Lâm Phong ngẫm nghĩ một lúc, cậu vẫn không hiểu tại sao mình lại bị người ta thư ếm? Nếp sinh hoạt thường ngày của cậu rất lành mạnh, chuyện đời tư khá kín tiếng, hầu như trên mạng xã hội không có bất cứ thông tin gì về cậu. Vậy tại sao mình vẫn bị thư ếm? Lâm Phong quay sang nói với Kpang.
-Ngày tháng năm sinh em đã ẩn hết trên mạnh xã hội. Hồ sơ ở công ty cũng được bảo mật, mà em nghe nói muốn thư ếm người khác cần biết ngày tháng năm sinh của họ mới thư ếm được.
Kpang thở dài lắc đầu:
-Có rất nhiều cách để thư ếm người khác. Bên cạnh bùa chú còn có lá bùa, đây là vật phẩm mà con người truyền thông tin vào nó. Thông tin này hoàn toàn có thể dưới dạng ký tự, chữ viết hoặc hoàn toàn có thể là thông tin về người bị yểm bùa trải qua móng tay, tóc, ảnh, cúc áo,vật hay sử dụng… để người pháp sư truyền nguồn năng lượng của họ vào đó. Hình nhân thế mạng, Yểm bùa bằng hình nhân là một loại tà thuật sử dụng khi mà ai đó đang gặp phải yếu tố tồi tệ và không hề tự mình xử lý và cần nhờ đến thế lực tà thuật. Việc yểm bùa hình nhân là một loại phép thuật đen tối bởi nó dùng mọi phép thuật tinh chỉnh và điều khiển người khác để đạt được mục tiêu của họ. Hình nhân thế mạng là một loại tà thuật vô cùng nguy hại để trấn yểm con người. Dựa vào sự hiểu biết của tôi và những biểu hiện của cậu, tôi đoán cậu bị người ta thư ếm qua con đường ăn uống. Ngải trong người cậu e là đang phát huy tác dụng, nếu không tìm được thầy cao tay gỡ, tôi e cậu không sống nổi quá ba tháng.
Cứ tưởng Lâm Phong sẽ rất sốc sau khi nghe Kpang nói ra những lời này, thế nhưng cậu lại quá đỗi điềm tĩnh. Nét mặt không thay đổi, nở một nụ cười nói với Kpang.
-Nếu số phận đã vậy thì chúng ta cũng không thể cưỡng cầu. Ba tháng là mốc thời gian không dài nhưng vẫn đủ cho em làm hết những công việc còn dang dở. Chỉ cần lôi kẻ thủ ác ra ngoài ánh sáng, phải hy sinh mạng sống này em cũng cam tâm.
-Cậu định từ bỏ cuộc sống dễ dàng như vậy sao? Có câu còn nước còn tát, chỉ cần còn một chút hy vọng tôi cũng không cho phép cậu bỏ cuộc. Tiếc thay sư phụ mất tích, theo lời cậu nói sư phụ tôi bị chết cháy. Người hiểu việc này nhất chính là A Ngưu, tôi sẽ đến gặp cậu ta một chuyến, muốn hỏi xem sư phụ vì sao bị chết cháy?
-Anh Kpang có nhớ lần cuối mình gặp A Ngưu là khi nào không?
Kpang ngẫm nghĩ một lúc, bèn nói:
-Tôi nhớ lần mình gặp cậu ta là hôm tôi và sư phụ bày trận đánh đuổi quỷ. Hôm đó nếu không nhờ có sư phụ ra tay thì A Ngưu đã bị con quỷ kia bắt đi rồi. Hôm sau cậu ta bỏ nhà ra đi, gom hết quần áo mang theo, từ đó tôi không gặp lại cậu ta, cũng không nhớ vì sao mình bị thương và mất trí nhớ. Theo như lời kể rất có thể ai đó đã cố ý ra tay với tôi, muốn tôi chết đi, có điều tôi không hiểu tại sao họ muốn tôi chết, trong khi tôi vừa nghèo lại không làm hại hay gây thù chuốc oán với ai bao giờ.
Lâm Phong im lặng một lúc, mãi cậu mới lên tiếng:
-Vậy là anh Kpang chưa hoàn toàn hồi phục, bộ nhớ có chọn lọc trong đầu anh chắc có lẽ chỉ nhớ được khoảng thời gian tươi đẹp ba người sống chung cùng nhau, những chuyện buồn hay biến cố nhất thời vẫn chưa nhớ ra.
Kpang thở dài, gật đầu:
-Cậu nói đúng, tôi chỉ nhớ được những chuyện vui, tôi muốn đến gặp A Nguu, tiện thể ghé lò mổ đặt mua máu chó mực.
Lâm Phong ngạc nhiên hỏi:
-Anh Kpang muốn mua máu chó mực làm gì?
-Là để cho cậu uống. Nếu thực sự trong người cậu bị người ta bỏ ngải, cách giải ngải hữu hiệu nhất trước mắt là ăn thịt và uống máu chó mực. Xin lỗi cậu, cậu giúp tôi rất nhiều, mà khi cậu gặp nạn tôi không thể giúp. Đạo hạnh của tôi học chưa tới, trí nhớ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cho dù muốn giúp cậu tôi cũng không đủ sức.
Lâm Phong vỗ vào vai Kpang, trấn an:
-Không sao anh ạ, có duyên ắt gặp thầy giỏi.
Lâm Phong kéo Kpang vào phòng dặn dò vài thứ. Trước khi cậu bước chân vào nguy hiểm, cậu muốn Kpang ghi nhớ một số điều. Kpang nghe xong ngạc nhiên hỏi:
-Ý cậu chủ muốn nói, có người cố ý đẩy tôi ngã?
-Đúng vậy, nơi này bây giờ không còn an toàn nữa, kể từ khi bà giúp việc đánh cắp tấm bản đồ kia đi. Em biết ai là kẻ đứng sau bà ta, nhưng lôi người đó gia đình này sẽ đổ vỡ hạnh phúc. Em không muốn Tư Minh phải chứng kiến gia đình mình tan vỡ, chỉ vì lòng tham nổi lên.
-Cậu chủ, thật khổ cho cậu.
-Không sao, vài ngày nữa em sẽ về quê sắp xếp lại thứ. Anh cần gì cứ gọi trợ lý Tài giúp, có những lúc ngoài bản thân mình ra thì không thể tin bất cứ ai.
Kpang hiểu những lời Lâm Phong vừa nói với mình, đau lòng nhất vẫn là phải chứng kiến người thân của mình nói dối. Thấy Lâm Phong đầy ưu tư, Kpang lại nhớ những ngày được ở bên cạnh sư phụ. Nhiều người mong ước giàu sang, song có số ít mong muốn cuộc sống bình yên giản dị. Kpang mong một lần quỳ gối trước mộ của sư phụ, khóc cho thỏa nỗi nhớ mong, dẫu biết rằng mọi chuyện đã quá muộn, nhưng chỉ có làm được điều đó cậu mới cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.
——
Ông Bân hôm nay xuất viện về nhà. Sức khỏe của ông Bân khá lên trông thấy, vết thương trên mặt và người ông tuy chưa hết, song cảm giác đau nhói dần mất đi.
Ý An dìu ngoại xuống xe, nói với ngoại:
-Từ từ thôi ngoại, con đỡ ngoại vào nhà.
-Con bé này, ngoại tự đi được mà.
-Con biết, nhưng con không yên tâm. May quá tháng con đang nghỉ hè, chứ nếu không con cũng không biết phải làm sao.
Ông Bân mắng yêu cháu:
-Tin sư nhà chị, ngoại chị vẫn còn khoẻ lắm, đừng có xem ông già này giống bệnh nhân.
-Hì hì…dù là bậy con vẫn muốn chăm sóc ngoại.
Hai ông cháu đang đi bỗng tiếng rên rỉ đâu đây vọng đến, làm cả hai ông cháu khựng chân. Ý An đảo nhìn bốn bề, ngơ ngác hỏi ngoại:
-Ngoại ơi ngoại, ngoại có nghe thấy tiếng gì không? Hình như có ai đó bị thương ở bên kia.
Ông Bân đứng thẳng người, dỏng lỗ tai lên nghe, quả đúng có tiếng người rên rỉ thật. Chắc hẳn người này bị thương khá nặng nên tiếng rên rỉ đôi lúc bị ngắt quãng. Nghĩ vậy ông Bân bèn nói với Ý An.
-Con đưa cho ngoại cây gậy, rồi sang đằng kia xem người ta cần mình giúp gì không?
-Vâng, vậy ngoại đứng đây chờ con, con đi ù tí con về.
-Cẩn thận đấy con, nếu thấy nguy hiểm nhớ phải quay về nhà ngay nhé.
Ý An vừa chạy vừa đáp:
-Con biết rồi, ngoại à.
Ý An đi theo nơi phát ra tiếng rên, cô thấy một người đàn ông ngồi tựa lưng vào gốc mít, quay lưng về phía về mình. Anh ta ôm mặt rên rỉ, dường như người này không cảm nhận được phía sau lưng mình có người đi đến.
Ý An e hèm, đánh tiếng:
-Ai kia? Ai mà ngồi trong vườn nhà tôi thế kia?
Vì mảnh đất hai ông cháu ở rất rộng, chủ nhà cũng không xây tường kiên cố, chỉ được rào tạm bợ bằng mấy cây tre, lâu ngày dần mục nát. Nếu có người muốn đột nhập vào bên trong cũng không quá khó, chỉ cần bước qua hay đạp gãy mấy cây tre kia là xong. Nghe tiếng người sau lưng, anh ta nghiêng mặt, khóc sụt sùi nói với Ý An.
-Cô làm ơn làm phước cho tôi ngồi nghỉ mệt lát rồi tôi đi. Tôi là người hành khất đi ăn xin để sống qua ngày, không may bị đám giang hồ choai choai đuổi đánh ra nông nỗi này. Chúng bảo tôi từ đâu đến thì cút về nơi ấy, đừng tới đây cướp địa bàn làm ăn của chúng.
Ý An còn đang thắc mắc anh ta trông cũng còn trẻ, vậy mà không tìm cho mình một công việc để làm, lại hành nghề hành khất. Nghề này không bị lên án, song chỉ phù hợp cho những người già cả, hoặc người không có đủ sức khoẻ để lao động, họ mới chọn con đường hành khất ăn xin sống qua ngày. Thì bất ngờ anh ta bấu vào thân cây khó khăn lắm mới đứng được dậy, tập tễnh bước lên phía trước vài bước khó nhọc, ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn Ý An, để lộ một nửa khuôn mặt dị dạng, ái ngại nói tiếp:
-Cô bị què bẩm sinh, lúc u sinh tôi ra chẳng may một bên chân không có cảm giác, thành ra lớn lên đi xin việc không ở đâu chấp nhận một người què vào làm. Đã vậy còn bị phỏng nặng vì ấm nước sôi, mặt tôi thành ra thế này là do nó. Cực chẳng đã tôi mới phải chọn làm nghề này. Mong cô hiểu, bớt đau tôi sẽ đi ngay.
Nghe anh ta về những bất hạnh của cuộc đời mình, tự dưng Ý An cảm thấy người này thật đáng thương. Cô chạy đến đỡ anh ta, dìu anh ta ra khỏi vườn rồi bảo:
-Trời oi bức như vậy, cũng trưa lắm rồi. Nếu anh không chê thì ghé vào nhà tôi, dùng bữa cơm đạm bạc với hai ông cháu. Ngoại tôi hay thương người nghèo khó lắm, tuy nhà tôi không giàu có gì, chứ vài bữa cơm đạm bạc thì khi nào cũng sẵn.
Anh ta như người sắp chết đuối vớ được chiếc phao cứu hộ, bấu chặt cổ tay của Ý An, xúc động nói:
-Cô nói thật không? Cả ngày nay….à không, từ hôm qua đến giờ tôi vẫn chưa được ăn gì, hồi sáng còn mấy chục nghìn trong người cũng bị bọn họ cướp sạch. Nếu cô cho tôi xin bát cơm, tôi đội ơn cô và ông ngoại cô nhiều lắm. Đến chết tôi vẫn không quên ơn nghĩa này.
Ý An xua tay:
-Ôi anh đừng khách sáo, anh nói vậy mất hết phước phận của tôi và ông ngoại đấy. Nào, đi theo tôi, có cần tôi dìu anh một tay không?
-Vâng, tôi đau quá, cảm phiền cô đỡ tôi một đoạn.
Ý An đưa anh ta vào nhà, ông Bân đứng trên hiên cản bước chân của họ. Ông Bân giơ cây gậy ra ngáng ngang người anh ta, cười khà khà hỏi:
-Chàng trai, quê quán cậu ở đâu? Cha mẹ làm gì? Còn sống hay chết? Nhà có mấy anh chị em? Tại sao trên người cậu xuất hiện nhiều vết thương như vậy?
Ý An nhăn mặt, trả lời thay cho anh ta.
-Anh ta là người xã bên á ngoại, bị dị tật bẩm sinh nên không tìm được công việc phù hợp, mới phải làm nghề hành khất. Anh ấy là trẻ mồ côi, thì làm gì biết bố mẹ mình hay anh chị em có mấy người hả ngoại?
Ông Bân hiểu ra vấn đề, xua tay nói:
-Thật tội nghiệp, nếu đúng như vậy thì vào trong nhà nghỉ ngơi rồi ăn cơm. Nếu muốn cứ ở lại đây với hai ông cháu tôi, cơm rau sống qua ngày. Hề hề…..
Ý An ngạc nhiên quá đỗi khi nghe ông ngoại muốn giữ người này ở lại. Hai mắt cô tròn xoe ngước nhìn ông ngoại hỏi:
-Ngoại, sao hôm nay ngoại dễ dãi với người lạ vậy? Ngoại chẳng nói đừng vội tin người với con hay sao?
Ông Bân cười khà khà, vuốt chòm râu đốm bạc nhìn Ý An nói:
-Thế chẳng phải cháu là người tin anh ta trước ngoại hay sao? Nếu cháu sợ anh ta là người xấu, tại sao ngay từ đầu cháu không bỏ mặc anh ra đi? Còn đưa anh ta vào nhà? Ngoại cũng chỉ thuận theo ý của cháu mà giữ anh ta ở lại mà thôi. Khà khà khà…
-Nhưng mà…!!!!
-Thôi, cơm nước nguội cả rồi, mau vào nhà ăn trưa thôi.
Ba người ngồi quây quần bên mâm cơm, Ý An và chậm từng miếng đưa vào miệng, ông Bân cũng vậy, móm mém ăn từng miếng. Duy nhất anh ta và nấy và để bát cơm vào miệng, phồng mồm trợn má nhai ngấu nghiến. Đến khi anh ta đưa đũa định gắp miếng thịt kho dưới bát, thì ông Bân đưa đôi đũa của mình kẹp ngang đũa của anh ta, nhìn anh ta, cười khà khà nói:
-Vết thương của cậu khoan hãy dùng thịt cá. Đợi vài hôm nữa hẵng ăn. Món duy nhất cậu được phép ăn lúc này chính là canh cua. Cậu chan vào cơm ăn cũng được, hoặc có thể húp trực tiếp.
Anh ta nhìn trân trân vào bát thịt, nuốt nước miếng ực cái, đưa tay kia xuống toan bốc miếng thịt đưa vào miệng, thì bị ông Bân nhanh tay cản.
-Kìa ông, cháu thèm thịt. Lâu lắm rồi cháu không được ăn thịt.
Khà…khà…khà…
-Tôi đâu có cấm cậu ăn thịt. Nhưng muốn trị dứt điểm vết thương thì cậu phải kiêng đồ mặn. Tôi nhắc lại lần nữa, thứ duy nhất trên mâm cơm cậu có thể ăn, chính là bát canh cua này. Nào, ăn đi, ăn đi cho nóng.
Vừa nói, ông Bân vừa hạ đũa xuống, tay kia bưng bát canh cua đưa lên cho anh ta húp. Mùi tanh nồng làm anh ta oè oẹ nôn khan mấy cái, nhanh tay đưa tay lên bịt miệng, kìm nén cảm xúc ghê tởm nuốt vào trong.
Cho dù là vậy, ông Bân vẫn hối:
-Ăn đi, ăn canh cua mới nhanh khỏi vết thương. Ngày xưa bà nhà tôi hay nấu canh cua dạng này cho tôi ăn, mỗi khi cơ thể tôi bị trầy xước.
Nói là mời khách ăn cơm, song ông Bân không cho khách ăn thức ăn, cũng không cho ăn đồ mặn, món duy nhất ông mời khách chính là bát canh cua sống chưa nấu. Lúc nấu ăn do thấy thịt cua quá nhiều hai ông cháu ăn không hết, nên Ý An bớt lại một nửa tính để nấu buổi tối, vậy mà ông Bân bê nó ra mời khách, còn pha nước ép anh ta húp. Cũng không hiểu vì sao ông Bân có những biểu hiện kỳ quặc như vậy, ngay cả Ý An cũng lấy làm khó hiểu.
“Chẳng nhẽ đầu óc ông có vấn đề thật sự, sau khi bị mấy gã giang hồ đánh?”
Ý An lên tiếng:
-Ngoại à, đây là canh cua sống chưa nấu mà ngoại.
-Sống mới tốt chứ cháu. Cháu xem, phải húp cả lũ cua con trong bát mới hiệu quả. Nếu cậu muốn ở lại đây có chỗ ăn nghỉ che mưa che nắng, thì phải nghe theo tôi, mau húp hết bát canh cua này đi, và nhớ nuốt luôn cả đám cua con vừa nở vào bụng nhé.
Khà…khà…khà…
Anh ta sợ tái mặt, định đứng lên bỏ chạy ra khỏi nhà nhưng tay ông Bân đã kịp kéo anh ta ngồi xuống:
-Tôi bảo cậu húp canh kia mà? Lại muốn bỏ chạy?