Chẳng hiểu sao ông Bân tuổi đã ngoài bảy mươi, song cơ thể lúc này lại tráng kiện, sắc mắt đỏ như quả gấc, đôi mắt trợn ngược long sòng sọc, gân tay gân chân nổi cuồn cuộn, trông không có vẻ gì giống một lão già sắp xuống lỗ.
Anh ta chưa kịp trở tay đã bị ông Bân vật xuống đất, cầm cả bát canh cua đổ vào miệng anh ta. Anh ta sợ xanh mặt, cố sức gồng mình gạt ông Bân sang một bên chạy ra ngoài nôn nhưng bị hai chân của ông Bân kẹp chặt. Ông Bân nhìn anh ta cười ha hả, trông ông ấy chẳng khác gì như bị ma nhập. Một lúc sau cơ thể ông Bân mềm nhũn rồi đổ gục xuống đất ngất lịm.
Hành động của Bân rất nhanh lên cả Ý An cũng không kịp trở tay, đến khi ông Bân ngất xỉu cô mới chồm người đỡ ông ngoại, lay lay gọi:
-Ngoại ơi ngoại, tỉnh dậy đi ngoại ơi!
Anh ta nghiêng người thở dốc, nôn khan vài ba tiếng nhưng canh cua đã trôi vào bụng và chẳng thể nôn được ra bên ngoài. Ý An hối anh ta.
-Mau, phụ tôi đỡ ông ngoại dậy, tôi đưa ngoại về phòng.
Song cô sực nhớ anh ta bị què bẩm sinh, bình thường đứng lên ngồi xuống hay đi lại còn khó khăn thì làm sao có thể phụ cô đỡ ông ngoại về phòng? Nghĩ vậy, Ý An đành tự lực đưa ông ngoại về phòng. Sau khi nghe thấy nhịp thở của ông ngoại vang lên đều đều, Ý An thở phào nhẹ nhõm. Cô đi ra ngoài, người người đàn ông mặt mày xám ngoét tỏ vẻ thương cảm liền bảo:
-Anh thông cảm, ngoại tôi tuổi tác đã cao, lại bị người ta đánh mang nhiều thương tật trong người nên tinh thần có hơi quá khích. Bình thường ngoại rất hiền lành, vậy mà chẳng hiểu sao hôm nay ngoại hành động như vậy.
Anh ta xua tay, hổn hển nói:
-Không sao, không sao, tôi ổn. Tôi không trách ông ấy đây.
-Có thật anh ổn chứ? Anh vừa uống canh cua sống đấy, bộ anh không có cảm giác buồn nôn ư?
-Tôi…tôi…có. Nhưng lại không thể nôn ra. Cho tôi hỏi, ông ngoại cô làm nghề gì thế.
Ý An không chút nghi ngờ, cô đáp ngay:
-Ngoại tôi sáng bán xôi, bán nước trà ngoài vỉa hè, tối đến ngoại bán chè, những món ông ngoại nấu đều rất ngon và mang hương vị riêng. Ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
-Trông ngoại cô già yếu là vậy, mà không ngờ ông cụ khỏe thật. Làm một gã trai như tôi mà không bật nổi cụ xuống, nghĩ mình vô dụng.
Ý An lên tiếng an ủi:
-Thôi anh đừng trách ngoại tôi, hơn nữa chân anh bị dị tật. Trong lúc con người ta đang bị kích động thì sức khoẻ mạnh mẽ hơn gấp đôi so với lúc bình thường. Anh không bật được ngoại xuống cũng dễ hiểu thôi mà.
-Vậy tôi..tôi…có được ở lại đây không?
Ý An thở dài, vừa dọn mâm vừa nói:
-Chuyện đó chờ ngoại tỉnh lại rồi tính. Nếu anh là nguyên nhân gây khiến ngoại tôi bị kích động,thì xin lỗi tôi không thể giữ anh.Ông ngoại là người thân duy nhất của tôi, nên tôi không muốn vì một ai đó xa lạ mà ảnh hưởng đến tâm lý hay sức khoẻ của ngoại. Mong anh hiểu.
Đầu giờ chiều ông Bân tỉnh giấc. Khuôn mặt ông nhợt nhạt kém sắc, chân tay mềm nhũn dường như không còn sức, khó khăn lắm ông mới ngồi được dậy. Ông Bân đi ra khỏi phòng, không thấy Ý An ở nhà, chỉ có anh ta ngồi trên bàn đọc sách, ông Bân tiến lại hỏi.
-Cháu gái tôi đâu? Mà cậu là ai? Sao vào được nhà tôi?
Anh ta ngước nhìn ông Bân, ngơ ngác khi thấy ông Bân không nhớ ra mình, hình như ông ấy quên luôn chuyện ép mình ăn canh cua sống trong bữa ăn. Song anh ta hiểu ra vấn đề, trả lời ông Bân.
-Cô ấy có bạn đến đón đi mua sắm gì đó, dặn lát nữa cô ấy về. Cháu là khách được cụ mời ở lại, không lẽ cụ không nhớ cháu?
Ông Bân rót bát nước trà đưa lên miệng tu một hơi hết, đặt bát xuống bàn” cạch” rồi nhìn anh ta chăm chăm, ngờ vực hỏi.
-Cậu đến đây làm gì? Tôi nói cho cậu biết, nếu cậu dám có ý đồ xấu với cháu gái của tôi, tôi quyết sống chết một phen với cậu.
-Dạ, cháu không dám. Cụ cho cháu ở lại làm khách đã là một đặc ân lớn đối với. Cháu sao dám có suy nghĩ xấu với cô ấy.
Ông Bân quắc mắt, hỏi anh ta:
-Cái gì đây? Cậu dám lấy trộm sách của cháu gái tôi sao? Cậu đúng là đứa xấu tính.
Nói đoạn, ông Bân rướn người chồm qua bàn, giật phăng quyển sách trên tay anh ta, xoay ngược xoay xuôi không biết xem hướng nào cho đúng, vì quyển sách anh ta đọc toàn là chữ hán.
-Ngộ nhỉ, chữ gì thế này? Đọc đằng nào cho hiểu.
-Cụ trả lại cho cháu đi, đây là sách luyện thế võ công mà thôi.
-Ở đâu cậu có. Tôi nhớ cháu tôi nó cũng biết chút võ thuật. Là sách của cháu gái tôi đúng không? Cậu là kẻ xấu.
Thấy ông Bân khờ khạo như một đứa trẻ, anh ta đành dỗ ngọt;
-Ấy chết, không phải đâu cụ ơi. Đây là sách tập võ phòng thủ thật mà. Cụ xem, hình này là người ta đang tập võ đấy ạ.
Ông Bân nhìn vào bức hình vẽ bên trong quyển sách, rồi lại nhìn ông ta, một lúc sau mới gật gù ra vẻ đồng tình, ông ấy bảo:
-Tôi thấy cũng phải, trả nó cho cậu.
Ông Bân đưa quyển sách trả cho anh ta, lủi thủi quay vào phòng nằm nghỉ.
Màn đêm buông, bầu trời không trăng không sao tối đen như mực. Ý An bưng mâm cơm đặt xuống manh chiếu trải giữa nhà, ngó đầu vào hướng phòng của ông Bân, nói vọng vào:
-Ngoại ơi, con mời ngoại ra ăn cơm.
Tiếng ho khan của ông Bân từ ngoài sân vọng làm cho cả Ý An và anh ta giật mình. Mới vừa nãy đây thôi họ vẫn thấy ông Bân ở trong phòng, bây giờ đã thấy ông ở bên ngoài, cách xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của ông ấy như ma, thật khiến làm cho người khác nổi da gà.
-Ông ngoại, con tưởng ngoại nằm nghỉ trong phòng.
Ông Bân không đáp, mà đi thẳng vào trong nhà, trên tay ông ấy bưng một bát nước, mà chính xác đó là bát canh cua đồng còn sống chưa được nấu chín. Mùi tanh xộc thẳng vào khoang mũi làm cho anh ta nợm cổ họng, toan quay đi nôn ói nhưng đúng vào lúc ấy ông Bân lên tiếng.
-Uống đi, từ hôm nay ngày nào cũng phải ăn canh cua cho tôi. Nếu muốn tiếp tục ở lại đây thì phải ngoan ngoãn nghe lời. Bằng không thì cút.
Thái độ dứt khoát của ông Bân khiến anh ta vô cùng hoảng loạn. Vẫn là tác phong ấy, vẫn là sức khỏe phi thường ấy, ông Bân phăng phăng sấn tới, ném cây gậy xuống đất nhảy phóc lên vào anh ta thản nhiên ngồi chễm chệ trên đỉnh bụng. Một tay ông Bân cầm bát canh cua, tay còn lại ghì chặt vào ngực anh ta đè nằm xuống . Nghiến răng trợn mắt trắng dã, nói như ra lệnh.
-Uống đi, nếu cậu là người tốt, cậu phải biết nghe lời. Khà khà khà khà khà khà…
-Không, cụ tha cho cháu. Cháu không muốn uống, nó tanh lắm.
-Cậu phải uống, cấm cãi lời tôi. Trong căn nhà này tôi là người có quyền ra lệnh.
-Ông ngoại, tha cho anh ta đi ông ngoại.
Ý An vừa bấu vào được cánh tay ông Bân, tính lôi ông ngoại ra khỏi người anh ta thì chẳng may bị ông Bân vung mạnh tay hất lên,làm Ý An ngã bật ngửa ra đằng sau” Thịch” mặt mày nhăn nhó, đưa tay lên xoa xoa lưng thốn cả xương sống.
Ông Bân vẫn ghì chặt anh ta, đổ hết canh cua vào miệng ép anh ta nuốt hết mới bụi buông lỏng.
Choang…
Cái bát trên tay ông Bân rơi xuống đất vỡ tung toé. Mắt ông Bân trợn ngược, miệng há hốc, ợ ợ mấy hơi từ cuống họng, sau đó nằm vật ra đất bất tỉnh.
-Ngoại ơi, ngoại lại ngất nữa rồi!
Đấy câu nói tràn đầy lo lắng của Ý An khi thấy ông ngoại bị ngất. Hai người nhìn nhau, vết thương trên mặt anh ta hình như đang rỉ máu, anh ta ho sặc sụa, cố gắng ngóc đầu gượng dậy tập tễnh đi ra ngoài sân, ói hết những thứ mình vừa ăn trong bụng ra bên ngoài.
——
Lâm Phong ăn tối xong trở về phòng. Cậu bình thản trên bàn cầm quyển sách ra đọc. Bỗng bên ngoài có tiếng gõ cửa.
Cộc…cộc…cộc…
-Anh Lâm Phong, là em Tư Minh đây.
-Cậu vào đi Tư Minh, cửa không cài then.
Cạch…
Tư Minh bước vào, vẻ mặt buồn rười rượi trông như kẻ thiếu ngủ, phờ phạc đi trông thấy.
-Cậu bệnh rồi đấy hả? Trông sắc mặt cậu không được tốt lắm.
Tư Minh mệt mỏi ngồi xuống, thở dài nói:
-Em ko có bệnh, nhưng phải hứng chịu những lời cấm cản của bố khiến em muốn đổ bệnh. À, ngày mai anh về quê đúng không? Sẵn cho em đi cùng với, em muốn tận mắt được chiêm ngưỡng căn biệt thự, cũng là muốn đi xả stress ít bữa.
Lâm Phong khép quyển sách lại, nhìn Tư Minh trả lời:
-Được thôi? Cậu muốn ở trên đấy bao lâu cũng được. Có điều nếu ở lâu quá, chú Phùng sẽ lo cho cậu lắm đấy.
Tư Minh xua tay, buồn bực nói:
-Ôi xời, anh đừng nhắc đến bố em trong lúc này. Ngoài công việc ra thì có bao giờ bố chịu ngồi lắng nghe em tâm sự. Hừm! Ngoài lợi ích kinh tế ra thì có lẽ bố em chẳng quan tâm thứ gì. Đến cả hạnh phúc của con trai mà ông còn muốn đẩy con nó vào một cuộc hôn nhân thương mại, như vậy thì bảo thương yêu lo lắng cho e ở chỗ nào?
Lâm Phong rót hai ly rượu vang, đưa cho Tư Minh một ly, cả hai cùng nâng ly đưa lên miệng uống một hơi hết. Lâm Phong khuyên nhủ:
-Xua nay, có cha mẹ nào không thương con cái? Tôi nghĩ chú Phùng làm vậy cũng chỉ muốn tốt cho cậu. Thôi đừng suy nghĩ nhiều, chúng ta làm một ly nữa chứ Tư Minh?
-Vâng, anh cho em xin ly nữa. Rượu này uống vào buồn thêm. Ước gì làm cho chúng say.
-Thằng ngốc này….
Lâm Phong sực nhớ ra một chuyện, bèn hỏi Tư Minh.
-Mấy hôm nay tôi không thấy bà giúp việc đến làm, hay bố mẹ cậu thuê người khác rồi?
Tư Minh nhấp một ngụm rượu, nhếch môi cười, trả lời:
-Em cũng không rõ, nghe đâu bà ấy xin nghỉ việc từ mấy hôm trước rồi, về quê chăm sóc cô con dâu sắp sinh.
-Ồ, lạ nhỉ, tôi cứ tưởng bà ấy không có con trai?
Câu nói này của Lâm Phong làm cho Tư Minh ngạc nhiên, cậu thắc mắc không biết Lâm Phong sao lại biết bà giúp việc không có con trai? Song suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua trong tâm trí cậu rồi nhanh chóng biến mất.
Tư Minh cười xòa, nói:” Ồ! Về chuyện đời tư của bà ấy em cũng không rõ, cũng có thể em nghe mẹ nói nhầm.”
Lâm Phong:” Tôi cũng giống cậu, chắc bản thân mình nghe nhầm thật.”
-Còn ngay mai, anh cho anh đi theo chứ?
-Ừ, đi thì đi. Tôi cũng đang buồn vì không có ai đồng hành đi cùng. Nhưng cậu theo chân tôi vì tiểu thư Châu Anh, hay chỉ muốn thư giãn mấy hôm xả stress?
Tư Minh gãi đầu, bị Lâm Phong đoán trúng tim đen, cậu cười hề hề, đáp:
-Đúng là không có chuyện gì qua nổi mắt anh. Hy vọng trong chuyến đi lần này, tình cảm của bọn em khai hoa kết nhuỵ!
Lâm Phong phì cười, gì mà khai hoa kết nhuỵ? Phải chăng Tư Minh đang tự gạt mình? Song cậu không nói gì mà chỉ nhìn Tư Minh cười. Dù là lý do gì đi chăng nữa, miễn sao Tư Minh cảm thấy vui là được.
Đợi Tư Minh ra khỏi phòng, Lâm Phong bấy giờ mới rút khăn tay từ trong túi đưa lên lau mồ hôi. Sắc mặt trắng bệch như người bệnh.
——
Đêm nay, gió lạnh lùa vào phòng làm cho ông Hữu mất ngủ. Chẳng hiểu sao trong long ông cứ cảm thấy bất an từ sau khi công an đến nhà áp giải con trai mình đi. Mặc dù quen biết nhiều quan chức tai to mặt lớn trong thành phố, và sẽ không có ai dám làm khó con trai mình, thế nhưng ông lại luôn có cảm giác chuyến đi lần này lành ít dữ nhiều, thậm chí đôi lúc ông còn nghĩ con trai mình sẽ mạt vận.
Đằng nào cũng mất ngủ, ông Hữu bèn gọi điện cho lão thầy Chom-Bay.
-Alo! Kế hoạch ngày mai, thầy và thằng Sơn chuẩn bị xong chưa?
Lão Chom-Bay trả lời:
-Xong cả rồi, ông cứ yên tâm. Nhưng sao giờ này ông gọi cho tôi? Hay ông có gì muốn nói:
-Không…không…tôi chỉ mong chuyện này kết thúc càng sớm càng tốt. Thầy cũng biết dạo gần đây gia đình tôi liên tục gặp khó khăn, tình cảm bị chia rẽ, anh em trong nhà lục đục hơn thua.
Lão thầy Chom-Bay vội trấn an:
-Ông đừng suy nghĩ quá kẻo bệnh. Những lúc này mình càng phải cố gắng.
-Tôi biết mà thầy.
Ông Hữu vừa nói dứt câu, cánh cửa sổ đang yên bỗng bị bung chốt, va đập rầm rầm vào tường vỡ cả kính. Bất giác ông Hữu giật mình ớn lạnh, khi thấy có một cái bóng trắng toát vừa mới lướt nhanh ngang qua cửa sổ.
Mồ hôi mồ kê vã ra như tắm.