Trùng Tang

C2: Thần Trùng



Chú ấy bảo phải tìm thầy về cắt giải Trùng, nếu không chị dâu tôi sẽ quay về bắt thêm người trong gia đình hoặc dòng họ đi theo. Cứ thế lời qua tiếng lại, bố mẹ tôi không tin vì cho rằng ông nội tôi tuy mất năm ngoái, nhưng vẫn chưa đến ngày giỗ của ông, thì làm sao đổ lỗi cho ông nội về bắt cháu dâu và chắt của mình đi theo.

Bố tôi xua xua tay, nói:” Vớ vẩn, bố tôi mất chưa tròn năm, từ đó đến nay cả nhà vẫn yên ổn. Cái Vân và cháu tôi ra đi đột ngột, là do tai nạn không mong muốn chứ không phải Trùng Tang gì hết.”

Nói xong, bố giơ tay hối thúc mọi người:” Đi thôiii..”

Ông chú họ im lặng không nói thêm gì, nhìn chiếc xe táng chở quan tài được mọi người đẩy đi xa chú ấy thở dài lắc đầu, quay về.

Đám tang kết thúc, mọi chuyện sau đó diễn ra suôn sẻ không gặp trở ngại gì. Quê tôi thuộc huyện miền núi, ngoài những ngọn núi trập trùng nhấp nhô uốn lượn bao quanh làng xóm, bên dưới còn có những ngọn đồi lưng chừng, thoai thoải dốc. Chị dâu được an táng trong bãi nghĩa địa của thôn, dưới chân ngọn đồi nằm ở phía cuối làng, cách nhà tôi không xa lắm. Nơi đó, nằm tách biệt hẳn với khu dân đông đúc trong làng, nằm riêng lẻ trên một ngọn đồi trọc. Ngày thường chẳng ai dám bén mảng đến đó, lâu lâu có một vài người lớn tuổi trong thôn dắt trâu, bò vào đó thả cho chúng gặm cỏ, họ là những người gan dạ, còn như tôi, thì tôi chịu.

Cảm giác ớn lạnh mỗi khi đi ngang qua đó, chứ chưa nói gì là vào. Sau đám tang chị Vân tôi và anh lại quay lại thành phố làm việc. Mọi chuyện tưởng sẽ êm đềm trôi qua, nỗi buồn đau trong lòng sẽ nguôi ngoai dần đi, ai ngờ đâu tai hoạ lại ập xuống dòng Hoàng nhà lần nữa.

Nói thêm về gia phả họ Hoàng. Đầu tiên là dòng họ, tiếp theo là chi họ, phái, cành, nhánh và chi nhánh. Mỗi phái, cành, nhánh, chi nhánh đều có người đứng đầu gọi là Tộc trưởng. Nhà tôi thuộc nhánh, bố tôi cũng không phải Trưởng Tộc. Trưởng Tộc nhánh nhà tôi là bác Nghĩa.

Tôi nghe mẹ kể lại…

Chỉ còn vài ngày nữa tròn 49 ngày chị dâu tôi mất. Trước đó hai ngày, anh Hoà con nhà bác Nghĩa trưởng tộc đang làm công an ngoài Hà Nội, có về quê chơi hai ngày cuối tuần. Đêm hôm ấy, anh Hoà nằm ngủ mơ hồ nghe thấy ngoài sân có tiếng người quen gọi mình, không rõ là ai chỉ biết tiếng gọi ấy rất quen thuộc. Lúc thì trầm bổng, khi thì xa xăm đôi lúc lại sầu não như từ cõi âm ti vọng lại, ngay bên tai. Anh Hoà ú ớ trong miệng, tay chân khua khoắng loạn xạ, nằm trên giường “ Dạ” người bên ngoài một tiếng, nói với theo người đó.

– Ai đấy! Chờ tôi với! Chờ tôi với. Cần tôi giúp gì thì cứ nói, đừng ngại, giúp được gì tôi giúp.

Sau câu nói anh Hoà bừng tỉnh, hai mắt mở to nhìn trân trân lên mái nhà. Miệng thở hổn hển mồ hôi mồ kê trên trán vã ra như tắm, tim đập thình thịch. Nằm mãi chẳng ngủ lại được anh ấy ngước nhìn đồng hồ đúng 3h sáng. Cơ thể uể oải mệt mỏi do ngủ không ngon giấc, anh Hoà ngồi bật dậy không ngủ tiếp nữa vì đã quá giấc ngủ. Nhìn xung quanh thấy phòng mình chẳng có ai, tiếng gọi ngoài sân cũng im bặt, chỉ có tiếng mấy con chó sủa inh ỏi ngoài cổng.

“ Mình vừa nằm mơ..!” Anh Hoà tự nhủ.

Anh đứng dậy, đi ra sân tập mấy động tác thể dục nhẹ nhàng, cùng lúc bác gái mẹ anh cũng dậy nấu cơm, hai mẹ thủ thỉ ngoài giếng một, anh Hoà nhỏ giọng kể cho mẹ mình.

– Mẹ ơi, nãy con ngủ có ai đứng ngoài sân gọi tên con” cứ bảo anh Hoà ơi.. đi theo em..” khi con tỉnh lại thì chẳng thấy gì.

Bác gái sau khi anh Hoà kể lại giấc mộng gần sáng mình mơ thấy, bác ấy đang vo gạo bỗng khựng tay, thoáng chút giật mình.

Hơi cau cặp chân mày, hỏi tiếp:

– Con nói thật chứ? Đang ngủ tự dưng con nghe thấy có người ngoài sân gọi tên mình? Nhưng con có nghe rõ là tiếng ai gọi hay không?

Anh Hoà cười xòa, lắc đầu. Bản thân là công an nên dăm ba câu chuyện mê tín dị đoan mà vẫn tồn tại trong xã hội phát triển anh ấy đâu có tin, đổ xong gầu nước mình vừa múc vào thau cho mẹ rửa rau, anh ấy chẹp miệng đáp.

– Chỉ là mơ thôi mẹ, đến khi con tỉnh thì thấy không có ai. Cơ mà con chỉ thấy giọng quen quen, chứ không nhận ra là giọng ai. Cũng có thể con ít về quê, nên quên đi giọng một số cô bác anh chị em trong dòng họ nhà mình.

Bác gái đứng phắt dậy, không nói không rằng bỏ vào nhà trước sự ngạc nhiên dõi theo của anh Hoà. Bác đi lên gian nhà chính, đứng trước bàn thờ gia tiên rút ba cây nhang châm lửa đốt, miệng lầm rầm khấn vái lạy ba lạy cắm nhang lên bát hương, nhìn mấy tấm ảnh thờ trên đó lòng nặng trĩu. Không hiểu sao nghe con trai mình nói xong bác ấy cứ có cảm giác bất an trong lòng.

Buổi chiều chủ nhật, anh Hoà quay lại Hà Nội cho kịp sáng mai làm việc. Đi đến đoạn đường Từ Sơn- Bắc Ninh, anh Hoà vô tình gặp một chiếc xe điên 4 chỗ, từ phía sau do một gã say xỉn cầm lái. Vì mất lái mà chiếc xe đâm thẳng vào đuôi xe máy của anh Hoà, ủi cả người cả xe đi cả mấy trăm m mới chịu dừng lại. Máu chảy lênh láng từ chỗ va quẹt cho đến chỗ chiếc xe dừng, lênh láng khắp đường, chảy thành dòng kéo dài theo vệt.

Anh Hòa chết ngay tại chỗ do vết thương quá nặng. Một bên cẳng chân do bị kẹp vào xe mà rách toạc ra, tạo thành một rãnh lõm xuống sâu hoắm, lòi cả khúc xương trắng hếu và lớp thịt mỡ bầy nhầy lẫn lộn trong máu. Một bên mặt cà xuống đường, mòn muốn hết da thịt tới tận xương. Quần áo trên người rách nát, máu me ướt sũng. Nói chung anh ấy chết thảm lắm, mẹ tôi bảo khi người nhà ra nhận xác còn không ai nhận ra hình hài của anh ấy, nếu như không xem giấy tờ tuỳ thân trong ví.

Đám ma anh ấy tôi có về dự, tôi và anh làm chung một thành phố, hai anh em chưa ai chịu lấy vợ, thi thoảng cuối tuần hẹn nhau đi cf, ăn uống. Đùng một cái hay tin anh ấy mất do tai nạn, tôi vừa buồn vừa thương tiếc. Hôm đưa anh ấy về nơi an nghỉ cuối cùng, tôi khóc nhiều lắm, thương cho số phận anh ấy ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Bỏ lại bao giấc mơ dở dang chưa kịp làm.

Cả dòng họ Hoàng lại ngập nỗi buồn trong tang thương. Bố mẹ anh Hoà sau đám tang nằm bẹp trên giường, cơm nước chẳng đoái hoài, hai mắt khóc cạn khô nước mắt, cổ họng nghẹn cứng mỗi khi nhìn ảnh thờ của con trai.

Hai ngày sau, hôm đám giỗ chị dâu tôi. Vì trong họ vừa có tang nên bố mẹ không làm lớn. Làm mỗi hai mâm để cúng, mời bên nhà ngoại chị Vân qua và vài ba người thân thích.

Xế chiều, tôi xách xô cám ra giếng đổ thêm mấy gáo nước pha cho loãng, tính xách ra chuồng cho bầy lợn đang kêu réo ngoài chuồng. Đột nhiên, cơn gió lạnh từ vườn thổi hắt vào, làm tôi ớn lạnh nổi da gà. Tôi liếc nhìn qua bụi chuối cạnh giếng, ngoài tiếng lá khô kêu xào xạc chẳng có thêm tiếng động gì. Tôi thở dài, nghĩ mình quá nhạy cảm nên khi nghe tiếng lá khô kêu cũng tưởng tượng ra có ma bên đó. Vừa xách xô cám lên tay định ra ngoài vườn đột nhiên như có bàn tay vô hình nào đó níu xô cám lại, kéo PHẠCH để lại chỗ cũ, nước cám bên trong sóng sánh mà không bắn ra ngoài, bên tai tôi có tiếng nhắc.

“ Còn phải đổ thêm hai thìa cám tăng trọng mới cho chúng ăn được. Trong cái bao dứa ở góc nhà ngang.”

Tôi ngoảnh mặt chẳng thấy ai, giọng nói cũng không còn, mẹ tôi đi ngang qua thấy tôi đứng tần ngần một chỗ bà hối:

– Pha cám xong rồi thì xách ra đổ cho lợn ăn đi con. Bọn nó kêu nhức hết cả tai rồi.

Hối xong mẹ đi vài bước, chợt nhớ ra điều gì đó quắp cái thúng bên hông đi đến chỗ tôi đứng vỗ nhẹ lên vai làm tôi giật bắn mình, mẹ cũng hoảng hốt nhảy cẫng lên, quát.

– Ôi trời ơi, mày sao thế con, đang không tự dưng nhảy cẫng lên làm mẹ hết hồn. Đi cho lợn ăn thì đi, đứng đực ra đấy như đứa mất hồn thế hở con.?

Mẹ thở dài quay đi, tối hỏi với theo bước chân mẹ:” Mẹ, nãy mẹ dặn con múc hai thìa cám tăng trọng bỏ vào xô cám hả mẹ.?”

Mẹ lắc đầu, vẫn đi tiếp trả lời tôi:” Không, nhưng đúng là phải bỏ hai thìa cám tăng trọng thật, trong cái bao dứa màu trắng để ở trong góc nhà ngang ấy, con nhớ bỏ vào.”

Tự dưng, da gà gai ốc tôi nổi cả, tóc gáy dựng đứng. Mắt tôi đảo như rang lạc tứ phía, thấy quanh đây không có ai ngoài mẹ, vậy mà mẹ bảo mình không nhắc tôi, không lẽ, tiếng đó là do chị Vân nhắc.

Tôi rùng mình mấy cái.

Trời chưa tối hẳn mà tôi vội vào múc hai thìa cám tăng trọng đổ vào xô, không quên mở đèn ngoài chuồng lợn cho sáng, mặc dù trời còn chưa tối hẳn. Mẹ thấy tôi mở đèn, đứng trong sân chẹp lưỡi.

– Bình, trời còn sáng trắng mà không thấy đường hả con? Bật đèn cho sớm làm gì cho tốn điện.

Nói xong mẹ tôi chạy vào nhà ngang, ngắt công tắc Rộp cái, đi ra ngoài chuồng gà kiểm tra. Tôi so vai, lúc nào cũng nghĩ chị Vân đứng sau bụi cây nhìn mình, cảm giác đó nó ớn lạnh tận óc. Tôi vội rửa chuồng lợn thật nhanh, xách xô cám đặt vào nền giếng không kịp rửa. bố ngồi trên hiên rít điếu thuốc lào sòng sọc, tôi ngồi xuống bên cạnh, im lặng không nói gì.

– Bay tính bao giờ lấy vợ? Mà thôi, dù gì nhà vẫn còn tang, để qua năm xem ưng ai thì bố mẹ cưới cho. Nhà này đâu đói khát đến nỗi thiếu ăn,mà hai đứa chúng mày lo làm quên cả chuyện vợ con.

Tôi dạ vâng lí nhí trong miệng, trước đây chị Vân còn sống nhà bớt hiu quạnh hẳn, thêm người thêm vui, cứ tưởng có thêm đứa cháu ông bà sẽ vui hơn, nhà cửa có tiếng trẻ thơ cười cũng bớt ảm đạm. Chỉ tiếc, chị lại gặp chuyện, một xác hai mạng người, quá đau lòng. Tôi vâng dạ vậy thôi chứ hạnh phúc cả đời mình tôi không muốn đi vào vết xe đổ của anh trai mình. Chán yêu đương nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân không tình yêu. Lấy vợ xong bỏ đi làm ăn xa, cả năm về thăm vợ được vài lần, còn không muốn ngủ chung giường thì thử hỏi vun đắp hạnh phúc, sống vui vẻ cả đời kiểu gì? Lấy vợ mà để người ta chờ mình đằng đẵng suốt năm tháng, thì thà rằng tôi ở vậy, không lấy. Mình vừa không khó xử mà người phụ nữ cũng bớt tủi.

Đang suy nghĩ vu vơ bỗng ngoài cổng có tiếng gọi, tôi và bố ngó đầu ra thấy bác Nghĩa đi vào. Theo sau lưng bác Nghĩa là một người đàn ông, tuổi đời còn khá trẻ, tôi đoán chỉ gần 40 là cùng, ăn mặc rất thời thượng.

Bố tôi cất tiếng.

– Bác Nghĩa sang nhà chơi, trưa nay có giỗ cháu Vân, mà em nghe nói bác bệnh nên không qu mời. Thế nay bác khoẻ chưa mà qua nhà em thế này?

Tôi đứng dậy, chào hỏi.

– Dạ, bác Nghĩa mới qua chơi.

Chào hỏi xong tôi chạy xuống bếp lấy ấm nước mẹ nấu hồi nãy xách lên hiên, mời bác Nghĩa và khách ngồi. Bác ấy buồn bã, chẹp miệng, nói:

– Chẳng giấu gì chú, nay tôi mờ thầy Long đến là để xem cho họ nhà mình một quẻ. Chỉ sợ cụ Liền ( tên ông nội tôi ) năm ngoái mất vào giờ trùng tang. Thôi thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Chú cũng biết thằng Hoà nhà tôi chết thảm như thế nào, vì liên quan đến cụ Liền nên nay tôi mạo muội dẫn thầy đến đây xin phép cô chú một tiếng.

Bố nghe xong gật gù, tôi rót mấy chén nước đẩy qua trước mặt mọi người mời cả nhà uống. Bố uống xong chén trà, đặt nó xuống bàn, chậm rãi đáp.

– Vâng, em cũng định thư thư vài hôm, qua giỗ tuần đầu cháu Hoà thì qua thưa chuyện với bác. Hôm nay bác đã đích thân tới nhà em thế này thì chúng ta bàn chuyện luôn ạ.

Ông thầy Long hỏi ngày giờ ông nội mất, tay đưa lên bấm lẩm nhẩm trong miệng, một lúc sau thở dàu, lắc đầu.

Giọng tiếc nuối, chậm rãi nói.

– Thế này chả trách, cụ ông về bắt người trong nhà đi theo là đúng rồi. Ông ấy mất vào giờ Trùng Tang, xấu vô cùng xấu, khi chết răng còn nguyên chưa rụng cái nào, những người như vậy khi chết sẽ ăn hết của cải của con cháu làm ra, e là thế hệ mai sau làm ăn sẽ không hưng thịnh. Nếu không cắt giải Trùng cụ ông sẽ quay về bắt con cháu trong nhà, thậm chí là cả người trong dòng họ, đặc biệt là những người hạp tuổi hoặc có sợi dây gắn kết giống như huyết thống chẳng hạn.

“ Hai cái chết gần đây của con dâu ông bà và cậu con trai của ông đây là minh chứng cho việc trùng tang, gọi cách khác là Trùng Tang Liên Táng.”

Sẽ bị bắt đi trong nay mai.

Mẹ tôi đang nấu dọn cơm trong bếp, nghe thấy ông thầy Long phán vậy thì lấy làm lạ, mẹ chạy lên hiên hai tay quẹt vào vạt áo, thắc mắc hỏi.

– Ý thầy muốn nói bố tôi về bắt cái Vân đi cùng đi? Nhưng nó là cháu dâu, bắt làm được. Hôm tôi đi chùa Hàm Long nghe thầy trụ trì nói là trùng tang chỉ có những người chung huyết thống mới bị bắt đi, con dâu, con rể hay cháu ngoại sẽ không bị vướng thần Trùng. Thầy nói thế nào ấy chứ… tôi chưa tin.

Ông thầy trầm giọng đáp:

– Nếu không cắt thần trùng thì người tiếp theo sẽ là người thân trong gia đình bà, chứ không phải người trong dòng họ nữa.

Mẹ tôi đang nghĩ lời ông ta nói cũng có lý, khi sống, ông nội rất quý tôi, quý hơn cả anh Tú. Tình cảm chị dâu em chồng giữa tôi và chị Vân cũng rất tốt. Ngay đến cả tôi chơi thân với anh Hoà ngoài Hà Nội, mẹ cũng biết, lời ông thầy kia nói là có cơ sở, mẹ tôi im lặng, tay vân vê vạt áo liếc nhìn bố, chờ đợi ý kiến từ bố. Thầy Long thấy bố mẹ tôi nhìn nhau, vẫn còn chút nghi ngờ ông thầy kia cười, kể ra cả đống danh sách mà ông ta giúp các hộ dân quanh đây giải thần Trùng. Nói với bố mẹ tôi rằng nếu đồng ý thì phải quật mộ ông nội và chị dâu lên để thầy đọc thần chú, yểm bùa cản bước con ma Trùng. Nghe xong gia đình tôi quá hoảng sợ, chỉ biết gập đầu răm rắp nghe theo lời thầy phán. Ông ấy bảo sẽ quật hai mộ lên cùng một lúc, làm lễ một thể cho gia đình chỉ phải tốn kém một lần.

– Vậy giờ chúng tôi phải làm gì..? Chỉ cần được việc, còn tiền bạc, lễ lộc.. chúng tôi sẽ lo đủ.

Ông thầy Long cười khà khà, đáp:

– Chuẩn bị cho tôi những lễ vật này, tôi sẽ chọn này quật mộ, yểm xác.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner