau mà ông bà chủ nỡ đối xử với cô chủ như vậy chứ. Cậu cả đã không còn, đáng nhẽ họ phải thương yêu cô chủ nhiều hơn khi cô đồng ý gả cho người con trai quá cố của họ.

Miên Lam khựng lại nụ cười, sắc mặt buồn rười rượi hiện rõ trên gương mặt. Bỗng lúc ấy có tiếng gõ cửa bên ngoài, hai lập tức ngoái nhìn ra.

“ Cộc..cộc..cộc…”

Miên Lam nói với Nhài:

– Em ra ngoài xem ai tới.

Nhài” Dạ “ tiếng rồi vụt dậy chạy ra mở cửa.

Người vừa tới chính là Quân Ninh. Trên tay cậu cầm một lọ thuốc màu trắng, cậu ghé mắt nhìn vào song đã bị cơ thể Nhài che khuất tầm nhìn.

– Cậu hai, cậu sang thăm mợ chủ hả cậu? Nhưng mợ chủ em đang không tiện gặp ai.

Quân Ninh đoán trước được câu trả lời. Cậu bèn đưa lọ thuốc trên tay cho Nhài rồi dặn:

– Ta được người quen tặng cho lọ thuốc này trị vết thương nhanh khỏi lắm, cô cầm vào thoa lên vết thương cho mợ chủ.

Miên Lam nằm trong phòng nói vọng ra:

– Nhài, em tiễn cậu chủ về thay chị. Miên Lam tôi xin cảm ơn ý tốt của cậu hai, nhưng tôi không muốn phải mang ơn ai cả, mong cậu hiểu cho và không làm khó.

Vài lần bị Miên Lam thẳng thừng từ chối, trái tim Quân Ninh như bị xát muối. Cậu buồn bã quay lưng rời đi, khi nghe thấy tiếng đóng cửa càng làm con cậu vụn vỡ.

Cảnh vừa rồi đã vô tình lọt vào tầm nhìn của Vân Xuyên. Cô ta đứng khuất sau một góc tường, len lén nhìn qua quan sát mọi hành động của chồng mình. Tay cô ta siết chặt, hàm răng bặm bờ môi đến đỏ ửng, thầm nghĩ trong đầu.

“ Lại là chị ta, chưa gì chị ta đã quyến rũ chồng mình. Nếu vậy thì chị đừng trách tôi tàn ác. Hừ!”

Nghĩ đến đây cô ta hậm hực quay người bỏ đi. Mang theo một mối hiềm khích ngày càng lớn với Miên Lam.
—-
Tối đến, màn đêm đã buông. Không gian u tối được xua tan bằng những ánh đèn được thắp sáng. Khung cảnh cũng vì thế mà trở nên thơ mộng hơn, mất đi vẻ ảm đạm vốn có thường ngày.

Sân khấu được dựng tạm bợ, song cũng không kém phần sôi nổi. Ngoài quan khách là bạn bè thân thích được mới đến thì tất cả những gia nhân trong nhà đều có thể đến nghe hát.

Ngay khi ả danh kỹ vừa bước lên sân khấu đã thu hút rất mọi ánh nhìn, trong số đó có cả đôi mắt si tình của lão Hoành.

Có thể nói đêm nay ả là tâm điểm của sự chú ý.

Lão Hoành nhìn chăm chăm vào thân hình lả lơi của ả danh kỹ không hề chớp mắt, chốc chốc trong lòng lão lại cảm thấy rạo rực, lão như đang hồi xuân trở về thủa trai trẻ mười tám đôi mươi.

Giọng hát trong veo cao vút vang lên, lập tức tiếng vỗ tay reo hò phía dưới cũng vang lên, càng tiếp thêm động lực cho ả danh kỹ biểu diễn hết mình. Lâu lâu, ả lại hướng đôi mắt gợi tình nhìn lão Hoành một cách âu yếm, mà không hề hay biết luôn có đôi mắt khác đang dõi theo quan sát mình.

Bài hát của ả danh kỹ vừa kết thúc, bà Nhã biết thời cơ đã đến liền nháy mắt ra hiệu cho thị Cải đứng dậy đi làm việc.

Thị Cải ngầm hiểu ý, cúi đầu nhẹ cái chào bà chủ rồi bước thụt lùi lách ra khỏi đám đông, rồi mới quay người rời đi.

Thị Cải bưng khay nước vào phòng trang điểm ngay khi ả danh kỹ ngồi vào chiếc bàn trang điểm, lúc này bên cạnh ả còn có thêm hai, ba người khác ngồi cùng.

Thị Cải đặt khay trà xuống, rót ba bốn chén trà bưng nó đặt xuống lần lượt trước mặt từng người, đon đả mời khách:

– Cô nương ca hay quá, ngưỡng mộ giọng hát của cô nương đã lâu hôm nay mới được thưởng thức, quả thực cô nương ca rất hay. Lần này ông bà chủ đặc biệt căn dặn chúng tôi phải tiếp đãi người trong đoàn hát nhiệt tình chu đáo. Mời các cô nương uống trà và ăn chút điểm tâm tối.

Nói tới đây thị Cải xoay người nhấc thêm một chén trà nóng đi sang chỗ một danh kỹ khác. Nhân cơ hội đó ả danh kỹ tiện tay đánh tráo chén trà nóng mà thị Cải vừa đặt xuống trước mặt mình. Lúc ả đặt chén trà khác về chỗ cũ cũng là lúc thị Cải quay lại.

Ả danh kỹ không thèm nhìn thị Cải lấy một cái, cô ta vừa dặm thêm lớp phấn trắng đánh lên mặt, vừa vẽ mắt kẻ môi vừa nói bâng quơ tỏ rõ vẻ không hài lòng:

– Chắc bà không biết, trước khi lên sân khấu biểu diễn những danh ca như chúng tôi không nên ăn quá no. Thay vào đó một muỗng mật ong pha với nước chanh ấm sẽ ổn hơn đấy.

Thị Cải bị quê, nụ cười trên khoé môi dần trở nên gượng gạo, song để kế hoạch thành công thị Cải đã kiềm chế mọi cảm xúc.

Thị Cải cười xòa, nói với họ:

– y dà! Đúng là không phải dân trong nghề nên tôi không hề biết chuyện đó. Mật ong mùa này hiếm quá, trong nhà cũng không sẵn, vậy hay là các cô dùng tạm chén trà ấm này trước đã, khi biểu diễn xong tôi đính thân xuống bếp nấu mì tiếp đãi các cô.

Mấy người khác không mảy may nghi ngờ gì, nhưng ả danh kỹ kia lại có tầm nhìn khác cùng suy nghĩ sâu xa. Thấy mấy người cùng đoàn hát đều đã uống trà, ả danh kỹ vẫn không vội uống.

Bàn tay cô ta khựng lại, quay sang nhìn thị Cải nói:

– Nếu muốn tỏ rõ sự mến khách, vậy mời bà cùng uống với chúng tôi. Chúng tôi ngay từ khi sinh ra đã sống trong cuộc sống có hoàn cảnh cơ cực, thực sự không quen với cách sống có người khác phục vụ.

Thị Cải nghe thấy xuôi tai, để hòa đồng với mấy ả danh kỹ nên thị không nghi ngờ gì, quay lại bưng chén trà còn lại duy nhất trong khay đưa lên miệng, tu ực ực vài ba hớp, cạn sạch.

Thị Cải đặt chén trà xuống, nói:

– Vậy là được chứ gì. Tôi phục vụ các cô cũng là đang phục vụ chính bản thân mình. Chúng ta đã có thể ngang hàng mời nhau chén trà này chưa.

Biết thị Cải đã trúng bẫy, ả danh kỹ thôi không làm khó bà ta nữa. Ả lúc này mới chậm rãi bưng chén trà lên miệng nhấp từ từ từng hớp, không vội.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner