Lão Công:
– Là mẹ chồng mày đó. Bộ mày không biết bà ta đã hoá Quỷ rồi hử? Hoá Quỷ ngay từ cái ngày tao với mày bày mưu sát hại bà ấy.
Thay vì đi lên công an tố giác tội ác của mụ Mười, thì lão Công không cảm thấy thỏa mãn cơn tức, nên ông ta muốn tự mình xuống tay xử lý hai mẹ con mụ Mười để trả thù cho vợ con, mới mong nguôi ngoai đi nỗi đau.
– Thằng khốn, tao liều mạng với mày!
Mụ Mười vừa chồm người toan đẩy lão Công ra nhưng ông ta sức đàn ông khỏe hơn lại ghì chặt mụ Mười ngồi xuống cũ, nhìn thẳng gương mặt đầy căm phẫn kia mà rằng.
– Bà ta nói với tao, năm đó đứng giữa sự sống và cái chết nên bà ta đã giao ước với Quỷ, đồng ý dâng hiến tấm thân già cằn cỗi đó đổi lại nó sẽ bảo vệ hai đứa cháu của bà ấy. Đầu tiên bà ta sai tao đánh ngất con bé Dung sau đó giấu nó vào một góc, tiếp đến viết lá thư có nội dung” muốn biết sự thật về cái chế.t của chú Mười thì ra cái chòi canh dưa ngoài đồng sẽ rõ” vậy là hai chị em nó ra khỏi nhà, chính tao đánh ngất hai đứa nó, trói lại, giấu ở cái chòi hoang. Sau đó tao bồng con gái mày vào nhà, thay quần áo của Tường Vân cho nó mặc, cố ý để hở cửa sổ tiếp tay cho mày. Ha ha…
Mụ Mười gào lên trong tuyệt vọng.
– Đó không phải sự thật, tao giế.t mày…tao sẽ giế.t mày thằng khốn.
– Ha ha..đó chính là sự thật, bà ta hoá quỷ rồi nên hễ thấy ai muốn làm hại hai đứa cháu thì bà ta sẵn sàng ra tay trừng phạt. Mày nhớ hai thằng niên chế.t trẻ đầu tiên ở gốc cổ thụ chứ? Chính là hai thằng vào nhà cụ ấy tính ăn trộm và dở trò đồi bại với cái Vân đấy. Tiếp đến là mấy thằng lông bông ở chỗ lò gạch tụi nó làm việc, cũng bị bà ta sát hại khi bọn chúng có âm mưu bắt cóc cái Vân đấy. Đến vụ gần đây nhất mày nhớ không? Hai thằng thanh niên gặp tai nạn chế.t ở đoạn gốc cây cổ thụ ấy, là do bà ta dùng mạng hai đứa nó tế quỷ đấy. Khà khà…
– Mày im đi thằng khốn. Tao không tin, tao không tin bà ta làm được như vậy.
Lời thím Mười vừa dứt, tiếng còi hú xe cảnh sát từ đằng xa vọng đến làm cả hai giật bắn mình. Lão Công khi đó mới kéo mình về thực tại, ông ta vẫn chưa muốn đối diện với công an nên đã chọn cách bỏ trốn, nhưng trước khi bỏ chạy khỏi đó lão đã trói mụ Mười ngồi trên ghế. Ra đến cửa lão ngoảnh lại nhìn mụ Mười lần cuối, khóe môi khẽ hiện ra một nét cười quái dị. Lúc đó chả hiểu sao mụ Mười lại liên tưởng gương mặt lão Công thành gương mặt mẹ chồng mình, lắp bắp nói:
– Ông là…bà bà…chưa chế.t? Không, không thể như vậy được.
Lão Công cười khục khặc, không nói thêm lời nào nhanh chóng tẩu thoát.
Người dẫn công an tới bắt mụ Mười không ai khác chính là ông trưởng thôn cùng, bên cạnh ông ấy còn có rất nhiều người dân trong thôn đến xem. Họ chỉ trỏ vào người đàn bà đang bị công an đọc lệnh bắt chửi bới thậm tệ không thương tiếc.
Lúc mụ Mười bị tra tay vào còng số 8 cũng là lúc hai chị em Tường Vân xuất hiện. Mụ Mười nhìn họ cười như điên dại, lảm nhảm trong miệng:” Tao thua rồi, tao thua rồi, nhưng tao không cam tâm. Con gái tao lại bị huỷ hoại dưới tay tao, tại sao nó không phải là mày. Cha con ông trưởng thôn chính là người quay lại đoạn video mụ Mười thú nhận tất cả tội lỗi của mình hôm đến bệnh viện thăm Tường Vân và tình nghe thấy, họ đã giao bằng chứng lại cho bên phía công an.
Song nỗi đau lớn nhất mà mụ cảm nhận được lúc này chính là tự tay mình đã huỷ hoại đứa con gái duy nhất. Mụ sẽ phải trả giá đắt cho những tội ác mình gây ra và sống trong nhà lao với nỗi dằn vặt đến cuối cuộc đời.
Khi mọi người quay lại làng thì bắt gặp thêm một toán công an tới nhà Nghĩa bắt cậu ta. Lúc công an áp giải Nghĩa ra xe, khi đi ngang qua chỗ Tường Vân thình lình Nghĩa khựng lại. Cậu đưa cho Tường Vân chiếc cúc áo nhìn cô mỉm cười nói:
– Cậu mãi mãi là thiên thần trong lòng tớ. Mặc dù tình yêu đơn phương này mình mãi mãi không có cơ hội bày tỏ với cậu, nhưng ở đâu đó luôn có người dõi theo và muốn cậu sống thật hạnh phúc. Đó là niềm vui và động lực của mình. Tạm biệt Vân, tạm biệt mọi người.
Tường Vân nắm chặt chiếc cúc áo bật khóc, cô nhìn theo Nghĩa, gọi lớn:” Nghĩa, cậu nhớ cải tạo tốt nhé, chỉ cần cậu có ngày về chúng ta vẫn có cơ hội ngồi cùng nhau ôn lại những kỉ niệm.”
Nghĩa không quay lại, Tường Vân nhìn cúc áo trong lòng bàn tay mỉm cười, nụ cười chan hòa trong nước mắt. Đó là chiếc cúc áo năm xưa Tường Vân nhảy xuống ao nắm tóc kéo Nghĩa lên lần bị Dung lén đẩy xuống. Khi tỉnh dậy, trong tay cậu vẫn nắm chặt cái cúc áo, hỏi ra mới biết người cứu mạng mình chính là Tường Vân. Kể từ ngày đó cậu xem Tường Vân như một thiên thần sống mãi trong lòng mình.
Tiếng xe cảnh sát đi xa, chỉ còn tiếng bàn tán xôn xao của dân làng và tiếng gào khóc của bà Phấn cùng con dâu trong nhà dội đến. Bây giờ thì bà ấy đã biết thế là nào nhân quả, thế nào đời cha ăn mặn đời con khát nước, song tất cả đã muộn.
Lão Phớt say tay cầm chai rượu lên tu ừng ực, lù lù xuất hiện chặn Tường Vân, một mực bắt cô đưa về nhà. Tường Vân ngạc nhiên nói:
– Cụ ơi, nhà con vừa bị cháy rồi, hiện tại con sống tạm nhờ nhà cô Đào.
Lão Phớt xua tay, giọng lè nhè:
– Cháy rồi cũng dắt về. Ta không muốn đến đâu cơ mà bà già ấy cứ bắt ta phải đến.
Tường Vân há hốc miệng ngạc nhiên:
– Cụ nói vậy là sao ạ? Ý cụ nói bà nội cháu bảo cụ đến tìm cháu ư?
– Chớ sao nữa, ta già rồi, làm sao đánh nổi đám yêu ma quỷ quái ngoài kia. Bà nội cháu hăm doạ ta, nếu không đến nhà cháu chỉ cho cháu chỗ bà ấy cất giấu của thì ngày nào bà già ấy cũng kéo đám ngạ quỷ đến nhà ta gào thét. Chói tai buốt óc lắm, cái âm thanh ấy nó rất ghê rợn, tóm lại có nói cháu cũng không cảm nhận được đâu.
Nói xong lão Phớt chắp tay sau mong bước đi te te chẳng đợi Tường Vân đồng ý hay không. Đoạn, hai người đến căn nhà bị cháy cũng là lúc trời nhá nhem tối. Lão Phớt không vội vào trong xem, mà cứ đứng chôn chân ở sân, mặt hướng lên chỗ cái giếng hoang nói chuyện lảm nhảm một mình.
Tường Vân đứng nhìn theo, hết trông theo hướng mặt lão Phớt nhìn lại quay lại nhìn lão Phớt một cách đầy kinh ngạc, song cô vẫn đứng lặng thinh kiên nhẫn quan sát.
Một lúc sau lão Phớt quay lại nói với Tường Vân:
– Cháu sắp có tình duyên rồi đấy.
Vừa nói lão Phớt vừa đi vào trong nhà.
– Cháu ư? Hôm cái Trúc dẫn cháu đi xem thầy, thầy phán cháu bị mắc đằng dưới( duyên âm ) phải đi cắt mới hết.
– Thế cháu có đi hay không?
– Có chứ ạ! Lần đó thầy phán cháu có tới 2 vong theo, một vong lớn tuổi và một vong trẻ con.
Lão Phớt cười xòa:
– Thầy nào mà phán linh ta linh tinh thế hử? Khi nào người ta vướng duyên âm thì mới cắt thôi chứ, còn hai vong kia đi theo cháu là để trả ơn, bảo vệ cháu.
Tường Vân nghe xong ngạc nhiên quá đỗi, biết cô chưa hiểu nên lão Phớt nói tiếp:
– Ngày xưa cháu thả 1 con ếch ra phải không? Nó không phải là con ếch bình thường đâu nhé, nó là con ếch sống trong giếng thần kia kìa, xuất thân của nó cũng không hề tầm thường bởi nó cháu trai của ông thổ địa ở vùng đất này.
Khi đó Tường Vân nhớ lại giấc mơ trong đêm mình được người khuất mặt báo mộng, bảo cô đi thả con ếch bị nhốt trong giỏ ra sau này sẽ báo ân. Ngày đó Tường Vân đâu nghĩ gì nhiều, cứ làm theo như có người điều khiển. Cũng vì chuyện thả con ếch mà cô bị thím Mười đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, giờ mỗi khi nhớ lại cô vẫn nổi da gà.
– Năm đó cháu không biết đó là ếch thần, nhưng không hiểu sao có người mách bảo cháu thả nó ra nên cháu đi thả ếch ra thôi.