Trùng Sinh Trở Về

Chương 4



6.

Nguyên quán của Thẩm gia là ở miền sống nước Giang Nam.

Trước đây vào mỗi năm nữ quyến trong phủ đều sẽ hồi hương du ngoạn một chuyến.

Mà lần này quay về lại không phải vì ở ẩn.

Rồng ẩn mình ở vực sâu, quân tử chờ đợi thời cơ mà hành động.

Những ngày này ta thường hay nghĩ, kiếp trước Thẩm Trường Ninh vì tin một nam nhân mà c.hết, khó khăn lắm mới có cơ hội sống lại

Nhân gian thường nói, biết sớm chuyện ba năm, phú quý vạn năm.

Tỷ ấy không muốn nhân cơ hội này mà nắm giữ vận mệnh của bản thân, mà trái lại lại lựa chọn giao vận mệnh của bản thân mình vào tay một nam nhân.

Những thoại bản mà trước đây ta từng đọc cũng như vậy, phúc phận lớn nhất của nữ tử chính là gặp được một nam tử yêu bản thân mình.

Bất hạnh lớn nhất của nữ tử cũng chính là nam nhân này thay lòng đổi dạ.

Cách báo thù của nữ tử hoặc là tìm một nam nhân khác ưu tú hơn để mở mày mở mặt; hoặc là dứt khoát c.hết đi, kết thúc tất cả.

Mà trượng phu trước đấy dày vò nàng ta, bởi vì cái c.hết này mà lại tỉnh ngộ.

Rồi vạn phần đau khổ, trăm phần hối hận.

Dường như cuộc đời của nữ tử nhất định phải có mối liên quan tới nam nhân này.

Có thể khiến nam nhân này có tình cảm với nàng, chính là phần thưởng lớn nhất cho nàng ta.

Nhưng ta đọc hết tất cả các cuốn sách, lại chưa từng đọc được có nam nhân nào vì để gặp được một nữ tử mà tình nguyện dùng cái c.hết để đe dọa cả,

Những thoại bản khuê các, nữ giới nữ huấn đó, coi nữ tử khờ dại mà yêu nam nhân ấy trở thành trung trinh liệt nữ.

Mà trong những cuốn sách thánh hiền mà nam tử đọc lại vô cùng coi thường những hành vi này.

Cho rằng nam nhân chỉ biết nữ nhi tình trường là “lòng không có trí lớn”, “yếu ớt vô năng”, “kẻ đàn bà ẻo lả”

Đúng là vô sỉ, nực cười cùng cực.

Nữ tử trên đời này nếu thực sự tin tưởng những lời vớ vẩn đó mà nam tử bịa ra, vậy thì không thể thoát khỏi cảnh làm nô bộc cho chúng, dâng mình cho chúng làm đồ chơi mà giẫm đạp dưới chân.

Ta thu hết những cầm kì thi họa ở khuê phòng, vứt hết chuyện nữ hồng trù nghệ ra sau đầu bắt đầu bước vào thư phòng, cầm lấy tứ thư ngũ kinh lên.

Dần dần dưới sự chỉ dạy của phụ thân, huynh trưởng, bắt đầu học binh pháp, cưỡi ngựa bắn cung.

Ban đầu cũng có người chỉ trỏ. Cho rằng nữ tử học những điều này đúng là làm trò cười cho thiên hạ, làm gì có quý nữ thế gia nào lại học những thứ này?

Nhưng trong lòng ta từ đầu tới cuối chỉ có một tiêu chuẩn.

Một chuyện, tốt hay không tốt.

Ta không thể thấy người khác nói thế nào, mà phải xem người ta làm thế nào.

Miệng họ nói nữ tử học tứ thư ngũ kinh, học binh pháp cưỡi ngựa bắn cung là nực cười, nhưng bản thân lại cảm thấy tự hào vì có thành tựu ở phương diện này.

Miệng họ nói, nữ hồng trù nghệ mới là thứ hiền thê lương mẫu nên học, nhưng nếu là một nam tử, thể hiện rằng mình có hứng thú với chuyện này, chắc chắn sẽ bị người ta chê cười.

Chuyện tốt sẽ không vì người làm là nữ tử mà trở thành chuyện xấu

Chuyện xấu cũng sẽ không vì người làm là nữ tử mà trở thành chuyện tốt.

Chẳng qua chúng dùng loại thủ đoạn này để thuần hóa nữ tử thành dáng vẻ chúng muốn mà thôi.

Thật là đáng c.hết.

Nếu như thực sự tin những lời này thì đời đời kiếp kiếp cũng chỉ có thể làm một nô bộc thế thôi.

7.
Thẩm gia ẩn mình ở Giang Nam tròn ba năm.

Trong ba năm này Thẩm gia chỉ làm hai chuyện

Thứ nhất là dùng hết khối tài sản khổng lồ.

Ông ngoại ta là hoàng thương thời đó, tiền tài có thể sánh bằng với hoàng gia.

Ông ngoại mất sớm chỉ có một nữ nhi duy nhất là mẫu thân ta, thế nên bà được kế thừa khối tài sản khổng lồ này.

Kiếp trước, Thẩm gia bị diệt tộc một phần nguyên nhân cũng đến từ sự giàu có này.

Mà kiếp này so với việc chờ hoàng đế tịch thu hết tài sản, chi bằng Thẩm gia tự mình quyên hết chúng đi.

Đương kim hoàng đế vô đụng dốt nát, dân chúng lầm than.

Sau khi Thẩm gia tới Giang nam đã chủ động quyên tiền sửa đê điều, khai thông kênh mương, xây dựng học đường. Còn xây dựng vô số các thiện đường ở khắp nơi để thu nhận và nuôi dưỡng trẻ bị vứt bỏ, trẻ mồ côi, người già và những nữ tử đáng thương không có nhà để về.

Gặp phải hạn hán lũ lụt thì chủ động cứu tế.

Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi cả vùng Giang Nam không có ai không biết tới Thẩm gia.

Bách tính chủ động lập sinh từ (*) cho Thẩm gia, coi Thẩm thị là phụ mẫu tái sinh.
(*) Là miếu lập ra để cúng tế cho người vẫn còn sống, biết ơn công lao của họ

Dân gặp nạn ở khắp nơi cũng lũ lượt kéo tới Giang Nam.

Nhất thời có rất nhiều bách tính biết tới danh Thẩm gia chứ chẳng biết Thiên tử là gì.

Danh tiếng của Thẩm gia vương cao không gì có thể sánh bằng.

Tuy nhiên, ta lại không hề lo lắng chuyện này sẽ khiến hoàng gia cố kị, bởi vì những việc thiện này hoàn toàn là do gia quyến của Thẩm gia ra mặt thúc đẩy.

Bên ngoài họ ca ngợi Thẩm gia ta là “tấm lòng Bồ Tát”, “giàu lòng nhân ái”, nhưng sau lưng lại khịt mũi nói, đây là “nhu nhược yếu hèn”.

Thậm chí có một số người còn bắt đầu nghĩ:

Thẩm gia giao ra binh quyền, lại cho đi cả tiền tài là điềm báo cho việc chưa sa sút.

Nữ tử Thẩm gia, từ một gia tộc có hàng trăm họ tới cầu thân, cũng dần dần không còn ai hỏi tới.

Nếu như những việc này do phụ thân, huynh trưởng ta ra mặt vậy thì chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng:

Thẩm gia vừa có quyền thế lại có tiền tài, hiện giờ lại bắt đầu lôi kéo lòng dân, sợ là đang có ý mưu phản.

Cùng một chuyện, chỉ bởi vì người làm khác nhau, mà thái độ cũng có sự khác biệt lớn như vậy, thật là nực cười.

Tuy vậy, ta tin rằng tấm lòng của bách tính là sáng suốt nhất.

Ai là người đối tốt thực sự với họ, thì họ sẽ tự khắc biết ơn.

Chuyện thứ hai mà Thẩm gia làm ở Giang Nam chính là nuôi binh.

Đương nhiên không thể quang minh chính đại mà nuôi binh được.

Mấy vị huynh trưởng giả vờ là công tử bột, ngày nào cũng trầm mê trong đấu đá chơi bời.

Có hiệp sĩ hào kiệt nhân gian để dựa dẫm, họ không tiếc ngàn vàng để mời những hiệp sĩ giang hồ ấy.

—còn tiếp—


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner