Trùng Tang Nhà Phú Thương

Chương 54



Bởi lẽ, người xưa cho rằng, nếu nước mắt rơi xuống, chạm vào thi thể người quá cố sẽ khiến họ lưu luyến người thân, gia đình, không thể siêu thoát. Nước mắt cũng tượng trưng cho sự níu kéo, không đành lòng của người còn sống. Rơi nước mắt là hành động cho thấy sự níu kéo, không nỡ để người đã khuất rời đi.

Miên Lam vừa lau mình mẩy cho Nhài, vừa nói:

“ Từ trước đến giờ, em luôn là người chăm sóc tận tình cho chị, từ giấc ngủ đến bữa ăn. Những lúc vui buồn, em thường ngồi chải tóc nhổ tóc sâu cho chị, chỉ tiếc chị vô tâm quá vẫn chưa một lần có cơ hội tắm gội cho em, đến khi có cơ hội thì chúng ta đã âm dương cách biệt, chị đã có cơ hội chải tóc, nhưng sao cơ thể em lạnh lẽo thế này Nhài ơi.”

Cô oà khóc, nước mắt cứ thế lăn dài trên khuôn mặt tràn đầy nỗi đau khổ và bất hạnh. Phấn cũng khóc theo, tay con bé run rẩy lau từng kẽ tay, rửa từng vết thương trên khắp cơ thể Nhài.

Miên Lam chọn cho Nhài chiếc áo đẹp nhất, mới nhất, bộ đồ này cô chưa từng mặc một lần vì cô tự tay may nó là để dành cho Nhài sau này đi lấy chồng.

“ Phấn, em qua bên kia lấy hộ chị hộp phấn.”

Phấn nghe theo, một lúc sau con bé quay lại với hộp phấn trên tay, chìa nó ra rồi bảo:

“ Mợ chủ, phấn của mợ đây.”

Miên Lam vừa tô son đánh phấn trang điểm cho Nhài, vừa tỉ tê tâm sự với cô ấy:

“ Trước kia em chưa một lần được trang điểm, hôm nay tự tay chị sẽ trang điểm cho em.”

Nhờ có phấn và son môi khuôn mặt Nhài trở nên đẹp đẽ hơn, song ẩn dưới lớp phấn trắng toát pha chút phấn hồng kia là những vết thương chằng chịt do mèo cào. Móng vuốt của nó cào ngang qua mắt, khiến con ngươi trong mắt Nhài bị vỡ. Phải tốn rất nhiều khăn thì Miên Lam mới cầm lại được chỗ dịch đó chảy ra. Trang điểm xong, Miên Lam nhìn Nhài khẽ mỉm cười, nhưng là nụ cười buồn đau chua xót:

“ Nhài à, hôm nay em xinh đẹp lắm. Em hãy an lòng yên nghỉ nơi chín suối, những kẻ đã dồn em đến tình cảnh ngày hôm nay, chị sẽ bắt từng người, từng người một trả giá.”

Mọi thứ xong xuôi, Nhài được đặt trên tấm chăn đỏ thắm. Miên Lam đưa tay đặt lên trán, nhìn con bé rồi nói:“ Em hãy yên nghỉ đi.” Bàn tay cô vuốt dọc xuống cằm, mãi chẳng thể nhấc tay ra khỏi. Nhìn con bé như đang nằm ngủ càng khiến trái tim cô đau quặn thắt.

Nhài chết không một chiếc áo quan, Miên Lam bất lực phải tự tay cuộn chiếc chăn vào kín người Nhài. Chăn vừa cuộn xong, dây thừng chưa kịp buộc, bà Nhã đã lồng lộn cho người đạp cửa xông vào. Nhìn mọi thứ chỉn chu đến mức trang nghiêm hơn hả đám ma của cậu con trai xấu số của bà, càng khiến bà ta nổi điên.

“ Người đâu, khiêng xác cái con chế/t dẫm kia vứt ra ngoài đường cho bà, nhà bà không chứa chấp nổi cái loại bẩn thỉu trong nhà.”

Miên Lam cười lạnh, nhìn bà ta lạnh lùng nói:

“ Không cần bà đuổi, tự tôi sẽ đưa em ấy đi.”

Chiếc xe cải tiến được chuẩn bị sẵn ngoài sân, Phấn và Miên Lam khệ nệ ôm xá.c Nhài khiêng đặt lên xe. Trong lúc Phấn định kéo xe đẩy xá.c Nhài ra ngoài cổng thì một lần nữa giọng bà Nhã lại vang lên:

“ Con Phấn mày dừng lại đó cho bà. Bà bỏ tiền ra mua mày về đây, cho mày cái ăn cái mặc, cho mày chỗ che mưa che nắng. Kiếp này mày sống làm người của bà, chết cũng là ma nhà bà. Nếu hôm nay mày bước chân ra khỏi cổng nửa bước, bà cho người chặt gãy chân mày.”

Phấn run rẩy hạ càng xe xuống, gỡ chiếc dây thừng ra khỏi vai, ánh mắt lem lép nhìn bà ta rồi lại nhìn Miên Lam, mếu máo nói:

“ Mợ chủ, có lẽ em không thể giúp mợ cùng đưa tiễn Nhài được nữa.”

Miên Lam ngẩng cao mặt, gật đầu nhưng không nhìn Phấn, cũng không nhìn một ai. Cô bước chân vào thế chỗ Phấn, khom người xuống, hai tay nắm chặt càng dùng hết sức nhấc xe lên.

Tiếng chiếc xe lăn bánh lọc cọc khiến bao cặp mắt vô cảm nhìn theo. Quân Ninh định chạy ra đẩy phụ song lại Vân xuyên ngăn cản:

“ Mình à, giờ mình ra giúp chị dâu e rằng sẽ chạm tới cơn thịnh nộ của mẹ. Thôi thì cứ để chị dâu thích làm gì thì làm, qua chuyện này chúng ta ghé sang phòng an ủi chị ấy một câu cũng được.”

Câu nói đó lại khiến Quân Ninh chùn bước. Cậu nhìn theo dáng đi xiêu vẹo nặng nhọc của Miên Lam trong lòng luôn cảm thấy khó chịu. Khi đó, một giọng nói thân quen văng vẳng bên tai cậu, cậu nghe rất rõ:

“ Chú đúng là kẻ nhu nhược, đã bị một con đàn bà khốn kiếp tiêu khiển. Vậy có xứng đáng mặt đàn ông không?”

Quân Ninh rùng mình một cái, cậu gọi tên” Anh cả” trong vô thức. Vân Xuyên đứng kế bên, trông thấy chồng ngẩn ngơ như kẻ mất hồn, cô ta đập cánh tay lên vai Quân Ninh, khiến cậu giật nảy mình:

“ Chàng vừa gọi tên ai thế?”

Quân Ninh lắc đầu, trả lời qua quýt cho xong chuyện:

“ À không có gì, ta thấy nhớ anh cả và thương chú Tứ mà thôi.”

Cậu xoay người bỏ đi, để mặc Vân Xuyên với bao thắc mắc đứng một mình ở đó. A Nhã vẫn chưa hài lòng với kết quả mình vừa thấy, bèn ra lệnh cho Mơ và thị Cải:

“ Hai người mau xuống dãy nhà cũ ngoài vườn, xem cô ta và con nhỏ đê tiện đó chứa những thứ gì bên trong thì đem đốt cả đi. Bà không muốn đồ đạc của chúng xuất hiện trong nhà bà nữa.”

Mơ hỏi:

“ Thế mợ cả có được quay lại đây không thưa bà.”

Bà Nhã thở dài:

“ Dĩ nhiên là có rồi. Nếu không cho cô ta quay về thì dân làng cười vào mặt nhà họ Ngô mất. Họ bảo ta đối xử không tốt với con dâu. Còn về cái chế/t của con tiện tì kia, ngày mai bà đem ít tiền lên biếu bọn chính quyền, nhắn họ mắt nhắm mắt mở bơ chuyện này đi.”

Thị Cải vâng vâng dạ dạ rồi nhanh chóng kéo con nhỏ Mơ đi xuống dãy nhà cũ càn quét tàn phá.

Lão quản gia cầm theo ít tiền trong tay chạy ra cổng đưa nó cho một người quen rồi nói nhỏ, nhờ người đó chạy đi mua chiếc quan tài khiêng đến chỗ bãi tha ma tặng cho Nhài. Ông đứng nhìn theo chiếc xe chở Nhài về nơi an nghỉ cuối cùng, lòng trào dâng nỗi thương cảm.

“ Mợ chủ, tôi chỉ có thể giúp được thôi, thân phận chúng tôi chỉ là kẻ tôi tớ trong nhà, không dám làm trái lời chủ dặn. Xin lỗi mợ và Nhài.”

Ông quay vào nhà, tâm trạng nặng trĩu. Mỗi khi tận mắt nhìn thấy có người nằm xuống thì ký ức đau thương ngày xưa trong ông bỗng ùa về. Ông không thể quên nó mặc dù rất muốn, có hằng đêm ông vẫn bắt gặp cơn ác mộng ấy và nhiều ngày sau nó luôn sống lại trong tâm trí ông. Đến khi tiếng bà chủ cất lên thì ông mới thoát ra khỏi mớ suy nghĩ đau buồn đó.

“ Đã tìm thấy ông chủ chưa?”
Lão quản gia đáp:
“ Thưa bà chủ tôi đã tìm thấy ông chủ rồi, chỉ là không mời được ông chủ về.”
Bà Nhã tức giận nói:
“ Vô dụng, dạo này ông làm việc thật vô dụng. Mỗi cái chuyện cỏn con đó làm cũng không xong.”
Lão quản gia nói tiếp lời:
“ Thưa bà, dạo này tính nết và thần sắc của ông chủ có phần lạ lắm. Nhìn ông chủ cứ đờ đẫn, đôi khi lại hay cáu gắt vô cớ. Tôi có nhắc đến chuyện không hay của cậu chủ nhưng xem ra ông ấy không hề bận tâm.”

Bà Nhã nghe xong muốn nổi điên, chỉ muốn đi tới đó dằn mặt ả danh kỹ kia cho hả dạ, nhưng bà ta cố kiềm chế cảm xúc vì xác con trai vẫn lạnh lẽo nằm đó. Song bà ta tự nhủ, lo xong hậu sự cho con sẽ tính đến chuyện diệt mối hậu hoạ, chính là ả danh kỹ kia.

Thị Cải nhìn Mơ, hai ánh mắt gian ác nhìn nhau, chẳng ai nói với ai một câu cứ thế cùng nhau lấy đà đạp cửa xông vào. Trong góc của gian nhà cũ kỹ có đặt mấy bao kén tằm vàng óng đã được phơi khô, ánh mắt họ dán chặt cả vào đó, thị Cải nói với Mơ:

“ Mày vác một bao, tao kéo một bao, đem ra ngoài đốt hết đi.”

Mơ cười khẩy, gật đầu:

“ Không chỉ có hai bao thôi đâu, mà có bao nhiêu cũng phải đốt hết hôm nay.”

Hai con người ác độc luân phiên nhau kéo những bao tải kén tằm chất đống rũ ra ngoài sân, lần lượt, lần lượt từng bao một, cho tới khi kéo hết sáu bao kén tằm ra khỏi gian nhà thì bọn họ mới dừng lại. Thị Cải móc hộp diêm cầm trên tay, mở nó ra quẹt một que diêm rồi ném xuống đống tơ tằm. Do là vật dễ cháy, lại gặp bà hoả nên chẳng mấy chốc số kén tằm mà Miên Lam dày công gom góp mua về đã hoá thành đống tro tàn bị gió cuốn bay tứ tung mịt trời.

Làm xong việc bà chủ giao, thị Cải đến gặp Vân Xuyên và nói:

“ Đợi công việc đám tang của cậu chủ xong xuôi, cô hãy dẫn tôi tới gặp người con gái kia đi.”

Vân Xuyên hơi chột dạ, bởi cô gái mà mình nhắc tới thực sự nó không tồn tại, nó chỉ là một nhân vật hư cấu do cô ta tạo nên nhằm trấn an tính nết và suy nghĩ của thị Cải. Đang không biết phải dùng cách gì để thị quên chuyện này đi, thì bỗng trong đầu cô ta nảy ra một kế sách, nhưng muốn kế sách này diễn ra suôn sẻ thì cần chút thời gian để sắp xếp. Nghĩ đến đây, Vân Xuyên mỉm cười hứa với thị Cải.

“ Được rồi, đợi đám tang của em chồng tôi kết thúc chúng sẽ tới gặp cô gái đó. Nhưng mà này, tại sao mà cứ nhất quyết phải gặp cô gái kia cho bằng được.”

Thị Cải không dám nói những nghi ngờ trong lòng mình cho Vân Xuyên nghe, vì thực ra bản thân thị của chưa dám chắc cô gái đó có phải cháu gái của mình không. Thị trả lời qua loa cho xong chuyện.

“ Vì cha mẹ cô gái ấy và tôi là chỗ quen biết từ ngày xưa. Lâu rồi tôi không gặp lại họ, chỉ muốn đến chào hỏi và trả ơn cưu mang mà thôi.”

Vân Xuyên nói:

“ Nhưng cô ấy được người thân trong họ hàng nhà tôi nhận nuôi, còn về gốc gác thực sự tôi cũng không rõ.”

Thị Cải nói:

“ Không cần, tôi chỉ muốn biết cô ấy có phải người tôi cần tìm không là được.”

Nói xong câu thì thị bỏ ra ngoài. Vân Xuyên bồn chồn lo lắng cứ đi tới đi lui trong phòng nghĩ cách, quên luôn cả việc cơ thể mình đang bị tổn thương. Bỗng, cô ta đã nghĩ ra cách mới sau khi thăm dò thái độ của thị Cải. Vân Xuyên lấy giấy bút ra viết một bức thư rồi gấp nó thật cẩn thận, đợi con nhỏ Mơ vừa bước vào thì lập tức lôi kéo nó mà rằng:

“ Mày đưa ngay bức thư này sang nhà gặp cha mẹ ta một chuyến. Bảo họ cứ làm theo lời ta dặn ở trong thư là được. Đừng hỏi gì cả, chuyện đang gấp, qua đó xong thì quay về đây luôn chớ để ai trong nhà nảy sinh nghi ngờ.”

Mơ làm bộ lo lắng, hỏi:

“ Mợ vẫn ổn chứ? Hay em qua đó nhắn ông bà chủ sang đây xin đón mợ về bên ấy nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài tháng.”

Vân Xuyên đã không cảm kích còn mắng té tát vào mặt nó:

“ Bộ mày điên hả Mơ. Đang trong lúc này mà mày xúi tao về bên ấy thì khác gì mày bảo tao hai tay dâng chồng cho chị ta. Không, tao không về, tao phải ở lại, ở lại để tận mắt chứng kiến chị ta đau khổ, như thế mới làm tao vui.”

Mơ khẽ nhếch mép khinh bỉ, nhưng nụ cười đểu đó không lọt vào tầm mắt của Vân Xuyên. Cô ta nghĩ thâm bây giờ chưa phải lúc để ngửa bài, đợi thời cơ chín mùi sẽ ngã ngũ với mợ chủ. Còn trước mắt cứ cắn răng chịu đựng trước đã.

Mơ nhanh chóng cầm lá thư ra khỏi nhà theo lệnh của Vân Xuyên, dĩ nhiên cô ta không biết chữ nên nội dung bên trong viết gì đó vẫn là một ẩn số.

Trời sáng hẳn, mặt trời đã lên cao đứng bóng. Chiếc xe cải tiến do Miên Lam kéo gần như đi xung quanh khắp mọi nẻo đường trong thôn mới ra tới bãi nghĩa địa. Người dân trong xóm thấy cô quá tội nghiệp, chẳng ai bảo ai, kẻ vác cuốc, người cầm xẻng, kéo nhau ra bãi nghĩa địa đào huyệt. Họ biết, những người nghèo khổ như mình cho dù bị bọn cường bá độc ác kia giế.t hại thì chúng cũng một tay che trời, bởi thủa ấy công lý luôn nghiêng về kẻ có tiền.

Nước mắt Miên Lam đã rơi cạn, đẩy Nhài ra tới nơi mà nước mắt không thể rơi một giọt. Dường như những giọt nước mắt ấy đã biến thành những giọt mồ hôi rơi xuống, chảy ướt đẫm chiếc áo cô mặc trên người.

Người thanh niên chậm rãi bước đến, nói với cô:

“ Xin cô bớt đau lòng, tôi cũng vừa hay nghe người dân kháo nhau rằng cô gặp chuyện. Bèn tức tốc ra đây, giúp được gì cứ để tôi giúp, vì nghĩa tử là nghĩa tận.”

Miên Lam ngước đôi mắt u buồn lên nhìn chàng thanh niên, bỗng hình ảnh người chồng quá cố của cô phảng phất hiện hữu trong mắt, cô mỉm cười, nụ cười mang theo nỗi buồn sâu thẳm, gượng chút sức giơ lên về phía chàng trai, lẩm bẩm nói trong miệng:

“ Chàng về thật rồi sao. Cuối cùng chàng cũng về bên em rồi.”

Hai mắt cô nhắm nghiền lại, cơ thể mềm mại ngã xuống ngất lịm đi. Mấy người dân có mặt ở đó lo lắng thốt lên:

“ Trời ơi, cô ấy ngất xỉu rồi, mau đưa cô ấy vào chỗ mát nghỉ ngơi đi.”


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner