Vãn Vãn

Chương 3



2.

Đầu tháng ba, thời tiết ở kinh thành bắt đầu ấm lên, Dư Diên Nhi nói hoa đào trên núi Kê Minh đã nở, rủ ta cùng đi ngắm hoa.

Hoa đào ngoài thành đã nở rồi sao? Ta nhìn cây đào trong viện vừa chớm lộc xanh, chìm vào suy tư. . .

Ngày mồng ba tháng ba, đúng ngày nhị ca được nghỉ, ta bèn rủ Nhị ca cùng đi ngắm hoa đào trên núi Kê Minh. Dư Diên Nhi thấy ta dẫn Nhị ca theo, gương mặt nàng không giấu nổi vẻ vui mừng.

Dư Diên Nhi là thứ nữ nhà Thái phó, Nhị ca từng theo học ở học xá của Thái phó, Dư Diên Nhi ngay lần đầu gặp Nhị ca tuấn tú lịch sự của ta đã phải lòng ngay.

Trong kinh, ta không có người bạn nào thân thiết, Dư Diên Nhi thích Nhị ca ca của ta, nên thường xuyên qua lại với ta. Dư Diên Nhi có khuôn mặt trứng ngỗng ngọt ngào, đáng yêu, tính cách hoạt bát, thẳng thắn, lại rất nghĩa khí, là một cô nương rất dễ mến.

Hoa đào trên núi Kê Minh rất nổi tiếng, cây trên núi đã nở hoa, khắp nơi được bao phủ bởi hoa đào, núi Kê Minh như được khoác lên mình một tấm áo lụa màu hồng phấn.

Hôm nay thời tiết rất đẹp, ánh nắng ấm áp, gió thổi nhẹ nhàng.

Dưới chân núi, người đến ngắm hoa đông như trẩy hội.

Ba chúng ta vừa ngắm hoa vừa đi dạo, cạnh bìa rừng có những sạp hàng bán những món đồ nho nhỏ về hoa đào, như trâm gỗ khắc hình hoa đào, rượu hoa đào, bánh ngọt hình hoa đào.

Chúng ta mua một ít bánh, vừa đi vừa ăn. Bỗng nhiên, ta thấy một bóng dáng quen thuộc trong đám đông đang tiến về phía chúng ta, liền muố kéo Dư Diên Nhi đi hướng khác.

Nào ngờ, Dư Diên Nhi đã lớn tiếng gọi: “Biểu ca!” Vừa gọi, nàng vừa vẫy tay rối rít.

Người cách đó không xa nhìn thấy Dư Diên Nhi, bèn xuyên qua đám đông bước tới.

Người đến chính là Tần tiểu công gia Tần Hoài, là bà con xa của nhà Dư Diên Nhi, Dư Diên Nhi thường gọi hắn một tiếng “biểu ca”, người này trông thì đường hoàng, nhưng lại có tiếng phong lưu nhất kinh thành. Nhà Tần công quốc, gia quy nghiêm cẩn, thế mà Tần tiểu công gia vẫn có thể làm được chuyện “đi qua rừng hoa, lá không dính thân”.

“Diên Nhi muội muội, hôm nay sao lại rảnh rang đi ngắm hoa thế này?”

“Nghe nói hoa đào ở núi Kê Minh đã nở rộ, muội cùng Vãn Nhi tới xem.”

Ta cùng Nhị ca khẽ hành lễ chào Tần Hoài. Nam tử và nữ tử đi sau Tần Hoài cũng theo tới. Ta, Nhị ca và Dư Diên Nhi vừa thấy bọn họ liền chuẩn bị hành lễ.

Nhưng người kia ngăn lại, nói: “Ra ngoài không cần đa lễ.”

Nam tử chính là Tĩnh Vương mà mấy ngày trước ta gặp trong cung yến, Tĩnh Vương và Tần Hoài vốn lớn lên cùng nhau từ nhỏ, quan hệ rất tốt. Còn nữ tử bên cạnh là muội muội của Tần Hoài, tên là Tần Yên Nhiên.

Ánh mắt của Tần Yên Nhiên nhìn Tĩnh Vương mang theo sự ái mộ, trong khi sắc mặt Tĩnh Vương thì lạnh nhạt, đối lập hoàn toàn với sắc thắm của hoa đào bên cạnh.

Tần Hoài đề nghị mọi người cùng đến tửu quán gần đó ngồi chơi. Tửu quán tọa lạc dưới chân núi, một mặt hướng về rừng đào, mặt khác hướng về khe núi.

Chúng ta chọn một vị trí nhìn ra khe núi để ngồi xuống.

Ngoài cửa sổ, tầm nhìn thoáng đãng, non xanh nước biếc, khiến lòng người vui vẻ thoải mái, ta hướng về phía núi lớn hít một hơi sâu, không khí trong lành lấp đầy lồng ngực, khiến tâm tình thoắt cái trở nên khoan khoái vô cùng.

Niềm vui ấy chưa kịp kéo dài thì Tần Yên Nhiên bắt đầu giở trò.

“Cảnh sắc thế này, chi bằng chúng ta làm thơ, lấy hoa đào làm đề, ai thua thì phải phạt rượu.”

Ta vừa định từ chối, nào ngờ Tĩnh Vương lại đồng ý, ánh mắt còn hàm chứa ý tứ sâu xa nhìn ta một cái.

Đại lão đã đồng ý, ta cũng khó mà từ chối.

Tần Yên Nhiên là người mở đầu: “”Nhiễm nhiễm phương đường biến xuân thảo, dong dong lưu thủy trám đào hoa.”

Tần Yên Nhiên nỗing còn đắc ý nhìn ta, nàng vốn có tiếng là tài nữ ở kinh thành, đương nhiên có chút học thức trong người, còn ta lại mang tiếng là bao cỏ vô dụng.

Ta không bận tâm ánh mắt của nàng, nâng chén uống cạn một hơi, “Ta nhận phạt.”

Tần Yên Nhiên nhìn ta đầy giễu cợt, ta vẫn giữ vẻ lạnh nhạt, chẳng muốn đôi co.

Tới lượt Tĩnh Vương, ta vốn định thưởng thức văn thải của chàng, ai ngờ chàng chỉ lạnh nhạt nói: “Ta nhận phạt.” Sau đó uống một chén.

Ta kinh ngạc nhìn Tĩnh Vương, ánh mắt như chất vấn “Không phải vừa nãy ngài đồng ý chơi à?”

Tĩnh Vương lại liếc sang nơi khác, né tránh ánh nhìn của ta.

Tần Hoài, Dư Diên Nhi và Nhị ca đều làm được thơ, chỉ có ta và Tĩnh Vương nhận phạt.

Vòng thứ hai lấy “núi xanh” làm đề, ta vẫn nhận phạt, Tĩnh Vương cũng vậy.

Vòng thứ ba lấy “mùa xuân” làm đề, ta tiếp tục nhận phạt, Tĩnh Vương cũng nhận phạt.

Ba chén rượu vào bụng, đầu óc ta mơ màng, mặt đỏ như hoa đào, ánh mắt lấp lánh, khóe miệng treo nụ cười ngây ngô khi say.

Không hiểu bị làm sao mà ta lại nhìn Tĩnh Vương mà hỏi: “Đề mục đơn giản như thế, sao ngài lại không làm được? Ngài cố ý bắt chước ta à!”


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner