Người Âm Mai Mối

Chương 27



Mặt chú Công đang buồn ủ rũ bỗng vui tươi hơn hẳn. Chú Công buông cây thuổng xuống đất, khom người dùng tay vét sạch đất ở xung quanh chỗ vật vừa chạm tới.

Miệng liên tục hối thúc:” Mau, mang đèn lại đây cho anh.”

Thím Mười cuống quýt đứng dậy, nhanh nhảu đáp:” Vâng..vâng..em đi lấy ngay.”

Đèn dầu vừa đưa tới, vật dưới hố sâu dần hiện ra trước mắt. Chú Công nói:” Vặn đèn to lên em.”

Thím Mười làm theo, tay vừa vặn vừa đáp:” Vâng, vâng!”

Dưới ngọn đèn dầu leo lét sáng, họ trông thấy rõ đó là một chiếc hũ sành màu nâu sẫm, bên trên còn có nắp đậy kín. Nếu không phải khi nãy do chú Công bất cẩn để mũi thuổng chọc vỡ một góc, thì chắc có lẽ chiếc hũ sành này vẫn còn nguyên.

– Nó đựng gì bên trong nhỉ?

Chú Công thắc mắc hỏi. Nhấc chiếc hũ lên lắc lắc mấy cái nghe ngóng tiếng động bên trong. Nhưng bên trong chẳng hề phát ra tiếng động, mà chiếc hũ lại nặng tay đáo để.

Thím Mười:

– Anh đập nó vỡ đi, đằng nào thì cũng bị mẻ một miếng rồi.

– Ừ! Thế anh đập nó nhé!

Dứt lời, chú Công đặt chiếc hũ sành xuống nền đất, dùng thuổng một nhát đập vỡ chiếc bình. Trong nháy mắt nó vỡ thành trăm mảnh, văng tung toé vương vãi khắp nền nhà.

– Đâu..đâu..xem có gì không?

Cả hai hớn hở, vừa hồi hộp vừa sợ hãi vì không biết bên trong có chứa gì. Lúc đó, tim thím Mười đập thình thịch, tựa như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, đó là lúc thím hồi hộp hơn sợ hãi.

Họ thất vọng, khi phát hiện bên trong chẳng có gì ngoài mảnh giấy cũ rích đã ngả sang màu vàng cánh gián, được gấp phẳng phiu làm bốn.

Chú Công ngồi phịch xuống đất, hai tay ôm đầu gối, miệng thở dài. Thất vọng tràn trề.

Thím Mười gạt bụi bặm, nhặt mảnh giấy gấp bốn đưa lên miệng thổi phù phù, rồi mở nó ra xem.

Trong mảnh giấy chỉ có mấy chữ được viết nguệch ngoạc:” Vừa lòng chúng mày chưa? Thứ ác ôn.” Đọc xong, thím Mười tức đến muốn ói máu, sắc mặt thay đổi hẳn. Té nát mảnh giấy trong cơn tức giận.

Miệng lèm bèm chửi thề:

– Khốn nạn, không ngờ chúng ta lại bị mụ già kia chơi xỏ một vố.

Chú Công ngạc nhiên, hỏi:

– Trong đó viết gì thế? Sao em phải tức giận vậy chứ.

– Mụ già ấy trêu ngươi chúng ta đấy. Chết tiệt thật. May mà mụ ta chế/t rồi, chứ không thì biết tay con này.

Lời thím Mười vừa dứt, giọng cười ma quái vang lên ngay bên tai, chẳng mấy chốc tiếng cười bao trùm lên khắp gian nhà. Tiếng cười lúc trầm, lúc bổng, có lúc lại như từ cõi ân ti vọng về sâu thăm thẳm, làm cả hai giật thót mình nhảy bổ vào nhau, choàng tay ôm cứng ngắc.

– Ai..ai..đấy?
Chú Công lắp bắp hỏi.
– Anh ơi, nó là ma, là ma, chính con ma này đẩy ngã em mấy lần.
Thím Mười toàn thân run cầm cập, thốt mãi mới thành câu.

Chú Công đẩy thím Mười ra, quơ tay nắm lấy cái thuổng, ánh mắt đảo như rang lạc nhìn bao quát xung quanh gian buồng, nuốt nước miếng sợ hãi cất tiếng hỏi lần nữa:

– Tôi hỏi là ai? Mau ra đây!

Tiếng cười im bặt. Chỉ còn lại tiếng gió rít qua mành, thổi thốc vào qua ô cửa sổ, làm tấm vải che chắn bên trên bay phần phật trong gió. Luồng gió rít ấy mang theo khí lạnh ngắt, báo hại hai người so vai rùng mình.

– Thôi anh về đây. Nhà em ghê quá. Có ma thật đấy.

– Anh Công, đừng về. Đợi em tí.

Thím Mười níu tay tình nhân nhưng bị chú Công phắt ra, rồi nhanh chân bước ra ngoài. Chớp mắt một cái, thím Mười đã không còn trông thấy bóng dáng người tình đâu nữa.

Khung cảnh trở lại vẻ bình thường vốn có. Tiếng gió rít ngưng bặt, đôi mắt trong veo trong đêm cũng biến mất. Ngoài hơi thở hổn hển vì sợ hãi và tiếng nhịp tim đập thình thịch của thím Mười ra, thì không gian bốn bề bỗng trở nên lặng phắc như tờ.

Nhìn mớ hỗn độn ngổn ngang trong buồng ngủ của cụ Doãn, thím Mười lại tức đến sôi máu, hận không có chỗ để trút giận.

Hôm sau, thím Mười đưa con gái sang nhà mẹ chơi, dặn bà Phấn cho mình gửi Thuỳ Dung ở bên bà ngoại mấy bữa, vì nhà có việc bận. Còn hai chị em Tường Vân hằng ngày thím Mười bắt đi nhổ cỏ ngoài đồng, dặn 11h trưa mới được về nhà.

Thím Mười làm vậy là vì sợ bọn trẻ nhìn thấy cảnh buồng ngủ của bà nội bị mình đào xới tung toé, mất công chúng nó lại thắc mắc hỏi dồn, thím lười giải thích. Chia công việc xong, thím Mười chạy đi mua bao xi măng và bao cát về nhà, với mong muốn làm lại nền nhà trong buồng mẹ chồng như cũ.

Vài ngày sau, trên đường sang nhà mẹ đón con gái, lúc thím Mười đạp xe đi ngang qua điện thờ Mẫu nhà bà thầy cúng trong làng, thấy đám đông bu kín lại xem làm bản tính tò mò trong con người thím Mười trỗi dậy.

Thím Mười vội dựng xe sát bờ rào, chạy đến kéo một người dân đứng xem ở đó ra và hỏi:

– Này! Có chuyện gì ở đây thế? Sao đông người đứng xem như vậy hả cô?

Người kia đáp lời:

– Cô Mười không biết thật hả? Có người ở làng bên bị vong nhập, hôm nay được người thân chở sang đây nhờ bà đồng Loan gỡ vong đi đấy.

Thím Mười bĩu môi, liếc mắt nhìn vào vẻ khinh khỉnh. Xưa nay thím chưa hề tin rằng bà đồng Loan biết xem bói, gỡ vong, càng không ưa khi bị bà đồng phán rằng chính bởi vì chú Mười chồng của thím, đem con rắn bắt được ở bờ suối chỗ cạnh giếng hoang đem đi bán, nên bảy cô công chúa sơn trang nổi giận mới bỏ đi hết, không còn ngự ở giếng. Từ đó tai hoạ liên miên ập xuống, thương vong không tránh khỏi.

Thím Mười “hừ” tiếng, quay người bỏ về. Lúc này trong điện bà đồng cũng đã cúng gỡ vong xong, thấy thím Mười sắp đạp xe đi bà đồng ngoắc tay gọi với theo:

– Chị Mười đấy à! Tới rồi thì vào đây tôi bảo.

Thím Mười khựng lại, lẩm nhẩm trong miệng:” Con mụ già này, sao mắt mụ ấy tinh như cú vọ. Người đông như thế vẫn nhìn thấy mình.” Nghĩ vậy thôi, chứ thím Mười quay lại cười hề hề, cất tiếng hỏi:

– Ất chết! Tôi lại phiền bá Loan rồi.

Bà đồng cười nhạt, nói:

– Có phiền gì đâu, vào đây tôi gieo quẻ cho.

Thím Mười không vào, cứ đứng nó rồi nói vọng tới:

– Thôi! Chỉ đi ngang qua đây thôi, nào muốn xem quẻ.

Bà đồng cười, bảo:

– Bụt gần nhà không thiêng chứ gì? Nhà chị không vào xem thì thôi, cơ mà nhà chị sắp có chuyện vui đấy.

Nụ cười trên môi thím Mười tắt hẳn. Không biết bà đồng nói vậy là đang ám chỉ điều gì. Bèn cất tiếng hỏi lại:

– Bá nói vậy là sao? Mẹ chồng tôi còn chưa biết sống chết thế nào thế mà bá cứ phán bừa?

Nói đến đây, thím Mười lại làu bàu trong miệng, nhưng chỉ đủ một mình thím ấy nghe thấy:” rõ cái loại thầy dởm, bói toán gì tầm này.”

Bà đồng như hiểu được bụng dạ thím Mười đang suy tính và nghĩ ngợi điều gì, bèn nở cười khinh khỉnh và nói:

– Trước giờ chị không tin lời tôi nói thì cũng đành chịu. Nhưng mẹ chồng chị bà cụ vẫn còn sống đấy, chỉ là chưa đến lúc xuất hiện thôi.

Đám đông hết nhìn bà đồng ngạc nhiên rồi lại nhìn sang chỗ thím Mười đứng. Những người trong làng có mặt ở đó thì mừng cho thím Mười, số còn lại là khách vãng lai lui đến, họ chỉ tò mò về câu chuyện giữa hai người.

Thím Mười cười trừ, nói với bà đồng trước khi đi:

– Tôi tưởng bá đoán ra chỗ u tôi đang ở, chứ phán u tôi còn sống thì ai chả phán được. Các bác nhể?

Nói xong thím Mười cười hì hì, leo lên xe bỏ đi. Bà đồng Loan nhìn theo bóng lưng của thím Mười, thở dài buồng hai từ” oán nghiệt” rồi quay vào điện.

Trên đường sang nhà mẹ, thím Mười mãi suy nghĩ về lời bà đồng nói, bụng dạ thím lại nóng như có lửa đốt. Song thím Mười tự trấn an bản thân mình:” Thôi kệ, bói ra ma, quét nhà ra rác. Lời bà ta nói có mấy câu là thật. Mụ già ấy chưa chế/t thì cả tuần nay mụ ấy sống ở đâu? Ăn nhờ ở đậu phương nào mà không mò về. Chỉ giỏi cái mồm hù dọa người khác.”

Cuối cùng bật ra hai từ thành tiếng” Xí..tao khinh!”

Bẵng đi một thời, khoảng hơn 1 tháng sau.

Vào một đêm gió bão bùng. Khi mọi đang người chìm vào giấc ngủ say thì đôi tình nhân nằm dưới manh chiếu trải dưới nền nhà tâm sự.

Thím Mười báo tin vui cho chú Công:

– Anh này, anh sắp lên chức bố rồi đấy!

Chú Công đang phê sau trận mây mưa, nghe thấy thím Mười nói thế bỗng giật nảy mình ngồi phắt dậy:

– Em nói thật hả Thuỷ?

Thím Mười mỉm cười gật đầu:

– Chuyện này thì làm sao em nói dối anh cho được. Anh là bố đứa bé trong bụng em đang mang kia mà.

Thấy thái độ của chú Công không mấy vui, thím Mười làm mặt giận, nói giọng hờn trách:

– Hay anh không thích em sinh nó ra, thì cứ bảo với em một tiếng, em phá nó đi.

Biết thím Mười đang dỗi, chú Công nằm xuống kéo thím Mười vào lòng, cười xòa nói:

– Em nghĩ vậy oan cho anh quá. Chỉ là anh hơi bất ngờ thôi Thuỷ à.

– Ứ ừ, chứ không phải anh còn thương nhớ hai mẹ con cô ấy nên không muốn có đứa con này à?

Chú Công chẹp lưỡi:

– Đâu có…anh bất ngờ thật mà, nhưng anh vui. Tuy bây giờ chúng ta công khai mối quan hệ này có hơi sớm, nhưng mà thôi, đằng nào chuyện cũng đã rồi, gạo đã nấu thành cơm, đạp lên dư luận mà sống.

Thím Mười nghe xong vui phải biết.

Đầu thím Mười vừa ngả vào lòng nhân tình bỗng tiếng gậy gỗ lộc cộc ngoài hiên vang lên, kèm theo tiếng gọi quá đỗi quen thuộc.

– Mười ơi, mở cửa cho u. U về rồi đây con ơi..ii..i.. hề hề hề..


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner